Trang chủ

Soạn bài Viết bài làm văn số 1

Xuất bản: 05/08/2020 - Tác giả: Giangdh

Hướng dẫn soạn bài Viết bài làm văn số 1 gợi ý trả lời tất cả các yêu cầu tại trang 42 và 43 SGK Ngữ Văn 9 tập 1.

Học sinh tập viết một bài thuyết minh theo đề bài cho trước hoặc tự chọn. Khi viết, biết kết hợp sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong bài văn.

Tham khảo các đề văn sau

Đề 1: Thuyết minh về cây lúa Việt Nam.

Dàn bài chi tiết

I. Mở bài

- Tục ngữ Việt Nam có câu: “Con trâu là đầu cơ nghiệp” vì ông bà xưa đã đặt sự nghiệp trồng lúa lên hàng đầu.

- Giới thiệu tầm quan trọng của cây lúa đối với lương thực của người Á Đông.

II. Thân bài

- Trước khi gieo hạt, người nông dân phải cày bừa kĩ, xới cho tơi đất, rồi tùy vào thời tiết thuận lợi (mưa thuận gió hoà) mà tính ngày gieo hạt. Hạt giống phải ngâm trong nước ba sôi hai lạnh, vài ngày sau chúng đâm rễ, nông dân gieo hạt trên mảnh đất riêng dành để gieo hạt giống đã chuẩn bị sẵn.

Sự phát triển của cây lúa

Cây mạ lớn dần, khi đã vừa tầm, được nhà nông nhổ lên, bó lại từng bó. Người nông dân chuẩn bị đất ruộng cũng bằng cách cày bừa, xới đất cho kĩ, bỏ phân đầy đủ rồi đem mạ cấy xuống, cứ khoảng 3 tấc lại cấy mấy nhánh mạ. Ít ngày sau, mạ bén rễ lớn lên thành cây lúa, màu xanh lá mạ chuyển dần sang màu xanh lá cây.

Trong thời gian này, ngày ngày người nông dân phải thường xuyên ra thăm đồng, tỉa lá, bắt sâu cho ruộng lúa của mình, có khi phải trừ sâu bằng cách xịt thuốc, có khi tưới bón thêm cho lúa mau phát triển.

Tùy giống lúa, hoặc 3 tháng hoặc 6 tháng nó sẽ ra bông, trổ đòng đòng rồi kết hạt. Hạt lúa non màu xanh cốm, rồi chuyển dần sang màu vàng. Thời gian này cần chăm sóc đều và diệt sâu rầy.

Khi lúa chín, hạt nẩy mầm no tròn và trĩu ngọt. Một ít lá lúa vàng úa là lúc báo hiệu đã đến lúc cắt lúa.

Ngày xưa, người nông dân phải đập lúa, chuyên chở bằng sức người, ngày nay có cả máy tuốt lúa, máy cắt lúa và cả máy xay lúa, máy chà gạo. Có nhiều loại lúa truyền thống của nước ta như: nàng Hương, Tám Xoan, Nếp Ngỗng.

Hiện nay nước ta đã nhập thêm nhiều giống và lai ghép nhiều loại lúa mới như: Thơm Thái, Đài Loan, Tào Hương...

Nỗi nhọc nhằn của nông dân rất nhiều nên có câu ca dao rằng:

Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời trong đất, trông mây
Trông mưa trong nắng, trong ngày trong đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng

- Sự sử dụng, chế biến hạt lúa

Lúa nếp: Có thể lấy nếp non làm cốm, Hà Nội nổi tiếng với cốm Làng Vòng. Từ cốm, người ta làm ra bánh cốm để ăn ngày thường hoặc dùng trong tiệc cưới hỏi. Từ cốm, người ta xào lên chế biến thành món cốm dẹp với các gia vị: đường, dừa nạo thành một món ăn rất hấp dẫn.

Từ hạt nếp người ta giã ra làm bánh giầy, bánh nếp nhân đậu hoặc nấu lên thành những món xôi: xôi đậu phộng, xôi đậu xanh, xôi lạp xưởng... Đó là những món ăn không thể thiếu trong dịp lễ, hội họp gia đình như tết nhất, giỗ kị, cưới xin...

Nếu hạt nếp để nguyên làm bánh, không ai quên món bánh chưng mà Lang Liêu làm để cúng tổ tiên ngày Tết.

Từ hạt gạo, người ta sử dụng làm món lương thực chính mỗi ngày cho người nghèo nhất đến người giàu nhất ở Ả Đông. Nếu không chế biến thành cơm, người ta có thể xay thành bột để làm các món bánh như: bánh giò, bánh cuống bánh xèo, bánh đúc, bánh in, bánh lọt, bánh khọt, bánh bèo... là các món ăn được chế biến với những cách thức và gia vị khác nhau.

- Ảnh hưởng của cây lúa đối với thơ ca, hội hoạ, nhiếp ảnh, âm nhạc:

Lúa là đề tài cho các nghệ sĩ sáng tác. Từ kinh nghiệm trồng lúa, ông bà ta cũng đúc kết nhiều bài học quý báu truyền lại cho con cháu:

- Làm ruộng tháng năm, coi chăm tháng mười

- Mồng chín tháng chín có mưa, mẹ con đi sớm về trưa mặc lòng

Mồng chín tháng chín không mưa, mẹ con bán cả cày bừa mà ăn.

- Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.

- Ăn cơm làm cỏ, chẳng bỏ đi đâu.

III. Kết luận

Nỗi khổ nhọc, vất vả của người nông dân Việt Nam thể hiện rõ trong câu ca dao:

“Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần".

Ngày nay, với kĩ thuật trồng trọt mới, phân giống mới, nghề trồng lúa không những cung cấp lương thực cho người dân trong nước mà còn xuất khẩu đem ngoại tệ về hoặc đổi máy móc và các mặt hàng công nghệ khác ở các nước tiên tiến làm phong phú và nâng cao đời sống nước ta. Tiếc thay, khi đất nước có những chính sách cải tiến nông thôn, nhiều nông dân vì thích cuộc sống đô thị nên đã bán ruộng đất, chuyển sang cuộc sống thành thị. Ngày nay, chúng ta muốn thăm lại một cánh đồng lúa chín nơi ngoại thành là một việc làm khó khăn hơn.

Tham khảo những bài văn thuyết minh về cây lúa nước hay

Đề 2: Thuyết minh về một loài động vật hay vật nuôi ở quê em.

Dàn ý gợi ý

I. Mở bài

Giới thiệu về con vật ấy.

II. Thân bài

1. Giới thiệu tên gọi, xếp loại, miêu tả hình dáng của nó.

2. Đời sống - cấu tạo cơ thể và một số đặc điểm của nó:

- Sự ăn uống.

- Đức tính, lợi ích của nó.

- Những truyện kì thú về con vật ấy ở Việt Nam  và thế giới.

III. Kết bài

Bài tham khảo: 

Đề 3: Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh ở quê em.

Hướng dẫn tìm hiểu đề

- Xác định đối tượng (sự vật nào? Vấn đề gì?) thuyết minh và thao tác dụng để thuyết minh (giới thiệu, trình bày, giải thích,...).

- Tìm hiểu đối tượng cần thuyết minh (quan sát, đọc tài liệu,...)

- Lựa chọn phương pháp thuyết minh: xem lại những kiến thức về phương pháp thuyết minh, lựa chọn các phương pháp sẽ sử dụng cho phù hợp với đối tượng cần thuyết minh và với từng nội dung dự định sẽ thuyết minh.

- Lập dàn ý theo bố cục ba phần:

+ Mở bài: giới thiệu đối tượng thuyết minh.

+ Thân bài: Thuyết minh lần lượt từng nội dung về đối tượng (công dụng, xuất xứ, đặc điểm,...).

+ Kết bài: Nêu suy nghĩ của mình về đối tượng vừa thuyết minh và bài học về việc phải làm đối với đối tượng ấy.

- Viết trước một số đoạn văn chính của văn bản: Mở bài, kết bài và một số đoạn văn thuyết minh về những nội dung quan trọng của đối tượng.

Dàn bài gợi ý

Ι. Mở bài

- Giới thiệu khái quát vị trí của địa danh với những đặc điểm riêng.

II. Thân bài

- Giải thích ý nghĩa của địa danh ấy.

Ví dụ: Trên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời buổi ban mai.

- Nguồn gốc lịch sử của địa danh ấy.

 Ví dụ: Văn Miếu được xây dựng tháng 8 năm Canh Tuất, tức tháng 10 năm 1070 (đời Lý Thánh Tông) là nơi thờ các thánh hiền đạo Nho (Khổng Tử, Manh Tử...) và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Sáu năm sau (1076), Lý Nhân Tông lập thêm Quốc Tử Giám ở kề sau Văn Miếu. Ban đầu đây là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả những học trò giỏi trong thiên hạ.

- Những đặc điểm về địa lí của đại danh ấy.

Ví dụ: Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, giới hạn trong khoảng từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc, 105°44' đến 106°02' kinh độ đông, tiếp giáp với 5 tỉnh, phía bắc là Bắc Thái, phía tây và tây nam là Vĩnh Phúc, Hà Tây, động và đông nam là Hà Bắc, Hải Hưng, Hà Nội có diện tích tự nhiên 922,8km², khoảng cách dài nhất từ phía bắc xuống phía nam là trên 50km và chỗ rộng nhất từ tây sang đông 30km.

Địa hình: Đại bộ phận diện tích Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với độ cao trung bình từ 15m đến 20m so với mặt biển. Còn lại chỉ có khu vực đồi núi ở phía bắc và phía tây bắc của huyện Sóc Sơn thuộc rìa phía nam của dãy núi Tam Đảo có độ cao từ 20m đến trên 400m với đỉnh Chân Chim cao nhất là 462 m. Địa hình của Hà Nội thấp dần từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.

- Những đặc điểm về con người nơi ấy.

Ví dụ: Dân số trung bình của Hà Nội năm 1995 là 2.326,6 ngàn người, trong đó: nam: 1.142,4 ngàn người, nữ: 1.184,2 ngàn người; thành thị: 1216,7 ngàn người, nông thôn: 1.109,9 ngàn người. Mật độ dân số toàn thành phố là 2535 người/km, trong đó nội thành có mật độ 23.026 người km, ngoại thành 1.435 người/km”, huyện Sóc Sơn có mật độ dân thưa hơn cả: 729 người km², quận Hoàn Kiếm có mật độ dân số cao nhất 40.313 người/ km².

- Những đặc điểm về sản vật nơi ấy.

Ví dụ : Làng sơn mài Tương Bình Hiệp (Bình Dương) đã hình thành từ xa xưa, nổi tiếng với nhiều sản phẩm thủ công được chế tác tinh xảo. Nghề sơn mài do cư dân Bắc, Trung di dân mang vào. Khi đến đất Bình Dương xưa, họ kết hợp làng truyền thống với nghề làm tranh Cổ huyện Bình An - Tương Bình Hiệp để hình thành nên làng sơn mài. Hàng sơn mài có 7 loại cơ bản: sơn lộng, vẽ chùm, vẽ mỏng, khắc tùng, đắp nổi, cẩn xà cừ và cẩn trứng.

- Những đặc điểm về phong cảnh nơi ấy

Ví dụ: Khách du lịch đến thăm Chùa Dơi thứ nhất là được ngắm nhìn đàn dơi bay kín cả bầu trời mỗi khi hoàng hôn. Trong cái tĩnh mịch của ngôi chùa cổ giữa rừng, tiếng vỗ cánh của đàn dơi có thể làm những ai yếu bóng vía phải hãi hùng.

Bài tham khảo: Thuyết minh về Hồ Gươm

// Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn bài Viết bài làm văn số 1 này sẽ giúp các bạn ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc bạn luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Viết bài làm văn số 1 một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỀU HƠN VỀ BÀI HỌC và giúp bạn LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM