Văn bản Mắc mưu thị Hến được trích từ vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến. Đây là tác phẩm tiêu biểu trong di sản tuồng truyền thống và là vở tuồng đồ (tuồng hài) thuộc loại đặc sắc nhất. Đọc tài liệu cùng các em trả lời câu hỏi trong nội dung Soạn bài Mắc mưu thị Hến để hiểu rõ hơn văn bản này.
Soạn bài Mắc mưu thị Hến Cánh Diều ngắn gọn
Chuẩn bị
(Câu hỏi chuẩn bị trang 69 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều)
- Đọc trước văn bản Mắc mưu Thị Hến.
- Dựa vào tóm tắt vở tuồng và bức ảnh minh hoạ trên đây, em đoán xem mưu kế của Thị Hến là gì.
Trả lời
- Mưu kế: cho cả ba người gồm Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.
Đọc hiểu
Câu 1 trang 69 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều
- Nghêu: Tiếng Đề Hầu kêu cửa, Từ gầm giường bò ra.
- Đế Hầu: vào, trốn, ông Huyện vào, Huyện Trìa tới; Nói ngoài cửa, Lổm cổm bò ra.
- Thị Hến: Nghêu chui xuống gầm phản.
- Huyện Trìa: Hạ.
Câu 2 trang 70 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều
- Nghêu khi biết Đề Hầu đang gõ cửa nhà Thị Hến thì ngạc nhiên, hoảng loạn, tìm chỗ để trốn.
Câu 3 trang 70 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều.
- Thị Hến mở cửa đón Đề Hầu đến nhà giữa đêm khuya, dụ ông ta nhằm tạo xích mích với Nghêu.
Câu 4 trang 73 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều
- Nghêu cảm thấy sợ hãi.
Câu 5 trang 73 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều
- Đề Hầu ngạc nhiên, mặt biến sắc, sợ hãi đến kinh hồn, tìm chỗ trốn.
Câu 6 trang 73 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều
- Hành động: từ gầm giường bò ra, Nghêu dùng lời ngon ngọt để nịnh bợ Huyện Trìa, tố cáo Đề Hầu là “dâm o chi loại” và dọa phạm giam thì chết. Có thể thấy, hành động của Nghêu là kẻ nịnh hót, không biết nhận lỗi sai.
Câu 7 trang 73 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều
- Hành động của Đề Hầu: Lổm cổm bò ra, tố cáo Thị Hến và Nghêu mưu mẹo lừa gạt hắn ta và chịu lỗi trước quan huyện.
Câu 8 trang 74 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều
- Tâm trạng: xấu hổ, dặn lòng không ngứa nghề, tham của lạ.
Câu hỏi cuối bài
Trả lời câu hỏi trang 74 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều
Câu 1.
- Không gian: tại nhà Thị Hến.
- Thời gian: vào đêm khuya.
- Nhân vật: Thị Hến, Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa.
- Tóm tắt: Thị Hến được cả Đề Hầu và Huyện Trìa cùng mê muội. Bên cạnh đó còn có Nghêu là một thầy tu phá giới, sa đọa đến tán tỉnh Thị Hến. Thị Hến hẹn Nghêu tối đến nhà, nhưng lại cho mời cả Huyện Trìa và Đế Hầu đến. Ở nhà Thị Hến, khi Nghêu đang tán tỉnh thì Đế Hầu vào gõ cửa, Nghêu phải chui vào gầm phản. Huyện Trìa tới, Đế Hầu vội tìm chỗ trốn. Thị Hến dùng mưu để cả ba cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.
Câu 2.
- Ngôn ngữ hành động của nhân vật Nghêu
- Khi cả 3 người chạm mặt nhau trong nhà Thị Hến, Nghêu, Đề Hầu và quan huyện đều bẽ mặt.
Câu 3.
- Một số chỉ dẫn sân khấu như: Tiếng Đề Hầu kêu cửa, trời trời, Nghêu chui xuống gầm phản, Đề Hầu vào, hứ, Huyện Trìa tới, chui choa, Đề Hầu trốn, Huyện Trìa vào, uầy, từ gần giường bò ra....
- Tác dụng: làm phong phú hơn đặc điểm của nhân vật, tạo tiếng cười, đồng thời qua đó, người đọc phần nào hiểu hơn về tính cách của mỗi nhân vật trong tác phẩm.
Câu 4.
- Trong văn bản, các tác giả dân gian đã thể hiện thái độ phê phán, châm biếm với các nhân vật.
Câu 5.
- Em ấn tượng nhất với chi tiết cuối cùng của Thị Hến sau khi Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa tức giận rời khỏi nhà Thị Hến. Chi tiết này làm nổi bật được sự thông minh của Thị Hến, khiến 3 người có quyền thế tại huyện này không còn thói xằng bậy, ý đồ với những người con gái trong huyện.
Câu 6.
Tiếng cười trong đoạn trích vẫn còn mang ý nghĩa đối với hôm nay. Bởi lẽ, vở tuồng này, tiếng cười được tạo nên bởi sự châm biếm đến thâm thúy. Vở kịch là sự tái hiện một phần của cuộc sống, đưa người đọc về quá khứ, được hoài niệm sau những phút giây mệt mỏi.
Soạn bài Mắc mưu Thị Hến Cánh Diều chi tiết
Chuẩn bị
- Tóm tắt vở tuồng:
Ốc và Ngao rủ nhau ăn trộm nhà phú hộ Trùm Sò, bị đuổi bắt nhưng sau trốn thoát được. Chúng đem bán đồ ăn trộm cho Thị Hến. Lý Hà phát hiện của gian, bắt trói Thị Hến giải lên huyện. Gặp Thị Hến, cả viên Đề Hầu và Huyện Tria đều mê thị. Huyện Tria xử cho Thị Hến thắng
kiện. Nghêu – một thầy tu phá giới, sa đoạ, đến tán tỉnh Thị Hến. Thị Hến hẹn Nghêu tối đến nhà, nhưng lại cho mời cả Huyện Tria và Đề Hầu cùng đến. Ở nhà Thị Hến, khi Nghêu đang tán tỉnh thì Đề Hầu gõ cửa. Nghêu phải chui vào gầm phản. Huyện Tria tới, Đề Hầu vội tìm chỗ trốn. Thị Hến dùng mưu để cả ba cùng xuất dầu lộ diện và bị một phen bě mặt.
Câu hỏi:
Dựa vào tóm tắt vở tuồng và bức ảnh minh hoạ trên đây, em đoán xem mưu kế của Thị Hến là gì.
Trả lời:
- Dựa vào tóm tắt và hình minh họa, em đoán Thị Hến đã hẹn Nghêu tối đến nhà, nhưng lại cho mời cả Huyện Trìa và Đề Hầu cùng đến. Thị Hến dùng mưu dụ cả ba cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.
Soạn bài Mắc mưu Thị Hến Cánh Diều phần Đọc hiểu
Câu 1. Chỉ dẫn sân khấu để xác định ngôn ngữ và hành động của mỗi nhân vật
Câu 2. Hình dung cử chỉ, điệu bộ, thái độ và hành động của Nghêu khi biết Đề Hầu đang gõ cửa nhà Thị Hến.
Câu 3. Đoán xem Thị Hến sẽ làm gì với Đề Hầu
Câu 4. Đoán xem Nghêu cảm thấy như thế nào khi nghe lời phán của Đề Hầu
Câu 5. Hình dung gương mặt, cử chỉ thái độ của Đề Hầu khi nghe tiếng quan huyện
Câu 6. Chú ý hành động của Nghêu
Câu 7. Chú ý hành động của Đề Hầu
Câu 8. Cả ba nhân vật đã ra khỏi nhà Thị Hến trong tâm trạng như thế nào?
Soạn bài Mắc mưu Thị Hến Cánh Diều phần Câu hỏi cuối bài
Câu 1. Xác định bối cảnh (không gian, thời gian) và các nhân vật tham gia câu chuyện trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến. Hãy tóm tắt nội dung đoạn trích.
Chi tiết các gợi ý trả lời Xác định bối cảnh và các nhân vật tham gia câu chuyện Mắc mưu Thị Hến
Câu 2. Phân tích một số yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích: tình huống, ngôn ngữ và hành động của các nhân vật,...
Chi tiết các gợi ý trả lời Phân tích một số yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến
Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số chỉ dẫn sân khấu có trong văn bản Mắc mưu Thị Hến.
Chi tiết các gợi ý trả lời Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số chỉ dẫn sân khấu Mắc mưu Thị Hến
Câu 4. Trong văn bản, tác giả dân gian đã thể hiện thái độ như thế nào đối với các nhân vật?
Chi tiết các gợi ý trả lời Trong Mắc mưu Thị Hến, tác giả dân gian đã thể hiện thái độ
Câu 5. Em ấn tượng nhất với chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn trích? Vì sao?
Chi tiết các gợi ý trả lời Em ấn tượng nhất với chi tiết, hình ảnh nào trong Mắc mưu Thị Hến
Câu 6. Tiếng cười ở đoạn trích Mắc mưu Thị Hến còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không? Vì sao?
(Xem các gợi ý trả lời chi tiết cho từng câu hỏi đọc hiểu và câu hỏi cuối bài khi bấm vào link câu hỏi ở trên!)
Tổng kết Soạn bài Mắc mưu Thị Hến Cánh Diều
1. Tác phẩm Mắc mưu Thị Hến
+ Văn bản Mắc mưu thị Hến được trích từ vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến
+ Tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến
- Nghêu, Sò, Ốc, Hến thuộc loại tuồng đồ (tuồng hài), châm biếm sâu sắc nhiều thói hư tật xấu trong xã hội và lật tẩy bộ mặt xấu xa của một số kẻ thuộc bộ máy cai trị ở địa phương trong xã hội xưa.
- Đây là tác phẩm tiêu biểu trong di sản tuồng truyền thống và là vở tuồng đồ thuộc loại đặc sắc nhất
- Tích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến có một số dị bản, kể khác nhau ở một vài chỗ, trong đó có tình tiết đánh ghen cuối vở
- Văn bản Nghêu, Sò, Ốc, Hến do Hoàng Châu Ký chỉnh lí (1957) gồm có tất cả ba hồi.
2. Giá trị nội dung
- Đoạn trích cho thấy hiện thực về những kẻ có tâm địa dung tục, xấu xa như Nghêu, Đế Hầu và Huyện Trìa
- Lên án và tạo ra tiếng cười sâu sắc, chua cay trong tác phẩm
- Đưa ra bài học còn có ý nghĩa tới ngày nay, cảnh tỉnh con người không nên tham lam, mê muội, sa đọa vào những thói hư tật xấu
- Thể hiện sự phê phán, lên án và cười chê với những thói dung tục, xấu xa, đam mê tửu sắc của con người
3. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn từ dân gian mộc mạc, dễ hiểu
- Nghệ thuật kể chuyện xen lẫn chất trào phúng, hóm hỉnh
Xem thêm trọn bộ Soạn văn 10 Cánh diều