Trang chủ

Soạn bài Khóc Dương Khuê Cánh diều ngắn nhất

Xuất bản: 27/08/2024 - Tác giả:

Soạn bài Khóc Dương Khuê Cánh diều ngắn nhất trang 15 được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

1. Chuẩn bị

Yêu cầu:

– Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

– Khi đọc hiểu văn bản thơ song thất lục bát, các em cần chú ý:()

+ Bài thơ bắt đầu bằng câu song thất hay lục bát?

+ Xác định chủ đề, bố cục của bài thơ và mối quan hệ giữa các câu thơ trong bài.

+ Tìm hiểu các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng. Chú ý nhịp điệu bài thơ và việc sử dụng từ ngữ để diễn tả tình cảm.

- Đọc trước văn bản Khóc Dương Khuê, tìm hiểu thêm thông tin về nhà thơ Nguyễn Khuyến và nhà thơ Dương Khuê (1839-1902).

Trả lời:

- Khi đọc hiểu văn bản thơ song thất lục bát, các em cần chú ý: cách ngắt câu, ngắt nhịp và gieo vần.

- Tìm hiểu về văn bản Khóc Dương Khuê và nhà thơ Nguyễn Khuyến và nhà thơ Dương Khuê:

* Nhà thơ Nguyễn Khuyến:

+ Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) hiệu là Quế Sơn,

+ Ông sinh tại quê ngoại là xã Hoàng Xá (nay thuộc Yên Trung), huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

- Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo.

- Năm 1864, ông đỗ đầu trong kỳ thi Hương. Nhưng mấy kì thi sau lại trượt, cho đến năm 1871, ông mới đỗ đầu cả kỳ thi Hội và thi Đình.

- Ông được người đời gọi là Tam Nguyên Yên Đổ (do đỗ đầu cả ba kỳ thi).

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ, cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng…

* Nhà thơ Dương Khuê:

- Dương Khuê (1839 – 1902) người làng Vân Đình, tổng Phương Đình, tỉnh Hà Đông (nay là Ứng Hòa, Hà Nội).

- Ông đỗ tiến sĩ năm 1868, làm quan đến chức Tổng đốc Nam Định, Ninh Bình. Ông là bạn của Nguyễn Khuyến.

* Văn bản Khóc Dương Khuê:

- Được viết theo thể thơ song thất lục bát

- Sử dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật: nói giảm nói tránh + các câu hỏi tu từ + điệp từ…

2. Đọc hiểu

Nội dung chính: Khóc Dương Khuê là bài thơ thể hiện nỗi tiếc nuối sâu sắc của nhà thơ dành cho người bạn của mình. Đồng thời khẳng định một tình bạn tri kỷ - một thứ tình cảm giữa những con người với nhau.

Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1: Chú ý cách sử dụng từ ngữ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến.

Trả lời:

- Tác giả sử dụng nhóm từ “thôi đã thôi rồi” và “nước mây man mác” để diễn tả cảm xúc đau đớn, xót thương trước sự ra đi của người bạn tri kỉ.

- Từ “tôi”, “bác” thể hiện một tấm lòng kính trọng và thân mật.

Câu 2: Nhà thơ nhắc lại những kỉ niệm gì với bạn, theo trình tự nào?

Trả lời:

- Nhà thơ nhắc đến những kỉ niệm với bạn theo trình tự thời gian: từ thuở đăng khoa sớm ngày bên cạnh nhau, khi chơi nơi dặm khách nghe tiếng suối, khi từng gác treo leo…

Câu 3: Nỗi đau mất bạn của tác giả được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Nỗi đau đớn, trống vắng khi bạn mất: thể hiện qua sự ngỡ ngàng, bàng hoàng “chân tay rụng rời” …

Câu 4: Nhà thơ nhắc đến giường treo và đàn kia để biểu thị điều gì?

Trả lời:

- Điển cố, điển tích được sử dụng: Giường treo,  Đàn kia.

= > Thể hiện sâu sắc tình bạn tri âm, tri kỉ và nỗi buồn ẩn sâu khi mất đi người bạn.

Câu 5 (trang 18 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nhà thơ đã tự an ủi mình thế nào sau khi bạn mất.

Trả lời:

- Nhà thơ đã từ an ủi mình bằng việc nói về tuổi già sống chết do sinh lão bệnh tử nên chỉ biết khóc trong lòng.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1: Chỉ ra đặc điểm của thể thơ song thất lục bát qua bài Khóc Dương Khuê.

Trả lời:

- Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát qua bài Khóc Dương Khuê là:

+ Bài thơ bắt đầu bằng câu lục bát

+ Mỗi khổ thơ đều có một vần trắc và ba vần bằng

+ Các câu có thể ngắt nhịp 3/4 hoặc 3/2/2; hai câu sáu – tám ngắt theo thể lục bát.

Câu 2: Sự kiện tạo ra nguồn cảm xúc để Nguyễn Khuyến viết bài thơ là gì? Sự kiện ấy chi phối bố cục của bài thơ như thế nào? Cho biết ý chính của mỗi phần theo bố cục đó.

Trả lời:

- Sự kiện tạo ra nguồn cảm xúc để Nguyễn Khuyến viết bài thơ là người bạn tri kỉ của ông ra đi.

- Bố cục của bài thơ: gồm 3 phần:

+ Phần 1 (hai câu thơ đầu): Nỗi đau khi nghe tin bạn mất.

+ Phần 2 (từ câu 3 đến câu 22): Những kỉ niệm về tình bạn qua dòng hồi tưởng của tác giả.

+ Phần 3 (đoạn còn lại): Sự đau đớn, hụt hẫng khi quay trở lại đối diện với hiện thực.

Câu 3: Tình cảm của Nguyễn Khuyến được thể hiện như thế nào trong hai dòng thơ đầu khi nghe tin bạn mất?

Trả lời:

"Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta".

Nỗi đau đớn khi nghe tin bạn qua đời được thể hiện qua nhóm từ "thôi đã thôi rồi" thay cho khái niệm "đã mất", "đã chết", "đã qua đời"... làm giảm bớt đi nỗi đau đớn ghê gớm đối với tuổi già. Ngoài ra tác giả còn sử dụng các từ láy “man mác”, “ngậm ngùi” diễn tả tâm trạng đau đớn, buồn bã trước sự ra đi của người bạn đồng niên.

Câu 4: Những kỉ niệm về tình bạn đã được tác giả hồi tưởng như thế nào và theo trình tự nào trong đoạn thơ từ dòng 3 đến dòng 22?

Trả lời:

- Những kỉ niệm về tình bạn đã được tác giả hồi tưởng theo trình tự thời gian: kéo dài từ thời trẻ đến khi về già.

+ Cùng nhau thi đỗ làm quan

+ Cùng nhau rong chơi khắp chốn non nước

+ Cùng ngân nga hát ả đào

+ Cùng nhau uống rượu và bình luận thơ văn

+ Cùng nhau trải qua những buổi hoạn nạn, vật đổi sao rời

+ Cuộc gặp gỡ cuối cùng

Câu 5: Hãy phân tích tâm trạng của nhà thơ được diễn tả trong đoạn thơ từ dòng 23 đến hết.

Trả lời:

- Nỗi đau đớn của tác giả được thể hiện qua hình ảnh “chân tay rụng rời”.

Các tiếng "tôi" và "bác" xuất hiện nhiều lần trong đoạn thơ như hai linh hồn đang nương tựa vào nhau; nỗi đau buồn như được nhân lên gấp bội.

- Nguyễn Khuyến với nỗi cô đơn, trống vắng không còn thiết tha gì khi người bạn hiền qua đời.

- Quay về với thực tại, trước vong linh người bạn hiền quá cố, Nguyễn Khuyến cuối cùng cũng đã thoát khỏi cái hồi tưởng xa xăm, trở về với hiện thực đau đớn, xót xa.

Câu 6: Phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ nổi bật trong bài Khóc Dương Khuê.

Trả lời:

- Cách nói giảm: Bác Dương thôi đã thôi rồi! , nhằm làm giảm đi những mất mát đau thương.

- Biện pháp nhân hóa: Nước mây man mác. Nhằm diễn tả sự ra đi của bạn cũng khiến đất trời thương xót.

- Cách nói so sánh: Tuổi già giọt lệ như sương.

- Các câu hỏi tu từ trong đoạn cuối bài thơ. Hàng loạt các câu thơ như: Làm sao bác vội về ngay; Vội vàng sao đã mải lên tiên, ... Để rồi lắng đọng trong những câu thơ hụt hẫng, chơi vơi:

- Cách sử dụng lối liệt kê: Có lúc, có khi, cũng có khi… nhằm tái hiện những kỉ niệm về tình bạn thân thiết và tấm lòng của nhà thơ đối với bạn.

- Ngoài ra, tác giả đã dùng một loạt điển tích, điển cố về tình bạn tri âm để diễn tả nỗi đau mất bạn một cách sâu sắc ở đoạn thơ cuối cùng.

Câu 7: Bài thơ Khóc Dương Khuê giúp em có thêm nhận thức gì về tình bạn trong cuộc sống.

Trả lời:

- Bài thơ giúp em nhận thức được thứ tình cảm đáng quý, thiết tha sâu nặng giữa những người tri kỷ, đồng thời nhắc nhở chúng ta phải biết trân trọng thứ tình cảm thiêng liêng cao quý này.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM