Cùng Đọc tài liệu xem chi tiết nội dung Soạn bài Mùa hoa mận sách Cánh diều - Bài 7. Thơ tự do - SGK Ngữ văn 10 tập 2
Chuẩn bị
- Đọc trước bài Mùa hoa mận và tìm hiểu, ghi chép thông tin từ các nguồn khác nhau về nhà thơ Chu Thùy Liên.
- Hãy tìm hiểu, chia sẻ ấn tượng của em về cảnh sắc thiên nhiên và mùa xuân của miền Tây Bắc.
Gợi ý trả lời:
- Nhà thơ Chu Thùy Liên tên khai sinh là Chu Tá Nộ, dân tộc Hà Nhì. Sinh ngày 21/07/1966. Quê quán: Bản Leng Su Sìn, xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện Biên. Bút danh khác: Ha Ni, Thanh Thuỳ, Nang Bua Khưa. Hiện làm việc tại Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên - Phó Trưởng Ban Dân tộc Tỉnh Điện Biên và Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm với Những thông tin về nhà thơ Chu Thùy Liên
- HS lựa chọn tỉm hiểu các thông tin trên sách báo, hình ảnh trên Internet để đưa ra những thông tin cần tìm.
Gợi ý: Ấn tượng của em về cảnh sắc thiên nhiên và mùa xuân Tây Bắc
Đọc hiểu: Soạn bài Mùa hoa mận
Câu hỏi: Chú ý hình ảnh, các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.
Gợi ý trả lời:
Hình ảnh: cành mận bung cánh muốt, lũ con trai háo hức chơi cù, con gái rộng ràng khăn áo, bóng bay, mẹ xôn xang lá, gạo; cha căng cánh nỏ; người già làm đu, nhà trình tường ủ hương nếp.
Biện pháp tu từ nhân hóa: "Giục mẹ xôn xang lá, gạo/ Giục cha vui lòng căng cánh nỏ/ Giục người già bán hối hả làm đu"; điệp từ "cành mận bung cánh muốt"; ẩn dụ "Nhà trình tường ủ hương bếp"
Câu hỏi: Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các khổ thơ 2 và 3?
Gợi ý trả lời:
Hình ảnh thể hiện tâm trạng buồn, bâng khuâng của nhân vật trữ tình về nỗi nhớ quê hương da diết.
Câu hỏi cuối bài: Soạn bài Mùa hoa mận
Câu 1: Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình về điều gì? Dòng thơ nào được điệp lại trong bài?
Gợi ý trả lời:
- Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng buồn, bâng khuâng của nhân vật trữ tình về nỗi nhớ quê hương da diết, nhớ những hình ảnh gần gũi, thân thương diễn ra hàng ngày ở chốn làng quê yên bình.
- Dòng thơ được điệp lại trong bài là: Cành mận bung cánh muốt.
Câu 2: Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ.
Gợi ý trả lời:
- Điệp từ: nhấn mạnh và khẳng định các hoạt động sinh hoạt diễn ra hàng ngày
- Ẩn dụ: tăng sức biểu cảm cho câu thơ, làm cho câu thơ trở nên giàu hình ảnh và có tính hàm xúc cao, khiến cho cách diễn đạt lôi cuốn người đọc/người nghe
- Nhân hóa: Giúp biểu thị suy nghĩ của con người với các loài vật, thiên nhiên, làm cho đồ vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi, thân thiết với con người, giúp con người yêu quý và quý trọng thiên nhiên hơn.
Chi tiết hơn trong Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong Mùa hoa mận.
Câu 3: Tâm trạng, cảm xúc của con người hiện lên qua các từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ ra sao?
Gợi ý trả lời:
Hình ảnh: Người đi xa nhớ lối trở về - tâm trạng buồn, nhớ nhung về quê hương
- Thể hiện qua hình ảnh sinh hoạt hàng ngày: lũ con trai chơi cù; con gái khăn áo; mẹ xôn xao lá, gạo; cha căng cánh nỏ; người già bản làm đu => Bức tranh sinh hoạt hàng ngày vui tươi, rộn ràng, hối hả cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết. Mặc dù đi xa nhưng luôn hướng về làng quê, luôn lưu giữ những hình ảnh đẹp nhất về quê hương của mình.
Xem thêm tại Tâm trạng, cảm xúc của con người hiện lên trong Mùa hoa mận
Câu 4: Hình dung và miêu tả bằng lời hoặc bằng bức tranh tự vẽ về thiên nhiên, con người Tây Bắc vào "mùa hoa mận" được thể hiện trong bài thơ.
Gợi ý trả lời:
Bức tranh Tây Bắc vào mùa hoa mận qua ngòi bút tinh tế, tài hoa của tác giả hiện lên thật rõ nét, phong phú, sinh động, phong phú. Màu trắng của hoa mận báo hiệu mùa xuân đến, mang theo những niềm vui mới. Cành mận nở bung cánh che lấp cả khoảng trời với gam màu trắng muốt trở thành tâm điểm của bức tranh. Dưới cành mận bung cánh muốt ấy là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của lũ con trai, con gái, người già bản, cha, mẹ với những công việc quen thuộc, gần gũi. Cành mận trở thành một vật gắn bó không thể nào thiếu đối với người miền Tây Bắc vào mội dịp xuân về, nó là một nơi lí tưởng để trẻ con nô đùa, vui chơi, là nơi các bà, mẹ, bố diễn ra các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Tất cả nó trở thành kí ức không thể nào quên của những người con xa sứ, dù đi đâu cũng luôn hướng về quê hương với cái mộc mạc, giản dị nhất.
Xem thêm: Hình dung và miêu tả bằng lời con người miền Tây Bắc vào mùa hoa mận
Câu 5: Em thích nhất những câu thơ, hình ảnh nào trong Mùa hoa mận? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
Em thích nhất câu thơ cuối trong văn bản, bởi dòng thơ cuối kết thúc bằng dấu chấm lửng, thể hiện tâm tư, nỗi nhớ thương sâu sắc của người xa quê, trong đó có tác giả. “Lối trở về” ở đây là con đường trở về quê hương, nơi mà người con luôn hướng về.
Câu 6: Tưởng tượng một người đi xa trong bài thơ đã nhớ lối trở về quê hương vào “mùa hoa mận". Những cảm xúc, tình cảm nào đang diễn ra trong tâm hồn của người đó? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) để ghi lại cảm xúc, tâm trạng ấy.
Gợi ý trả lời:
Mỗi khi những cánh hoa mận trắng, nhụy vàng bung nở thì cũng là lúc cái tết miền Tây Bắc đang đến gần. Bên những nếp nhà gỗ, hoa mận nở tràn lối đi vào bản, sà vào cả hiên nhà, hòa với màu áo xanh, áo đỏ của phụ nữ Mông đi chơi xuân, tạo nên bức tranh rực rỡ sắc màu trên rẻo cao. Thiếu nữ e ấp, bẽn lẽn trong những bộ váy xòe thấp thoáng giữa rừng mận trắng đi hội xuân. Ngoài kia hoa mận, hoa đào đang khoe sắc, khèn nhà ai đó đã ghép xong, quả pao đang chờ bàn tay ai đó đón lấy. Giữa khung cảnh nên thơ của núi rừng, đắm chìm trong hương sắc của hoa đào, hoa mận, bồng bềnh trong bầu không khí tết là tiếng kèn môi. Tiếng kèn môi réo rắt vọng ra từ núi, nhẹ như hơi thở mùa xuân giữa núi rừng bao la huyền bí khiến cho ta quên đi bao lo toan thường ngày để cảm nhận niềm hạnh phúc chứa chan tâm tình. Tiếng kèn như gọi mời lữ khách gần xa, khiến mỗi ai đến đây đều không khỏi ngẩn ngơ, mau mau chóng chóng quay lại lối về…
-/-
Trên đây là gợi ý soạn bài Mùa hoa mận lớp 10 Cánh diều, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Cánh diều!