Tài liệu soạn bài ôn tập cuối học kỳ 2 tiết 1 được Đọc Tài Liệu biên soạn giúp các em học sinh nắm được kiến thức cần nhớ và gợi ý cách trả lời câu hỏi trang 162 SGK Tiếng Việt 5 tập 2.
I. Ôn tập kiến thức
1. Chủ ngữ
Chủ ngữ là bộ phận thứ nhất trong câu, nêu người hay sự vật làm chủ sự việc. Phần lớn danh từ và đại từ giữ chức vị là chủ ngữ trong câu, các loại từ khác, đặc biệt là tính từ và động từ (gọi chung là thuật từ) cũng có khi làm chủ ngữ. Trong trường hợp này, tính từ và động từ được hiểu như một danh từ. Chủ ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? Việc gì? Sự vật gì?...
2. Vị ngữ
Vị ngữ là bộ phận thứ hai trong câu, nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, bản chất, đặc điểm, v.v... của người, vật, việc nêu ở chủ ngữ.
3. Trạng ngữ
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm, nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, v.v.. Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK
Câu 1 - Trang 162 SGK
Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
(Học sinh tự học)
Câu 2 - Trang 162 SGK
Lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể theo những yêu cầu sau:
a) Câu hỏi của chủ ngữ hoặc vị ngữ.
b) Cấu tạo của chủ ngữ hoặc vị ngữ.
Gợi ý trả lời:
* Kiểu câu "Ai làm gì?"
* Kiểu câu "Ai thế nào?"
* Kiểu câu "Ai là gì?"