Soạn bài Luyện từ và câu lớp 4: Câu cảm trang 120 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu tổng hợp các nội dung chính: Khái niệm câu cảm, dấu hiệu nhận biết câu cảm, gợi ý trả lời câu hỏi phần Nhận xét và Luyện tập trang 120, 121 SGK.
>>Bài trước: Luyện tập quan sát con vật
Kiến thức cần nhớ
1. Khái niệm câu cảm
Câu cảm (câu cảm thán) là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên,..) của người nói.
Ví dụ:
- Chiếc váy này đẹp quá!
- Bạn Ngọc thông minh thật!
2. Dấu hiệu nhận biết câu cảm
- Trong câu cảm, thường có các từ ngữ: ôi, chào, chà, trời; quá lắm, thật,…
- Khi viết, cuối câu cảm thường có dấu chấm than (!)
Ví dụ:
- Trời ơi! Anh ta đã đi rồi.
- Ôi chao! Cậu bất ngờ tới làm mình bất ngờ quá!
- Chị Mai mặc chiếc váy này xinh thật!
Gợi ý trả lời câu hỏi SGK
I. Nhận xét
Câu 1 trang 120 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Những câu sau dùng để làm gì?
- Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao!
- A! Con mèo này khôn thật!
Gợi ý trả lời:
- Các câu đó dùng để bộc lộ cảm xúc.
Câu 2 trang 120 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Cuối các câu có dấu gì?
Gợi ý trả lời:
Cuối câu có dấu chấm than.
Câu 3 trang 121 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Rút ra kết luận về câu cảm
a. Câu cảm thán dùng để làm gì?
b. Trong câu cảm, thường có những từ ngữ nào?
Gợi ý trả lời:
a) Câu cảm dùng để biểu lộ cảm xúc vui buồn giận ghét... của người nói đối với một sự vật, sự việc nào đó.
b) Trong câu cảm, thường có các từ ngữ nào?
Trong câu cảm thường có các từ ngữ: ôi, chao, chao ôi, chà, trời, quá, lắm,...
II. Luyện tập
Câu 1 (trang 121 sgk Tiếng Việt 4 tập 2):
Chuyển các câu sau thành câu cảm:
a. Con mèo này bắt chuột giỏi
b. Trời rét
c. Bạn Ngân chăm chỉ.
d. Bạn Giang học giỏi.
Trả lời:
Dựa vào phần ghi nhớ ở bài học và mẫu gợi ý, em chuyển các câu đã cho thành câu cảm như sau:
a. - Con mèo này bắt chuột giỏi quá!
- Chà, con mèo này bắt chuột giỏi thật!
b. - Chà trời rét thật! - Ôi, trời rét quá!
c. - Bạn Ngân chăm chỉ quá! - Bạn Ngân chăm chỉ thật!
d. - Chà, bạn Giang học giỏi thật!
Câu 2 (trang 121 sgk Tiếng Việt 4 tập 2): Đặt câu cảm cho các tình huống đã cho (SGK TV4 tập 2 trang 121)
Trả lời:
Em đặt như sau:
a. - Cậu thật là tuyệt!
- Cậu giỏi quá!
- Trời, cậu siêu thật!
b. - Trời, mình không ngờ cậu còn nhớ đến với mình trong ngày hôm nay!
- Trời, quý hóa quá!
Cậu đế ý với mình thế này, thật là quý!
Câu 3 (trang 121 sgk Tiếng Việt 4 tập 2):
Những câu cảm sau đây bộc lộ cảm xúc gì?
a. Ôi, bạn Nam đến kìa!
b. Ồ, bạn Nam thông minh quá!
c. Trời thật là kinh khủng!
Trả lời:
Những câu trên bộc lộ những cảm xúc!
a. Mừng rỡ, cảm động
b. Thán phục
c. Kinh khiếp, ghê sợ.
>>Bài tiếp theo: Điền vào giấy tờ in sẵn
***
Soạn bài Luyện từ và câu lớp 4: Câu cảm trang 120 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu chia sẻ chi tiết phía trên, các em học sinh chú ý nắm chắc kiến thức và vận dụng thực hành để có thể sử dụng thành thục kiểu câu cảm này trong cuộc sống, trong các bài tập làm văn.