Trang chủ

Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

Xuất bản: 16/12/2021 - Tác giả:

Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo với hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 107 - 109 giúp các em có thể soạn văn 6 tại nhà.

Chủ đề: Soạn văn 6 Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn soạn văn 6 bài Ôn tập cuối học kì 2 trang 107 thuộc bài 11 bộ sách Chân trời sáng tạo được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục.

Soạn Ôn tập cuối học kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

Dưới đây là gợi ý trả lời các câu hỏi của bài học:

Câu 1. Chỉ ra yếu tố miêu tả và tự sự trong đoạn thơ sau:

Ngày Huế đồ máu,

Chú Hà Nội về,

Tình cờ chú cháu,

Gặp nhau Hàng Bè.

Chú bé loắt choất,

Cái xắc xinh xinh,

Cái chân thoăn thoắt,

Cái đầu nghênh nghênh,

Ca-lô đội lệch,

Môm huýt sáo vang,

Như con chim chích,

Nhảy trên đường vàng...

- “Cháu đi liên lạc,

Vui lắm chú à,

Ở đồn Mang Cá,

Thích hơn ở nhà!”

(Tố Hữu, Lượm)

Trả lời:

- Yếu tố miêu tả: ngày Huế đổ máu, chú bé loắt choắt, cái xắc xinh xinh, cái chân thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh, ca-lô đội lệch, mồm huýt sáo vang.

- Yếu tố tự sự: Cháu đi liên lạc, vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá, thích hơn ở nhà.

Câu 2. Nêu những điểm cần lưu ý khi đọc một văn bản thơ.

Trả lời câu 2: Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2 Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo)

Những điểm cần lưu ý khi đọc một bài thơ:

- Cần xác định thể thơ hay thơ văn xuôi

- Xác định nội dung chính của bài

- Các yếu tố nghệ thuật

- Thái độ tình cảm của tác giả trong bài thơ.

Câu 3. Dựa vào bảng sau, hãy chỉ ra tác dụng của các yếu tố trong văn bản thông tin:

Yếu tốTác dụng
Sapo
Đề mục
Chữ in đậm
Số thứ tự
Dấu gạch đầu dòng

Trả lời:

Các em có thể hoàn thiện bảng này như sau:

Yếu tốTác dụng
SapoLà đoạn văn mở đầu nhằm giới thiệu tóm tắt nội dung văn bản, thu hút người đọc văn bản.
Đề mụcNêu ra chủ đề của đoạn văn nhằm tóm tắt ý chính của đoạn cho người đọc hiểu.
Chữ in đậmNhấn mạnh nội dung và ý nghĩa của chữ hoặc cụm từ in đậm.
Số thứ tựĐánh dấu trình tự xảy ra sự việc, sự kiện.
Dấu gạch đầu dòngDùng để liệt kê các ý người viết muốn đưa ra.

Câu 4. Nêu những điểm cần lưu ý khi đọc một văn bản truyện.

Trả lời câu 4: Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2 Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo)

Những lưu ý khi đọc một văn bản truyện là: nắm được đề tài, chủ đề và chi tiết tiêu biểu của truyện để từ đó suy ra nội dung của truyện, thái độ, tình cảm và yếu tố nghệ thuật tác giả sử dụng.

Câu 5. Việc trình bày ý kiến của mình về một hiện tượng trong cuộc sống hoặc văn học thuộc kiểu văn bản nào?

a) Kể chuyện.

b) Nghị luận.

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về phương thức nghị luận.

Trả lời:

Việc trình bày ý kiến của mình về một hiện tượng trong cuộc sống hoặc văn học thuộc kiểu văn bản nghị luận.

Câu 6. Hãy tóm tắt các bước trong quy trình nói.

Trả lời:

Tóm tắt các bước trong quy trình nói gồm:

- Bước 1: Chuẩn bị

- Bước 2: Xác định thời gian nói và đối tượng nghe

- Bước 3: Trình bày

- Bước 4: Thảo luận

Câu 7. Chức năng của dấu chấm phẩy là gì? Chỉ ra công dụng của dấu chấm phẩy trong đoạn văn sau:

Tối, cái Bảng giải chiếu manh ra giữa sân. Cả nhà ngồi ăn cơm trong hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về, trong tiếng sáo diều cao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve; trong tiếng chó thủng thẳng sủa giăng...

(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)

Trả lời:

- Chức năng của dấu chấm phẩy:

+ Dấu chấm phẩy dùng để phân biệt ranh giới giữa các câu ghép có độ phức tạp lớn.

+ Để phân biệt các phép liệt kê trong câu.

+ Dùng để ngắt quãng câu.

- Trong đoạn văn này, dấu chấm phẩy được dùng để phân biệt các phép liệt kê trong câu.

-/-

Vậy là trên đây Đọc tài liệu đã hướng dẫn các em hoàn thiện phần soạn bài Ôn tập cuối học kì 2 trang 107 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo. Chúc các em học tốt.

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM