Trang chủ

Soạn bài Lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro

Xuất bản: 14/12/2021 - Tác giả:

Soạn bài Lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo với đầy đủ các câu hỏi và bài tập Suy ngẫm và phản hồi

Bài viết thuộc chủ đề: Soạn văn 6 Chân trời sáng tạo.

Hướng dẫn soạn văn 6 Lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro thuộc bài 10 bộ sách Chân trời sáng tạo được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục.

Soạn bài Lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro Chân trời sáng tạo

Cùng Đọc tài liệu đi vào từng phần mà các em cần chuẩn bị bài học này trước khi đến lớp:

Chuẩn bị đọc

1. Cây lúa có vai trò như thế nào đối với đời sống của người Việt Nam?

Trả lời:

- Cây lúa đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

+ Xét về mặt vật chất: Cây lúa cung cấp lương thực không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Lúa cho thóc, từ đó ta có được những hạt gạo trắng tinh tươm nấu thành cơm trong bữa ăn. Từ gạo người ta cũng có thể làm ra được các loại bánh như bánh chưng, bánh giầy, bánh nếp,... Từ gạo người ta cũng làm ra bún, phở...

+ Xét về mặt tinh thần: Cây lúa là biểu tượng của nền văn minh lúa nước.

2. Hãy chia sẻ với các bạn một lễ hội về cây lúa mà em biết?

Trả lời:

Có rất nhiều lễ hội về cây lúa mà các em có thể tìm kiếm trên mạng hoặc được đọc trên báo chí, các em hãy tổng hợp những thông tin đó để chia sẻ trước lớp:

Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa là một trong những di sản văn hóa độc đáo của tỉnh Phú Thọ ngày nay. Lễ hội diễn ra vào ngày 14, 15 tháng Giêng hằng năm, trên cánh đồng Lú, cạnh khu vực đàn tịch điền ở phường Minh Nông, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Đây là lễ hội duy nhất mang tính đặc trưng, tiêu biểu khởi thủy nghề trồng lúa nước của cư dân nông nghiệp Việt Nam, gắn liền với thời đại Hùng Vương.

Truyền thuyết Hùng Vương kể rằng, thấy vùng ven sông này sau mỗi lần nước dâng, đất đai được phù sa bồi thêm màu mỡ, Vua Hùng mới gọi dân đến để dạy cách đắp bờ giữ nước. Một hôm, các con gái Vua Hùng theo dân đi đánh cá bên sông, thấy chim từng đàn bay lượn khắp bãi, chợt có một con chim thả bông lúa rơi trên mái tóc một Mị nương. Nàng đem bông lúa về trình với cha. Vua Hùng bấy giờ cho là điềm lành, liền bảo các Mị nương ra bãi tuốt các bông lúa đó đem về.

Mùa xuân, Vua cùng con dân đem các hạt ra đồng. Vua xuống bãi, lấy que nhọn chọc lỗ để tra hạt. Khi mạ lên, dân không biết cấy trồng nên Vua Hùng đã nhổ mạ lên, đem tới những trà ruộng, lội xuống cấy cho dân xem. Các Mị nương và nhân dân thấy vậy cùng làm theo.

Đời sau, nhân dân nhớ công ơn Vua Hùng đã tôn làm ông tổ nghề nông và dựng đàn Tịch Điền quay lưng về hướng Tây Nam ngay trên mỏm đất Vua ngồi khi dạy dân cấy lúa; đặt kho lương thực trên đồi Lúa, để rạ ở đồi Rơm, đặt tên chợ là Chợ Lú thuộc phường Minh Nông ngày nay.

Phần lễ gồm các nghi lễ cáo yết, cúng Thần Nông tiến hành vào ngày 14 tháng Giêng. Ngày 15 tháng Giêng là chính hội bao gồm nghi thức rước kiệu, tế lễ, lễ nhập vía Vua Hùng và thực hành diễn xướng cảnh Vua Hùng dạy dân cấy lúa.

Phần hội với các trò chơi dân gian sôi nổi như: Thi đập niêu, thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy, thi cấy lúa…

(Dẫn theo phutho.gov.vn)

Trải nghiệm cùng văn bản - Soạn bài Lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro

Trong khi đọc văn bản "Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro" thì trong bài có 1 câu hỏi theo dõi như sau:

Câu hỏi trong bài: Cây nêu trong lễ cúng Thần Lúa được làm bằng vật liệu gì và có hình thù như thế nào?

Trả lời:

-  Cây nêu trong lễ cúng Thần Lúa được làm từ cây vàng nghệ, thân buộc lá dứa

-  Cây nêu trong lễ cúng Thần Lúa có hình thù là: Ngọn của cây nêu có hình bông lúa lớn, phía trên gắn chùm lúa nhiều hạt và bốn tia tỏa ra bốn hướng: hai tia gắn lông chim chèo bẻo (biểu tượng cho sự mạnh mẽ, không ngoan); hai tia gắn lông gà (biểu tượng cho sự sung túc của gia chủ).

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là một văn bản thông tin? Theo em văn bản này được viết nhằm mục đích gì?

Trả lời:

- Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là một văn bản thông tin, đó là:

+ Văn bản trên có mục đích chuyển tải thông tin về một lễ cúng, đó là: lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro

+ Có Sa- po là đoạn văn ngắn nằm ngay dưới nhan đề, nhằm tóm tắt nội dung văn bản: "Người Chơ-ro, còn gọi là Đơ-ro, Châu Ro, là một trong những tộc người có mặt sớm nhất trên vùng đất Đồng Nai ...."

+  Giới thiệu thời gian, địa điểm lễ hội, các hoạt động theo trình tự thời gian: bắt đầu lễ, đến trong quá trình làm lễ, đến khi kết thúc lễ cúng.

+ Những chi tiết, sự vật xuất hiện trong lễ hội: tường thuật với miêu tả, biểu cảm, kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

+ Thông tin về sự kiện đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy.

- Theo em, văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro được viết nhằm mục đích cung cấp thông tin cho người đọc, để người đọc có thêm hiểu biết về văn hóa, phong tục của vùng miền địa phương.

Câu 2. Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro gồm những hoạt động nào? Các hoạt động ấy được liệt kê theo trình tự nào?

Trả lời:

- Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro gồm những hoạt động là:

+ Làm cây nêu

+ Rước hồn lúa

+ Mang gùi ra rẫy

+ Vái các thần linh, cắt bụi lúa đem về

+ Đọc lời khấn

+ Dự tiệc

- Các hoạt động trong văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro được liệt kê theo trình tự là thời gian:

+ Bắt đầu lễ bằng việc làm cây nêu, trong quá trình làm lễ cúng diễn ra các hoạt động và kết thúc lễ cúng mọi người cùng dự tiệc.

Câu 3. Trong đoạn văn sau câu nào tường thuật sự kiện, câu nào miêu tả sự kiện, câu nào thể hiện cảm xúc của người viết?

Khi cúng xong, mọi người trở lên nhà sàn chính để dự tiệc. Mở đầu buổi tiệc, theo truyền thống mẫu hệ, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ uống li rượu đầu tiên, sau đó mới mời khách theo thứ bậc tuổi tác. Trong thời gian dự tiệc, mọi người vừa ăn uống vui vẻ, vừa nhảy múa, ca hát trong âm thanh trầm bổng, dặt dìu của dàn cồng chiêng và nhiều nhạc cụ dân tộc khác như đàn tre, kèn môi, kèn chia,... Thật tưng bừng, náo nhiệt!

Trả lời:

- Trong đoạn văn câu tường thuật sự kiện:

+ Khi cúng xong, mọi người trở lên nhà sàn chính để dự tiệc.

+ Mở đầu buổi tiệc, theo truyền thống mẫu hệ, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ uống li rượu đầu tiên, sau đó mới mời khách theo thứ bậc tuổi tác.

- Trong đoạn văn câu miêu tả sự kiện: Trong thời gian dự tiệc, mọi người vừa ăn uống vui vẻ, vừa nhảy múa, ca hát trong âm thanh trầm bổng, dặt dìu của dàn cồng chiêng và nhiều nhạc cụ dân tộc khác như đàn tre, kèn môi, kèn lúa,...

- Trong đoạn văn câu thể hiện cảm xúc của người viết: Thật tưng bừng, náo nhiệt!

Câu 4. Văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro có phải là văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện? Hãy lí giải?

Trả lời:

- Văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện.

- Lí giải:

+ Vì văn bản này đã giới thiệu, thuyết minh về sự kiện Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro, giúp người đọc hình dung được quá trình diễn biến của sự kiện và các thông tin liên quan.

+ Văn bản cũng trình bày các hoạt động theo trình tự thời gian.

+ Kết hợp tường thuật với miêu tả, biểu cảm, kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

+  Thông tin về sự kiện đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy.

Câu 5. Văn bản giúp em hiểu gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên?

Trả lời:

(Đây là câu hỏi mở, các em trả lời theo quan điểm của bản thân.)

- Văn bản giúp em hiểu gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên là:

+ Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là một nét sinh hoạt văn hoá độc đáo, góp phần làm phong phú di sản văn hoá của dân tộc.

+ Qua lễ hội em cảm nhận rõ mối giao hoà, gắn bó ân tình giữa con người với thiên thiên, ước mơ của con người về cuộc sống ấm no, hạnh phúc và lòng biết ơn của con người với những món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng.

-/-

Vậy là trên đây Đọc tài liệu đã hướng dẫn các em hoàn thiện phần soạn bài Lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro. Chúc các em học tốt.

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM