Câu 1: Nêu một số điểm tương đồng và khác biệt giữa hai thể loại phóng sự và nhật kí.
Trả lời:
Phóng sự | Nhật kí | |
---|---|---|
Điểm giống | - Ghi chép lại sự kiện đặc biệt, đề cao sự chân thực, sinh động - Thể hiện cảm xúc của cá nhân người viết | |
Khác nhau | - là loại ký ghi chép nhanh chóng vấn đề mang tính thời sự của một địa phương hay toàn xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức của cộng đồng về vấn đề đó - Đề cao tính chân thực, sinh động | - là thể loại ký mang tính chất riêng tư, đời thường nhiều nhất - Người viết ghi chép lại những sự việc đã, đang và sẽ diễn ra theo đúng trình tự thời gian, đồng thời sẵn sàng bộc lộ cảm xúc cá nhân và thêm vào những yếu tố chủ quan nhất định |
Câu 2: Điền thông tin phù hợp vào bảng sau (làm vào vở):
Trả lời:
Văn bản | Một số yếu tố phi hư cấu | Chủ đề | Cảm hứng chủ đạo |
---|---|---|---|
Con gà thờ | - Văn bản đã ghi lại những sự việc trong tục “lên lão" của một ngôi làng nọ, tục lệ này có liên quan đến tín ngưỡng của làng này. - Có số liệu xác thực về số cân nặng của con gà dùng để thờ cúng. - Miêu tả hành động luộc gà rất độc đáo. | Hủ tục của một làng quê Việt Nam trước cách mạng tháng Tám | - Lên án tố cáo - Bài trừ những hủ tục cả xã hội. |
Trên những chặng đường hành quân | - Những sự kiện đặc biệt - Những số liệu có thực - Những địa danh gắn liền với sự kiện lịch sử | Chiến tranh Việt Nam | Tự hào, vui sướng xen lẫn xao xuyến khôn nguôi khi đến tuổi nhập ngũ. |
Cái giá trị làm người | - Nạn thất nghiệp - Số phận người lao động trước cách mạng tháng Tám | Nạn buôn người và nghề đi ở | Xót thương, bi đát. |
Câu 3: Viết một đoạn đối thoại (khoảng bốn đến sáu lượt lời) giữa bạn và các bạn cùng lớp về việc viết nhật kí, sau đó phân tích đặc điểm ngôn ngữ thân mật trong đoạn hội thoại này.
Trả lời:
- Các bạn: Quyên xinh gái ơi, tớ thấy bạn giờ ra chơi nào cùng hí hoáy viết nhật kí, để làm gì vậy?
- Quyên: À, tớ có thói quen mỗi ngày đều ngồi viết nhật kí để ghi lại những kỉ niệm vui diễn ra trong ngày. Các cậu thử đi, thú vị lắm
- Các bạn: Tớ chưa viết bao giờ, viết khó không vậy bạn yêu
- Quyên: Ui, dễ lắm, nhật kí là quyển sách cảm xúc, các bạn chỉ cần ngồi nghĩ điều sẽ định viết rồi bày tỏ thái độ của bạn với vấn đề đó là xong rồi.
- Các bạn: Hấp dẫn nhỉ? Vậy để bọn tớ thử nhé! Cám ơn bạn nhiều nha
- Quyên: Hãy tạo ra những điều vui vẻ để cuốn nhật kí luôn chỉ có niềm vui thôi nhé!
=> Đoạn đối thoại trên đã sử dụng ngôn ngữ thân mật “xinh gái ơi” “bạn yêu. Từ đây thấy được mức độ thân thiết trong mối quan hệ tình bạn giữa Quyên và các bạn của mình.
Câu 4: Tóm tắt các yêu cầu về nội dung, hình thức của văn bản thư trao đổi về một vấn đề bằng sơ đồ hoặc bảng biểu.
Trả lời:
Yêu cầu | |
Nội dung | - Lần lượt trình bày rõ ràng, ngắn gọn các nội dung cần trao đổi. - Đề xuất cách giải quyết vấn đề - Đưa ra các lý lẽ, bằng chứng để vấn đề them sức thuyết phục. - Khẳn định quan điểm của bản thân về vấn đề. |
Hình thức | - Có đủ 3 phần: Mở đầu, nội dung, kết thúc. - Trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả. |
Câu 5: Thiết kế một tờ rơi thể hiện những điều cần lưu ý về vấn đề chọn trường hoặc chọn nghề, sau đó gửi đến bạn cùng lớp
Trả lời:
HS tự thực hiện.
Câu 6: Trình bày ý kiến của bạn về tác hại của việc bóp méo sự thật.
Trả lời:
Bóp méo sự thật có thể gây ra nhiều tác hại như sau:
1. Mất lòng tin: Khi sự thật bị bóp méo, mức độ tin cậy trong thông tin được chia sẻ giữa mọi người giảm đi đáng kể. Điều này có thể dẫn đến việc mất lòng tin lẫn nhau, làm suy yếu mối quan hệ.
2. Quyết định sai lầm: Các quyết định dựa trên thông tin không chính xác có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực, từ việc lãng phí nguồn lực cho đến hành động không phù hợp với thực tế.
3. Tác động tiêu cực đến xã hội: Trong xã hội, sự bóp méo sự thật có thể làm giảm niềm tin vào các tổ chức, chính trị, và thậm chí là hệ thống pháp luật, gây nên nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng.
4. Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần: Người nhận thông tin bị bóp méo có thể cảm thấy phẫn nộ, lo lắng hoặc bất lực, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.
5. Đạo đức và giáo dục: Nếu bóp méo sự thật trở thành hành vi chấp nhận được, điều này có thể làm suy giảm nền tảng đạo đức của xã hội và ảnh hưởng đến cách thức giáo dục thế hệ tương lai về sự trung thực và tính chính trực.