Trang chủ

Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo

Xuất bản: 22/12/2022 - Tác giả:

Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo sách Cánh diều với việc giải đáp tất cả các câu hỏi trong phần chuẩn bị, đọc hiểu và câu hỏi cuối bài trang 73 - 75.

Cùng Đọc tài liệu xem chi tiết nội dung soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo sách Cánh diều - Bài 7. Thơ tự do - SGK Ngữ văn 10 tập 2

Chuẩn bị

- Tìm hiểu thông tin từ các nguồn khác nhau về nhà thơ Trần Đăng Khoa và xuất xứ của bài Lính đảo hát tình ca trên đảo. Lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin cần thiết giúp đọc, hiểu bài thơ; chú ý năm ra đời của bài thơ ( 1982)

Gợi ý trả lời:

a) Tác giả 

- Trần Đăng Khoa (sinh năm 1958)

- Quê quán: Hải Dương

- Phong cách nghệ thuật: Giản dị, gần gũi, giàu chất nhạc,

- Tác phẩm chính: Góc sân và khoảng trời, từ góc sân nhà em, khúc hát người anh hùng,...

b) Tác phẩm

Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Tuy cuộc sống của họ còn thiếu thốn về vật chất, sân khấu xếp bằng đá san hô, cánh gà chôn bằng mấy tấm tôn, ca sĩ toàn là những anh chàng đầu trọc (họ phải cạo trọc đầu để tiết kiệm nước ngọt vệ sinh)... nhưng tâm hồn của họ thì vô cùng lạc quan, yêu đời. Họ cất cao lời ca tiếng hát, những tiếng hát ngang tàng, toàn nhớ với thương. Dù chưa biết "người thương" ở phương nào, họ vẫn khát khao và mộng tưởng, họ khẳng định tình yêu thủy chung như muối mặn của mình dẫu chưa hề biết "bóng dáng nào sẽ đến" với họ. Có thể nói, họ thiếu thốn cả về vật chất và tình cảm. Chỉ có tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì luôn chan chứa trong tim.

- Thể loại: Thơ tự do

- Xuất xứ: Bài thơ sáng tác vào năm 1982 trong một lần đi thăm những người chiến sĩ nơi đảo xa của nhà thơ Trần Đăng Khoa.

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được trích từ tập “Tuyển thơ” của nhà xuất bản Văn học

- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Xem thêm: Nhà thơ Trần Đăng Khoa và xuất xứ bài Lính đảo hát tình ca trên đảo

- Em có hiểu biết gì về quần đảo Trường Sa và cuộc sống của những người chiến sĩ trên các đảo ấy?

Gợi ý trả lời:

Quần đảo Trường Sa là một trong hai quần đảo san hô của Việt Nam nằm ở giữa biển Đông. Trong nhiều thế kỷ trước đây quần đảo Trường Sa thường được gọi dưới tên chung với quần đảo Trường Sa là Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Đại Hoàng Sa, Đại Trường Sa, Vạn lý Trường Sa v.v...

Cuộc sống của những người chiến sĩ ở huyện đảo Trường Sa gắn liền với biển đảo, nơi đầu sóng ngọn gió giữa trùng khơi, góp phần giữ gìn sự yên bình cho Tổ quốc.

Xen thêm: Em có hiểu biết gì về quần đảo Trường Sa và cuộc sống trên các đảo

Đọc hiểu: Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo

Câu hỏi 1: Khổ 1, 2: Chú ý từ ngữ nhân vật trữ tình tự xưng và sự đặc biệt của sân khấu do lính đảo tự tạo.

Gợi ý trả lời:

Từ ngữ nhân vật trữ tình tự xưng: Em - chúng anh, ta.

Sự đặc biệt của sân khấu do lính đảo tự tạo: đá san hô kê lên thành sân khấu, vài tấm tôn chôn thành cánh gà, phông màn là gió Trường Sa.

Câu hỏi 2: Khổ 3,4: Chú ý chi tiết những người lính đảo tự họa về ngoại hình của họ.

Gợi ý trả lời:

Chi tiết những người lính đảo tự họa về ngoại hình của họ: lính trẻ lính già đều trọc tếu như nhau, gọi đùa nhau là sư cụ, là bà con xa với bụt ốc.

Câu hỏi 3: Bản tình ca của lính đảo có gì đặc biệt?

Gợi ý trả lời:

Bản tình ca của lính đảo đặc biệt ở chỗ những giai điệu đầy ngang tàng, được ví như gió biển nơi đây, lời ca thì chứa đựng những nỗi nhớ với thương.

Câu hỏi 4: Chú ý đến biện pháp điệp trong các khổ thơ 8,9.

Gợi ý trả lời:

Biện pháp điệp trong các khổ thơ 8,9: nào hát lên...

Câu hỏi 5: Kết thúc bài thơ có điều gì bất ngờ?

Gợi ý trả lời:

Thông tin về thời gian sáng tác: Bài thơ là sự tổng hợp của những sáng tác Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948), Đêm mít tinh (1949) và Đất nước (1955).

Câu hỏi cuối bài

Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo là ai? Có thể chia bài thơ làm mấy phần? Hãy đặt tên cho mỗi phần đó?

Gợi ý trả lời:

- Nhân vật trữ tình trong bài thơ là những người lính đảo

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1: (4 khổ đầu): Hoàn cảnh sống và tinh thần lạc quan của người lính đảo

+ Phần 2: (còn lại): Tấm lòng thuỷ chung, nghĩa tình của người lính

Câu 2: Sân khấu, diễn viên và khán giả của buổi biểu diễn có gì đặc biệt? Đâu là lí do tạo ra sự đặc biệt này? Qua đó, em thấy hình tượng người lính đảo hiện lên như thế nào?

Gợi ý trả lời:

- Sân khấu do lính đảo tự tạo: Đá san hô kê lên thành sân khấu, vài tấm tôn chôn mấy cánh gà, chẳng phông màn.

- Diễn viên: những người lính đảo

- Khán giả: những người lính đảo

- Lí do tạo ra sự đặc biệt: cuộc sống trên đảo vô cùng khó khăn, thiếu thốn vì vậy, sân khấu của người lính chỉ có thể làm một cách tạm bợ và chính họ làm khán giả cho nhau.

- Qua đó, em thấy hình tượng người lính hiện lên thật cao đẹp: họ luôn bình tĩnh, lạc quan, giàu ý chí trong mọi hoàn cảnh.

Câu 3: Phân tích tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để thể hiện hình tượng người lính đảo và khúc tình ca của họ trong sau khổ thơ cuối.

Gợi ý trả lời:

Một số biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để thể hiện hình tượng người lính đảo trong năm khổ thơ cuối:

- Biện pháp so sánh: Giai điệu của người lính ngang tàn như gió biển/ Yêu em thủy chung hơn muối mặn

- Biện pháp nhân hóa: Vỏ ốc cất thành lời

- Điệp cấu trúc: Nào hát lên/ Rằng...

=> Thể hiện hình tượng người lính đảo: Họ là những con người lạc quan và đầy mơ mộng với cuộc sống.

Một số cách trả lời khác BPNT thể hiện hình tượng người lính đảo trong sáu khổ thơ cuối.

Câu 4: Hãy chỉ ra mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo. Nêu nhận xét của em về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ.

Gợi ý trả lời:

Mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình trong bài thơ: Bài thơ được viết theo mạch cảm hứng của một buổi trình diễn âm nhạc, từ khâu chuẩn bị cho đến lúc trình diễn và lời ca được cất lên cao trào.

Nhận xét của em về ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ: Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ gần gũi, giản dị, vô cùng dễ hiểu nhưng cũng không kém phần độc đáo. Giọng điệu bài thơ lúc thì du dương trầm bổng, lúc lại rộn rã vui tươi đầy tự hào.

Xem tại Mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình trong Lính đảo hát tình ca trên đảo.

Câu 5: Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Cuộc sống vật chất và tâm hồn của những người lính đảo trong bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì?

Gợi ý trả lời:

Cuộc sống trên đảo Trường Sa khắc nghiệt, gian khổ “đến một cái cây cũng không sống được”, thành ra người lính cũng phải chấp nhận để thích nghi với môi trường. Thiếu thốn đủ thứ, trong đó có nước ngọt, vì vậy phần lớn họ phải cạo trọc đầu, thành ra “lính trẻ lính già đều trọc tếu như nhau”. Họ gọi đùa nhau là “sư cụ”, là “bà con xa với bụt ốc”, thế hóa thành vui nhộn vì cảnh tượng “sư cụ hát tình ca” mới đưa duyên và “sóng sánh” làm sao! Hình tượng người lính Trường Sa hiện lên thật lãng mạn và hào hoa. Họ hát tình ca trên đảo với biết bao tâm trạng và cảm xúc trào dâng: khát khao một tình yêu cháy bỏng, bày tỏ sự nồng nàn và chung thủy thiết tha. Cái giọng tình ca ở đây cũng thật kỳ lạ, cứ “ngang tàng như gió biển” nhưng lời lẽ tình tứ không chê vào đâu được, bồi hồi bỏng cháy “toàn nhớ với thương thôi”.

Câu 6: Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo. Hãy chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ,..của em khi đó bằng một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng).

Gợi ý trả lời:

Lời ca của những người lính đảo xa cất lên sao mà mê đắm! Giữa mây trời lồng lộng, giữa gió và cát mang theo hơi mặn của biển khơi, giữa những tảng đá san hô, một sân khấu nhỏ được dựng lên. Đó là sân khấu của những ca sĩ vô cùng đặc biệt – mệnh danh là những ông sư của biển cả. Họ cất lên tiếng hát giữa những khó khăn, ác liệt nơi đây. Điệu hát của họ, khi thì dịu dàng say đắm, lúc lại tự hào, hào hùng cất lên, khiến người nghe không khỏi thổn thức. Bài hát của họ lãng mạn, hào hoa là thế, nhưng chất lính, sự kiên cường và dấn thân của người lính mới chính là vẻ đẹp cao cả về lòng yêu nước.

Xem thêm tại Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn của người lính đảo.

-/-

Trên đây là gợi ý soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo lớp 10 Cánh diều, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Cánh diều!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM