Soạn Bài học đường đời đầu tiên - Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ được Đọc tài liệu bao gồm các câu trả lời cho các câu hỏi trong bài học, sau đó là tổng hợp lại kiến thức của cả bài đọc.
Soạn Bài học đường đời đầu tiên [ Soạn văn 6 Kết nối ]
Soạn văn 6 Kết nối / Bài học đường đời đầu tiên
Soạn Bài học đường đời đầu tiên - Kết nối tri thức
Trả lời câu hỏi trang 12 -19 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức.
Soạn phần trước khi đọc
1. Có thể em đã từng đọc một truyện kể hay xem một bộ phim nói về niềm vui hay nỗi buồn mà nhân vật đã trải qua. Khi đọc (xem) em đã có suy nghĩ gì?
2. Chia sẻ với các bạn vài điều em thấy hài lòng hoặc chưa hài lòng khi suy nghĩ về bản thân?
Trả lời:
1. Em đã từng xem phim nói về nỗi buồn mà nhân vật từng trải qua. Khi xem xong em có suy nghĩ: Nếu có thói hung hăng, kiêu ngạo, hống hách, không biết suy nghĩ, không biết đoàn kết và yêu thương người khác thì sớm muộn gì cũng mang vạ vào thân. Từ đó, em thấy mình cần phải biết sống nhân ái, đoàn kết với mọi người xung quanh.
2. Chia sẻ một vài điều về bản thân:
- Điều em thấy hài lòng: Yêu thương, cố gắng chăm ngoan học giỏi, biết giúp đỡ ông bà, bố mẹ. Đoàn kết với bạn bè.
- Điều em thấy chưa hài lòng: Chưa biết tự chăm sóc sức khỏe cho mình.
Soạn phần đọc văn bản
Câu 1. Em dự đoán như thế nào về sự việc sắp được kể?
Câu 2. Lúc rủ Dế Choắt trêu chị Cốc, Dế Mèn có nghĩ đến hậu quả không?
Câu 3. Điều gì đã xảy ra với Dế Choắt? Dế Mèn đã làm gì khi chứng kiến điều đó?
Trả lời
Câu 1. Em dự đoán về sự việc sắp được kể: Dế Choắt có tính hung hăng, hống hách, kiêu căng, tự phụ, luôn nghĩ mình "là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ" và coi thường những kẻ yếu hơn mình nên sẽ bắt bạt và trêu chọc mọi người.
Câu 2. Lúc rủ Dế Choắt trêu chị Cốc, Dế Mèn đã không nghĩ đến hậu quả của sự việc. Dế Mèn chỉ nghĩ rằng với sức mạnh của mình, sẽ làm chị Cốc tức giận và mình sẽ hả hê.
Câu 3 . Dế Chắt đã chết bởi chính trò đùa tai quái của Dế Mèn. Dế Mèn nằm im thin thít trong hàng cho tới khi chị Cốc đi rồi mới mon men bò lên. Khi thấy Dễ Choặt thoi thóp, Dế Mèn hoảng hốt sợ hãi ăn năn.
Soạn Bài học đường đời đầu tiên - Kết nối tri thức phần Sau khi đọc
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1. Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy?
Trả lời :
Câu chuyện được kể bằng ngôi thứ nhất, nhân vật xưng Tôi. Tạo sự tin cậy cho câu chuyện. Nhân vật dễ biểu hiện tâm trạng, ý nghĩa, thái độ.
Câu 2. Đọc phần một đoạn trích, nêu một số chi tiết miêu tả Dế Mèn khiến em liên tưởng tới đặc điểm con người. Lối miêu tả này thường được sử dụng ở loại truyện nào?
Trả lời :
Một số chi tiết miêu tả Dế Mèn khiến em liên tưởng tới đặc điểm con người là:
- ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên chóng lớn lắm.
- một chàng dế thanh niên cường tráng.
- bước đi bách bộ, cả người rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.
- Chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
- đi đứng oai vệ, mỗi bước đi làm điệu dún dẩy.
- hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
- Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm: quát mấy chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó…
- Lối miêu tả này thường được sử dụng ở các truyện cổ tích.
Câu 3. Em thích hoặc không thích điều gì trong cách Dế Mèn tự miêu tả và đánh giá về bản thân ở phần một? Vì sao?
Trả lời :
Những điều em thích và không thích trong cách Dế Mèn tự miêu tả và đánh giá về bản thân:
- Những điều em thích: Một chú Dế thanh niên cường tráng, tự tin, yêu đời và luôn tự hào luôn hãnh diện vì vẻ ngoài khỏe mạnh, cường tráng và có lối sống khoa học.
+ Ngoại hình: Đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt nhọn hoắt, đôi cánh xuống tận chấm đuôi, hai cái răng máy làm việc, sợi râu rất đỗi hùng dũng,...
+ Hành động: Muốn thử sức lợi hại của nhũng chiếc vuốt, co cẳng lên, đạp phanh phách vào những ngọn cỏ. Chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Đi đứng oai vệ
- Những điều em không thích: Dế Mèn kiêu căng, tự đắc, xốc nổi.
Câu 4. Dế Mèn đã nói gì khi sang thăm nhà Dế Choắt và khi nhờ Dế Choắt giúp đỡ? Những lời nói đó thể hiện thái độ gì của Dế Mèn?
Trả lời :
Khi soạn Bài học đường đời đầu tiên - Kết nối tri thức, em thấy: Dế Mèn sang thăm nhà Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (thông qua cách đặt tên Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú - mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỷ không cho Dế Choắt thông ngách sang nhà.
Qua thái độ và lời nó của Dê Mèn đối với Dế Choắt, ta thấy được Dế Mèn lúc đó là một kẻ ích kỷ, coi nhẹ tình nghĩa xóm giềng và thiếu tình thương đồng loại.
Câu 5. Chứng kiến cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có nhũng cảm xúc, suy nghĩ gì? Những cảm xúc, suy nghĩ đó cho thấy sự thay đổi nào ở Dế Mèn?
Trả lời :
- Chứng kiến cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những cảm xúc, suy nghĩ:
- Hối hận khi hành động của mình đã gây ra cái chết Dế Choắt: “Tôi hối hận! Tôi hối hận lắm!... Tôi biết làm thế nào bây giờ?”.
- Thương xót, buồn bã trước cái chết của Dế Choắt: “Tôi thương lắm… chết toi rồi”.
- Những cảm xúc suy nghĩ đó cho thấy sự thay đổi của Dế Mèn: Không còn thái độ kiêu căng, coi thường những người xung quanh.
Câu 6. Theo em từ những trải nghiệm đáng nhớ, Dế Mèn đã rút ra được bài học gì?
Trả lời :
Sau cái chết của người bạn ốm yếu đáng thương Dế Choắt, Dế Mèn đã rút ra được một bài học đường đời đầu tiên vô cùng lớn của mình: Ở đời không nên kiêu căng, xốc nổi, bắt nạt kẻ yếu. Tính kiêu ngạo, nóng vội của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiên ta phải ân hận suốt đời.
Câu 7. Nêu hình dung của em về nhân vật Dế Choắt. Nếu gặp một người bạn có đặc điểm giống như Dế Choắt, em sẽ đối xủ với bạn như thế nào?
Trả lời :
Hình dung của em về nhân vật Dế Choắt: Dế Choắt là nhân vật có dáng dấp nhỏ bé, yếu ớt nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Dù có bị Dế Mèn chê bai, Dế Choắt đáng thương, tội nghiệp cũng chỉ than thở, đành chịu sức mình hèn kém. Dế Choắt đã thiệt mạng một cách oan uổng, trong lúc thoi thóp hơi thở cuối cùng, Dế Choắt cũng không hề trách móc Dế Mèn mà còn đưa ra lời khuyên để Dế Mèn tránh được hậu quả về sau.
VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) kể lại một sự việc trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên bằng lời của một nhân vật do em tự chọn.
Gợi ý soạn Bài học đường đời đầu tiên
- Nhân vật: Dế Mèn hoặc Dế Choắt (xưng tôi)
- Sự kiện: Dế Mèn sang nhà Dế Choắt chơi, Dế Mèn trêu chị Cốc…
Bài làm:
Kể truyện theo ngôi kể thứ nhất là Dế Mèn
Một hôm, nhìn thấy chị Cốc bỗng ta nghĩ ra một trò nghịch dại và rủ Choắt chơi cùng. Nhưng khi nghe nhắc đến tên chị Cốc thì Choắt lại hoảng sợ xin thôi, đã thế còn khuyên tôi đừng trêu vào, phải biết sợ. Nghe thật tức cái tai.Tôi nào đâu biết sợ ai. Tức giận, tôi quay lại cất tiếng trêu chị Cốc, chứng minh cho Choắt thấy sự dũng cảm của mình. Nhưng chị Cốc không phải hiền lành. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó tôi cảm thấy sợ hãi nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Lúc bấy giờ, tôi không hề nghĩ đến anh bạn Dế Choắt tội nghiệp và cũng không thể tưởng tượng được chuyện sắp xảy ra. Đến hôm nay nghĩ lại, tôi vẫn còn thấy rùng mình.
Kể truyện theo ngôi kể thứ nhất là Dế Choắt
Một hôm, anh Dế Mèn sang nhà tôi chơi. Vừa nhìn xung quanh, anh đã chê bai căn nhà của tôi là luộm thuộm, tuềnh toàng. Anh còn dọa nếu như có kẻ xấu nào chui vào tôi thì tôi sẽ đi đời. Tôi lấy làm sợ hãi lắm, buồn rầu giải thích rằng mình vốn yếu ớt, không có sức lực để đào tổ nữa. Tôi xin anh Dế Mèn đào giúp mình một cái ngách sang bên nhà anh để phòng khi tối lửa tắt đèn có nhau. Nhưng tôi chưa nói hết câu, anh đã hếch răng lên, xì một hơi rõ ràng rồi nói với tôi bằng một giọng khinh khỉnh. Anh chê tôi hôi như cú mèo, khiến anh không chịu được. Sau đó, anh ra về không chút bận tâm. Tôi cảm thấy buồn bã và khổ tâm hết sức nhưng cũng không dám nói gì thêm.
Kiến thức mở rộng
1. Tác giả
- Tô Hoài (1920 - 2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen.
- Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
- Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta.
- Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật đời thường.
- Các tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, truyện dài, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận…
- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Một số tác phẩm tiêu biểu:
- Dế Mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1941)
- O chuột (tập truyện ngắn, 1942)
- Cỏ dại (hồi ký, 1944)
- Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953)
- Tự truyện (1978)
- Quê nhà (tiểu thuyết, 1981)
- Cát bụi chân ai (hồi ký, 1992)
- Chiều chiều (tiểu thuyết, 1999)
- Chuyện cũ Hà Nội (ký sự, 2010)...
2. Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên
Dế Mèn phiêu lưu kí là truyện đồng thoại nổi tiếng nhất của Tô Hoài, được trẻ em rất yêu thích. Năm 1941, Tô Hoài xuất bản truyện Con dế Mèn; sau đó tác giả viết thêm Dế Mèn phiêu lưu kí. Năm 1954, nhà văn gộp hai tác phẩm trên thành Dế Mèn phiêu lưu kí.
Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra gần 40 thứ tiếng trên thế giới.
Dế Mèn phiêu lưu kí đã được chuyển thành truyện tranh, phim hoạt hình và được nhiều hoạ sĩ vẽ minh hoạ.
a. Xuất xứ đoạn trích
- Bài học đường đời đầu tiên trích trong chương I của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.
- Tên của đoạn trích do người biên soạn SGK đặt.
- Dế Mèn phiêu lưu kí được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm đặc sắc nhất và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Truyện gồm mười chương, kể về cuộc phiêu lưu của nhân vật chính là chú Dế Mèn.
b. Tóm tắt văn bản Bài học đường đời đầu tiên
Dế Mèn là một chú dế cường tráng bởi biết ăn uống điều độ. Tuy nhiên, cậu chàng lại có tính kiêu căng, luôn nghĩ mình “có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Dế Mèn luôn coi thường những người xung quanh, đặc biệt là Dế Choắt - người bạn hàng xóm gầy gò và yếu ớt. Một lần, Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc khiến cho Dế Choắt phải chịu oan. Choắt bị chị Cốc mổ đến kiệt sức. Trước khi chết, Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói kiêu căng của mình. Dế Mèn vô cùng ân hận và nhận ra bài học đường đời đầu tiên của mình.
c. Bố cục
Bố cục văn bản Bài học đường đời đầu tiên gồm 3 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “có thể sắp đứng đầu thiên hạ”: Dế Mèn giới thiệu về bản thân.
- Phần 2. Tiếp theo đến “Tôi về, không chút bận tâm”: Câu chuyện về người bạn hàng xóm là Dế Choắt.
- Phần 3. Còn lại: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
-/-
Với toàn bộ tài liệu hướng dẫn soạn Bài học đường đời đầu tiên - Kết nối tri thức, hi vọng các em sẽ chuẩn bị bài học tốt nhất trước khi tới lớp. Chúc các em học tốt môn Ngữ văn 6.
- Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên
- Soạn bài thực hành tiếng Việt Trang 20 SGK
- Soạn bài Nếu cậu muốn có một người bạn...
- Soạn bài thực hành tiếng Việt Trang 26 SGK
- Soạn bài Bắt nạt
- Soạn Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em
- Soạn bài Kể lại một trải nghiệm của em
- Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 33
- Soạn bài thực hành đọc Những người bạn