Trang chủ

Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp Chân trời sáng tạo

Xuất bản: 04/08/2022 - Cập nhật: 05/08/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp ngắn gọn với câu trả lời cho các câu hỏi trong bài, tổng kết nội dung, nghệ thuật của văn bản.

Đọc tài liệu gợi ý soạn văn 7 CCTST bài Những cái nhìn hạn hẹp với đầy đủ kiến thức cơ bản: đặc đểm của truyện ngụ ngôn, nội dung, nghệ thuật của 2 văn bản Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi.

Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp - Ngữ văn 7

Văn bản Những cái nhìn hạn hẹp là văn bản tổng hợp hai truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi để nhắc nhở những con người đang có cái nhìn thiển cận về thế giới, nên mở mang tầm mắt trước khi nhận được những hậu quả xấu . Cùng đọc tài liệu thưởng thức và khám phá bài thơ này trong nội dung soạn văn 7 Chân trời sáng tạo dưới đây.

Chuẩn bị đọc

Để chuẩn bị cho việc tiếp thu bài trên lớp được nhanh nhất, Đọc tài liệu hướng dẫn các em trả lời ngắn gọn các câu hỏi trong phần CHUẨN BỊ ĐỌC trang 33 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Chân trời.

Câu 1. Em hãy chia sẻ về những điều em quan sát được khi nhìn bầu trời từ những vị trí khác nhau.

Câu 2. Qua phim ảnh, sách vở, em biết những gì, hoặc hình dung thế nào về các ông thầy bói ngày xưa?

Trải nghiệm cùng văn bản

Đọc tài liệu cùng tiến hành TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN với các em học sinh, thông qua việc trả lời chi tiết các câu hỏi trong bài và các câu hỏi cuối bài giúp các em soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp Chân trời thật tốt.

Suy luận. Do đâu mà chú ếch này cứ tưởng trời là cái vung, còn mình là chúa tể?

Dự đoán. Xem voi mà chỉ dùng tay sờ thì kết quả sẽ như thế nào?

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Tóm tắt nội dung câu chuyện và xác định đề tài của hai văn bản trên.

Câu 2. Để thể hiện những hành động sai lầm của một nhân vật nào đó, tác giả truyện ngụ ngôn thường đặt nhân vật ấy trước một tình huống có nhiều nguy cơ phạm sai lầm. Tình huống đó trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi là gì?

Câu 3. Nêu ấn tượng của em về nhân vật con ếch (Ếch ngồi đáy giếng) , năm ông thầy bói (Thầy bói xem voi) . Các nhân vật này thể hiện những đặc điểm gì của nhân vật trong truyện ngụ ngôn?

Câu 4. Em rút ra được những bài học gì từ các truyện Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi ?

Câu 5. Theo em, cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có gì khác nhau ?

Câu 6. Em hãy :

- Sưu tầm một số văn bản truyện ngụ ngôn và tranh ảnh, phim hoạt hình minh họa các truyện ngụ ngôn ấy (nếu có)

- Thể hiện cảm nhận của mình về một trong các truyện ngụ ngôn (đã học, đã đọc) bằng cách ghi nhật kí đọc truyện, vẽ tranh minh họa, ...

Tổng kết

Tóm tắt

Tóm tắt truyện Ếch ngồi đáy giếng

Một con ếch sống dưới đáy giếng nhìn bầu trời trên cao, tưởng trời chỉ là cái vung. Đã thế, mỗi khi cất tiếng kêu, các con vật nhỏ bé xung quanh đều khiếp sợ, ếch ta tưởng mình là chúa tể thế giới. Lên mặt đất, ếch ta quen thói, vẫn nhâng nháp, nghênh ngang và bị một con trâu dẫm chết.

Tóm tắt truyện Thầy bói xem voi

Năm ông thầy bói mù góp tiền cho người quản tượng xem voi. Mỗi ông chỉ sờ được một bộ phận của con voi rồi đưa ra kết luận của mình. Ông sờ vòi ví con voi với con đỉa; ông sờ ngà ví con voi với cái đòn càn; ông sờ tai ví con voi với cái quạt thóc; ông sờ chân ví con với với cái cột đình; ông sờ đuôi ví con voi với cái chổi sể. Không ai chịu ai dẫn đến xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu.

Đặc điểm chung của truyện ngụ ngôn

- Cốt truyện: Xoay quanh một hành vi ứng xử, một quan niệm, một nhận thức phiếm diện, sai lầm,... có tính chất cường điệu, tạo một ấn tượng rõ rệt, hướng đến một bài học, một lời khuyên,...

- Nhân vật: Nhân vật thường có những ngộ nhận, sai làm, thói tật và gặp kết quả không hay từ đó rút ra bài học, tự điều chỉnh nhận thức và cách ứng xử.

- Nội dung và ý nghĩa: Từ những sai lầm, ngộ nhận của nhân vật tự rút ra bài học để tránh bản thân sai lầm trong cuộc sống.

Xem thêm:

  • Soạn bài Ôn tập bài 1 Văn 7 CTST
  • Soạn bài Những tình huống hiểm nghèo

- Hướng dẫn soạn văn 7 từ Đọc tài liệu -

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM