Trang chủ

Soạn bài Hứng trở về (Nguyễn Trung Ngạn)

Xuất bản: 09/09/2020 - Cập nhật: 20/07/2022 - Tác giả:

Soạn bài Hứng trở về, hướng dẫn trả lời câu hỏi soạn bài Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn trang 142 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1.

Bạn đang muốn tìm tài liệu soạn bài Hứng trở về? Xem ngay bài soạn Hứng trở về do Đọc Tài Liệu biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hiểu được những tâm sự của nhà thơ về nỗi nhớ quê hương, từ đó bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước trong các em.

Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của tác phẩm này.

Cùng tham khảo...

Kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

– Nguyễn Trung Ngạn (1289 – 1370) tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là Ân Thi, Hưng Yên) đỗ Hoàng Giáp năm 16 tuổi.

– Ông làm quan đến chức Thượng thư đến năm 82 tuổi thì qua đời

– Sự nghiệp: Ông để lại tập thơ Giới hiên thi tập

2. Tác phẩm

- Bài thơ Hứng trở về được sáng tác khi Nguyễn Trung Ngạn đang đi sứ ở Giang Nam (Trung Quốc).

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt

- Nội dung: Tình cảm nhớ quê và mong muốn được trở về ngay với cảnh nghèo mà chứa chan tình người của tác giả.

- Nghệ thuật:

+ Sử dụng những hình ảnh thơ gợi cảm....

+ Biện pháp so sánh tài tình giữa câu 3 và câu 4....

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (2 câu đầu): những hình ảnh đơn sơ thân thuộc của miền quê thể hiện nỗi nhớ quê hương của nhà thơ

+ Phần 2 (2 câu cuối): mong muốn trở về của tác giả

Hướng dẫn soạn bài Hứng trở về ngắn gọn

Gợi ý trả lời các câu hỏi đọc hiểu soạn bài đọc thêm Hứng trở về ngắn gọn nhất trang 142 SGK Ngữ văn 10 tập 1.

Câu 1 trang 142 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Nỗi nhớ quê hương ở hai câu đầu có gì đặc sắc?

Trả lời:

Tác giả nhớ quê hương bởi những hình ảnh dân dã, bình dị và đơn sơ như dâu già, lúa, cua,... chứ không phải bởi những sản vật quý hiếm, những thức ngon của lạ. Nỗi nhớ quê của tác giả bộc lộ một cách chân thành, ấm áp và gần gũi.

Câu 2 trang 142 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Nét riêng của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trong bài thơ qua những hình tượng thơ độc đáo?

Trả lời:

Tình yêu quê hương đất nước, non sông có thêm nỗi lòng của người li hương:

+ Mở đầu bài thơ là nỗi nhớ quê da diết thể hiện qua những hình ảnh dân dã, thân quen

+ Lòng tác giả bồi hồi, xúc động khi nghĩ tới nong tằm, ruộng dâu, lúa trổ bông, cua đồng béo…

+ Niềm mong mỏi mãnh liệt được quay trở về

- Nét độc đáo của bài thơ chính là việc thể hiện tình cảm lớn lao- tình yêu quê hương, đất nước qua những hình ảnh nhỏ bé, giản dị, mộc mạc và đời thường.

Hướng dẫn soạn bài Hứng trở về chi tiết

Gợi ý trả lời các câu hỏi đọc hiểu soạn bài đọc thêm Hứng trở về trang 142 SGK Ngữ văn 10 tập 1.

Bài 1 trang 142 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Nỗi nhớ quê hương ở hai câu đầu có gì đặc sắc?

Trả lời:

Dâu già lá rụng tằm vừa chín

 Lúa sớm bông thơm cua béo ghê

- Nỗi nhớ rất cụ thể, dân dã làm nổi lên gốc gác đồng quê, nghề trồng dâu nuôi tằm, nghề trồng lúa và sinh hoạt đạm bạc “cua béo ghê”. Đời thường hiện lên trong cảm xúc nhà thơ. Cái cốt lõi của cảm xúc ấy là lòng yêu quê hương xứ sở. Cách nói mộc mạc dễ làm rung động lòng người.

- Tình yêu quê hương không phải bằng cảm xúc hô to gọi giật mà bằng những hình ảnh gợi nhớ. Đó là dâu tằm, là hương thơm đồng lúa, là cua cá trên đồng, dẻo thơm ngọt ngào trong bữa cơm quê.

Bài 2 trang 142 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Nét riêng của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trong bài thơ qua những hình tượng thơ độc đáo?

Trả lời:

- Nét thứ hai - nét riêng của lòng yêu nước là cảm xúc bắt nguồn từ nhận thức, của lí trí.

- Dẫu rằng nghèo khó vẫn là quê hương hơn danh vọng ở nơi chốn hoa đô hội. Tác giả sử dụng hình thức so sánh: "Đất Giang Nam tuy vui, cũng chẳng bằng về nhà". Giang Nam tuy vui nhưng là nơi đất khách quê người. Tiếng gọi trở về tha thiết, khắc khoải trong lòng kẻ xa quê. Rõ ràng lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về dân tộc là cảm xúc chủ đạo của bài thơ quy hứng.

- Bài thơ giúp người đọc ý thức một chân lí: không gì bằng quê hương xứ sở của mình; giúp ta thêm yêu, thêm quý nơi mình sinh ra, lớn lên và trưởng thành.

Soạn bài Hứng trở về chương trình nâng cao

Gợi ý trả lời các câu hỏi đọc hiểu bài Hứng trở về trang 166 SGK Ngữ văn 10 nâng cao tập 1.

Câu 1 trang 166 SGK Ngữ văn 10 nâng cao tập 1

Các chi tiết ở câu thơ 1 – 2 gợi nhớ hương vị gì khiến người đi xa nóng lòng muốn trở về ngay? Điều ấy nói lên tình cảm của tác giả đối với quê hương như thế nào?

Trả lời:

Các chi tiết ở hai câu thơ 1 - 2 gợi nhớ hương vị quen thuộc của cây dâu già đang rụng lá, nong tằm vừa chín, bông lúa vừa trổ với hương thơm thoang thoảng cùng với những con cua đang béo tốt. Thông qua những chi tiết ấy ta thấy được tác giả là một người gắn bó máu thịt với vùng quê nông thôn. Dù cho giờ đây ở nơi đất khách có vui tươi, sung sướng thì vẫn không bằng được về nhà, về quê hương đã nuôi lớn, gắn bó với mình từ khi sinh ra.

Câu 2 trang 166 SGK Ngữ văn 10 nâng cao tập 1

Các cụm từ “nghe nói”, “nghèo vẫn tốt”; “tuy vui / chẳng bằng về” trong hai câu cuối đã thể hiện được thái độ, sự lựa chọn như thế nào của nhà thơ? Cách diễn đạt ở câu 3 và 4 có gì khác nhau.

Trả lời:

- Các cụm từ “nghe nói”, “nghèo vẫn tốt”; “tuy vui / chẳng bằng về” trong hai câu cuối là cách nói tế nhị của tác giả ngầm so sánh hai sự việc.

- Cách diễn đạt ở hai câu đều là sự so sánh nhưng vẫn có sự khác nhau:

+ Câu 3: thể hiện cuộc sống an bần nhưng vẫn vui, vẫn tốt.

+ Câu 4: so sánh cuộc sống vui vẻ về tinh thần với cái thú ở nhà.

- Nhà thơ đã lựa chọn sự thanh đạm của quê nhà.

Tổng kết

Với thể thơ ngắn gọn súc tích giàu ý nghĩa, hình ảnh giản dị mộc mạc mà nên thơ, bài thơ đã cho ta thấy nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả, dù có sung sướng đến đâu vẫn muốn trở về nơi quê nhà hơn là được ở nơi ăn sung mặc sướng.

//Trên đây là nội dung chi tiết bài soạn Hứng trở về do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn. Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 10 bài Hứng trở về này sẽ giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của tác phẩm. Chúc các em luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Hứng trở về một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM