Trang chủ

Luyện từ và câu: Cách đặt câu khiến

Xuất bản: 19/08/2019

Soạn bài Luyện từ và câu: Cách đặt câu khiến trang 92 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn các nội dung ôn tập lý thuyết và gợi ý trả lời câu hỏi SGK trang 92, 93

Soạn bài Luyện từ và câu lớp 4: Cách đặt câu khiến trang 92 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu nhắc lại các nội dung về: khái niệm câu khiến, dấu hiệu nhận biết, cách đặt câu khiến và gợi ý làm bài tập trang 92, 93 SGK. Các em chú ý theo dõi để có thể làm được những bài tập về chuyển câu kể thành câu khiến đúng nhất.

Kiến thức cần nhớ

1. Khái niệm câu khiến

Câu khiến (câu cầu khiến) đùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,… của người nói, người viết với người khác.

Ví dụ:

- Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ buồn!

2. Dấu hiệu nhận biết câu khiến

Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm (.)

Ví dụ:

- Hãy mở cửa ra!

3. Các đặt câu khiến

Muốn đặt câu khiến, có thể dùng một trong số những cách sau đây:

- Thêm từ hãy hoặc đừng, chớ, nên, phải,… vào trước động từ.

Ví dụ: Con phải ăn cơm xong mới được đi chơi.

- Thêm từ lên hoặc đi, thôi, nào,… vào cuối câu.

Ví dụ: Nổi lửa lên!

- Thêm từ đề nghị hoặc xin, mong,… vào đầu câu.

Ví dụ: Xin quý khách giữ trật tự.

- Dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến.

Ví dụ: Con nấu cơm cho mẹ nhé!


Gợi ý trả lời câu hỏi SGK

I. Nhận xét

Cho câu kể sau:

Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.

Hãy chuyển câu kể thành câu khiến bằng một trong những cách sau:

- Thêm hãy, đừng , chớ, nên, phải,... vào trước một động từ.

- Thêm đi, thôi, nào,... vào cuối câu

- Thêm đề nghị, xin, mong,... vào đầu câu

- Thay đổi giọng điệu

Gợi ý trả lời:

Chuyển câu kể thành câu khiến:

-    Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương!

-    Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương nào!

-    Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!

-    Hỡi nhà vua! Hãy hoàn gươm lại cho Long Vương!

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 93 sgk Tiếng Việt 4 tập 2): Chuyển các câu kể sau thành câu khiến

Trả lời:

Dựa vào phần ghi nhớ đã học, em chỉ cần thêm các từ hãy, đừng, chớ, nên, phải... vào trước động từ hoặc thêm các từ lên, đi, thôi, nào... vào cuối câu. Và cũng có thể thêm các từ đề nghị, xin, mong vào đầu câu, em sẽ có được những câu cầu khiến.

- Nam hãy đi học!

- Thanh đi lao động đi!

- Đề nghị Ngân hãy chăm chỉ hơn!

- Mong Giang phấn đấu học giỏi!

Câu 2 (trang 93 sgk Tiếng Việt 4 tập 2): Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống đã cho (SGK TV4 tập 2 trang 93) .

Trả lời:

Em có thể đặt câu như sau:

a) Với bạn: - Phương thông cảm cho mình mượn cái bút với!

- Phương ơi, bút của mình bị hỏng, cậu cho mình mượn cái bút kia đi!

b) Với bố của bạn: - Dạ, bác làm ơn cho cháu được nói chuyện với Hoàng ạ!

- Nhờ bác chuyển máy cho Hoàng, cháu xin phép được nói chuyện cùng Hoàng ạ!

c) Với một người lớn: - Chú ơi, nhờ chú chỉ giúp nhà bạn Hà ở đâu ạ!

- Chú làm ơn chỉ nhà bạn Hà cho cháu với ạ!

Câu 3 (trang 93 sgk Tiếng Việt 4 tập 2): Hãy nêu một vài tình huống có thể dùng câu khiến có:

a. Hãy ở trước động từ

b. Đi, thôi, nào ở sau động từ

c. Xin, mong ở trước chủ ngữ

Trả lời:

Dựa vào cách thức tạo ra câu khiến đã học, căn cứ vào nội dung đã cho, em đặt vào câu khiến theo yêu cầu câu hỏi.

Em có thể đặt như sau:

a. - Em hãy ở nhà, bữa khác chị sẽ cho đi! - Con hãy học bài đi!

b. - Chúng minh ra bờ hồ dạo mát đi! - Chúng mình cùng học bài đi nào!

c. - Mong cậu giữ đúng lời hứa! - Xin bố cho con được học thêm môn võ thuật ở nhà văn hóa thiếu nhi!

Câu 4 (trang 93 sgk Tiếng Việt 4 tập 2): Nêu tình huống có thể dùng các câu khiến nói trên.

Trả lời:

- Có thể dùng câu a trong trường hợp yêu cầu bạn phải nghiêm chỉnh học tập-

- Có thể dùng câu b khi yêu cầu tập thể cho bạn Nam vào thi đấu vật.

- Có thể dùng câu c yêu cầu cả lớp giữ trật tự chung để cuộc họp lớp đạt kết quả tốt.

***

Soạn bài Luyện từ và câu lớp 4: Cách đặt câu khiến trang 92 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu chia sẻ chi tiết phía trên, hi vọng các em sẽ nắm chắc thêm kiến thức từ đó vận dụng làm bài tập chuyển câu kể thành câu khiến thật thành thạo.

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM