Đọc tài liệu cùng các em chuẩn bị tốt những bài học trong Bài 5: Nghị luận xã hội trước khi tới lớp với phần Soạn văn 8 Cánh Diều "Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?". Với việc trả lời các câu hỏi trong ba phần: Chuẩn bị, Đọc hiểu, Câu hỏi cuối bài các em sẽ nắm được đặc sắc nghệ thuật và nội dung của Nghị luận xã hội.
Chuẩn bị - Soạn bài Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?
- Một số thông tin về tác giả Dương Trung Quốc:
+ Dương Trung Quốc (2/6/1947) là nhà nghiên cứu lịch sử và chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam, là một trong 21 người ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam trúng cử).
+ Năm 2016, ông là ứng cử viên đại biểu Quốc hội do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu ứng cử.
+ Ông nổi tiếng vì những phát biểu thẳng thắn của mình trong các kỳ họp quốc hội. Ông có bằng cử nhân chuyên ngành lịch sử, là Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tổng Biên tập tạp chí Xưa & Nay và chủ tịch Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Hà Nội.
+ Ông còn là đại biểu Quốc hội thâm niên của Việt Nam qua bốn khóa XI, XII, XIII, XIV thuộc đoàn đại biểu tỉnh Đồng Nai.
Đọc hiểu - Soạn bài Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?
Câu 1. Vì sao tác giả nhắc tới Đại cáo bình Ngô?
Trả lời:
- Tác giả nhắc tới Đại cáo bình Ngô vì ông muốn sử dụng tác phẩm này dẫn dắt vào nội dung bài viết.
Câu 2. Tác giả nêu những câu chuyện lịch sử này nhằm mục đích gì?
Trả lời:
- Tác giả nêu những câu chuyện lịch sử này nhằm mục đích khẳng định đất nước Việt Nam ta là một quốc gia đáng tự hào từ lâu đời.
Câu 3. Chú ý đến những yếu tố tạo nên sức mạnh của dân tộc.
Trả lời:
- Những yếu tố tạo nên sức mạnh của dân tộc: cuộc chiến tranh vệ quốc liên tiếp trong hơn bốn thập kỉ với bao xương máu khi đã không còn con đường lựa chọn nào khác ngoài ý chí “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
Câu 4. Tác giả bài viết đặt ra vấn đề gì trong phần (3)?
Trả lời:
- Vấn đề trong phần (3): Nhưng điều gì khiến cho công cuộc 20 năm Đổi mới được biểu dương như những thành tự to lớn với những chiến công của lịch sử giữ nước, cuối cùng vẫn không giúp nước ta tránh được nguy cơ tụt hậu?
Câu 5. Vị Đại tướng đó là ai và ông nhắc nhở chuyện gì?
Trả lời:
- Vị Đại tướng đó là Võ Nguyên Giáp.
- Ông nhắc nhở: “Có một thế hệ hằng ngày nhìn vết đạn của ngoại xâm trên thành Cửa Bắc để nuôi chí rửa sạch nỗi nhục mất nước”.
Câu 6. Em hiểu “quốc danh” là gì? Cho một vài ví dụ.
Trả lời:
- Quốc danh: tên gọi của một đất nước.
- Ví dụ: Đại Việt, Âu Lạc,..
Câu hỏi cuối bài - Soạn bài Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?
Câu 1. Em hiểu nhan đề văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? như thế nào? Hãy xác định luận đề và các luận điểm của bài viết.
Trả lời:
- Nhan đề đặt ra một câu hỏi với đọc về việc đánh giá đất nước Việt Nam ta.
- Luận đề: Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?
- Luận điểm:
+ Luận điểm 1: Sự tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam.
+ Luận điểm 2: Bằng chứng chứng minh cho sức mạnh của đất nước Việt Nam khi trải qua các cuộc chiến tranh suốt hơn bốn thập kỉ qua.
+ Luận điểm 3: Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến nguy cơ thụt lùi của đất nước.
+ Luận điểm 4: Tâm thế lớn, cách nhìn nhận về đất nước.
Câu 2. Phần (1) và (2) của bài viết nhắc lại lịch sử nhằm mục đích gì? Đâu là điều đã tạo nên sức mạnh dân tộc trong những giai đoạn lịch sử quan trọng?
Trả lời:
- Phần (1) và (2) của bài viết nhắc lại lịch sử nhằm mục đích giúp người đọc hiểu rõ về thời kì, con người đó đã đấu tranh, hi sinh để đánh đổi được một đất nước như ngày hôm nay, tự hào về lịch sử hào hùng đó.
- Điều đã tạo nên sức mạnh của một dân tộc trong những giai đoạn lịch sử quan trọng đó chính là niềm tự hào, tự tôn dân tộc.
Câu 3. Theo tác giả bài nghị luận, những nguyên nhân nào dẫn đến sự tụt hậu của đất nước trong thời kì nào? Dẫn ra ý kiến chủ quan của người viết và các lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) trong văn bản.
Trả lời:
- Theo tác giả bài nghị luận, những nguyên nhân dẫn đến sự tụt hậu của đất nước trong thời kì: Chiến tranh tàn phá của cải vật chất, để lại những tổn thất nặng nề và cách suy nghĩ và hành xử cửa con người.
- Ý kiến chủ quan của người viết: “Cách hành xử và tâm thế của chúng ta dường như luôn mặc cảm Việt Nam giờ đây là nước nhỏ. Không ít những phát biểu của các quan chức luôn khiến ta nghĩ rằng Tổ quốc của mình giống như những địa phương mong được xếp vào diện nghèo hay vùng sâu, vùng xa của thế giới để được hưởng những ưu tiên, trợ giúp, mà không thấy nỗi hèn nhục của một nước nghèo và tụt hậu.”
- Các lí lẽ, bằng chứng khách quan:
+ Bây giờ, nếu mỗi ngày, cùng ....chúng ta mới chiến thắng nghèo hèn để vươn lên cho xứng đáng với dân tộc của mình,....nếu chỉ bỏ mình bỏ mình trong những ước muốn chật hẹp thì mục tiêu thoát khỏi nguy cơ tụt hậu là vô vọng. Còn như.....hành xử.
+ Lời nhắc nhở của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hai nhà doanh nghiệp
Câu 4. Vấn đề tác giả đặt ra trong bài viết có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ hiện nay? Theo em, làm thế nào để có thể thoát khỏi tâm lí và cách hành xử tự ti của “một nước nhỏ”?
Trả lời:
- Vấn đề tác giả đặt ra trong bài viết có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với thế hệ trẻ hiện nay, tác động đến nhận thức và hành động trong việc giúp đất nước phát triển đi lên.
- Theo em, để có thể thoát khỏi tâm lí và cách hành xử tự ti của “một nước nhỏ”, chúng ta cần nhìn vào lịch sử, học hỏi cha ông ta, cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức, để trong tương lai, ngày gần nhất ta sớm trở thành những công dân có ích cho xã hội, phát triển đất nước giàu mạnh hơn.
Câu 5. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) trình bày quan điểm của em về vấn đề “Việt Nam là nước nhỏ hay không nhỏ”?
Trả lời:
“Việt Nam là nước nhỏ hay không nhỏ”? là một trong những vấn đề đáng được quan tâm trong xã hội ngày nay. Với những lịch sử hào hùng, đầy tự hào từ thuở cha ông khai sinh lập địa tới nay, mỗi chúng ta đều có thể ngẩng cao đầu với các nước khác khi giới thiệu, khẳng định về đất nước nghìn năm văn hiến của chúng ta. Mặc dù vậy, nước ta có nguy cơ tụt hậu vì chiến tranh và tâm thế nhỏ của một số người mặc cảm về đất nước nhưng đừng vì những điều nhỏ bé đó mà làm đánh mất đi sự vẻ vang, tự hào khi nói về Việt Nam. Hãy nhìn vào những mặt tích cực, những điều tốt đẹp mà cha ông dành cho chúng ta, những điều mà biết bao thế hệ phải đánh đổi bằng xương máu của mình để lại cho con cháu bây giờ. Để rồi từ đó, mỗi chúng ta hãy cần phải biết phát huy, bảo vệ những điều vốn có để giúp đất nước ngày một phát triển hơn.
-/-
Trên đây là toàn bộ nội dung Soạn bài Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? mà các em cần chuẩn bị trước tại nhà. Chúc các em học tốt với trọn bộ tài liệu Soạn văn 8 !