Chuẩn bị đọc
Câu hỏi : Khi chờ đợi một điều gì đó quan trọng với bản thân, bạn thường có tâm trạng, cảm xúc như thế nào? Hãy chia sẻ điều đó với các bạn trong lớp.
Trả lời:
- Khi chờ đợi một điều gì đó quan trọng với bản thân tôi thường có tâm trạng háo hức, hồi hộp, vui sướng.
Hoặc:
Khi chờ đợi một điều gì đó quan trọng, mình thường trải qua nhiều cảm xúc đan xen. Ban đầu có thể là sự háo hức và mong đợi, cảm giác như tim đập nhanh hơn và tâm trí không ngừng nghĩ về điều sắp tới. Mình cứ mường tượng ra những kết quả tích cực, những điều tốt đẹp mà mình hy vọng sẽ xảy ra.
Tuy nhiên, nếu thời gian chờ đợi kéo dài hoặc điều đó quá quan trọng với mình, mình cũng có thể cảm thấy lo lắng, hồi hộp. Đôi khi, mình tự hỏi liệu mọi thứ có diễn ra theo đúng ý mình mong muốn hay không. Cảm giác bất an này có thể khiến mình khó tập trung vào những việc khác.
Dù vậy, mình thường cố gắng giữ sự lạc quan và tự nhủ rằng mọi thứ sẽ ổn. Mình tìm cách giải tỏa căng thẳng bằng cách làm những việc mình thích, như đọc sách, nghe nhạc, hoặc nói chuyện với bạn bè. Những lúc đó, mình cảm thấy rằng việc chia sẻ cảm xúc với mọi người xung quanh cũng là cách để giảm bớt sự hồi hộp và giữ vững tinh thần.
Trải nghiệm cùng văn bản
1. Theo dõi: Chú ý những từ ngữ, hình ảnh được dùng để miêu tả cảnh hoàng hôn trong phần văn bản này.
- Phương tây đỏ rực lửa cháy
- Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn
- Dãy tre làng đen lại
- Tiếng muỗi vo ve
- Tiếng trống thu không
- Cảnh chiều tàn mang một nét đặc trưng của miền quê Việt Nam
2. Suy luận: Chi tiết này cho thấy việc buôn bán của người dân phố huyện như thế nào?
- Việc buôn bán của người dân nơi phố huyện như một vòng tuần hoàn, ngày nào cũng lặp đi lặp lại, từ đó hiện lên hình ảnh những con người nhỏ bé, sống cơ cực, lam lũ, tội nghiệp.
3. Suy luận: Qua chi tiết này, bạn hiểu thêm điều gì về nhân vật Liên?
- Liên - một cô bé dù nhỏ tuổi nhưng lại rất tháo vát đảm đương việc nhà và ra dáng chị cả. Cô yêu động vật và đã rủ lòng thương khi tận mắt chứng kiến những đứa trẻ nhà nghèo ở ven chợ đang tìm kiếm những thứ có thể sử dụng được để sống qua ngày.
4. Theo dõi: Bầu trời đêm và không gian phố huyện trong đoạn này được miêu tả qua điểm nhìn của ai?
- Bầu trời đêm và không gian phố huyện trong đoạn này được miêu tả qua điểm nhìn của nhân vật Liên
5. Theo dõi: Chú ý tâm trạng và cảm xúc của chị em Liên trong lúc đoàn tàu đến.
- Chị em Liên đã vô cùng háo hức chờ đoàn tàu đến:
+ An dù rất buồn ngủ nhưng vẫn dặn chị nhớ gọi mình dậy để kịp nhìn thấy tàu qua.
+ Nhìn thấy ánh đèn ghi từ xa nghe tiếng còi vọng lại Liên đã vội vã gọi em dậy
+ Rồi tàu đến Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua
=> Đó là niềm vui nhỏ trong cuộc sống vốn tẻ nhạt thường ngày nơi phố huyện.
Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương với những sống cơ cực quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo những ngày trước Cách mạng. Đồng thời ông cũng biểu lộ sự trân trọng ước vọng đổi đời mơ hồ trong họ.
Câu 1: Tóm tắt nội dung câu chuyện được kể và chỉ ra đặc điểm cách xây dựng cốt truyện trong Hai đứa trẻ.
Trả lời:
- Truyện xoay quanh cuộc sống đơn điệu tẻ nhạt của người dân phố huyện nghèo và tâm trạng thao thức đợi tàu của hai chị em. Liên và An được mẹ giao trong coi cái cửa hiệu tạp hóa nhỏ ở một Phố huyện nghèo. Ngày nào cũng vậy, theo lời mẹ dặn cứ chiều buông là hai chị em lại đóng cửa hàng rồi ngồi trên chiếc chõng ngắm nhìn Phố huyện vào đêm. Tuy đã buồn ngủ ríu cả mắt nhưng hai chị em vẫn còn cố thức để được ngắm chuyến tàu cuối cùng trong ngày chạy qua rồi mới đi ngủ. Trước cảnh chiều tà và Phố huyện lúc về đêm Liên cảm thấy nơi đây buồn, ảo não. Liên thấy những đứa trẻ con đi nhặt nhạnh những đồ thừa xung quanh. Hai đứa trẻ là cuộc sống tàn lụi của chị Tí, bác Siêu, bác Xẩm. Cuộc sống của họ chỉ là sự cầm chừng, quẩn quanh bế tắc nhưng họ vẫn khao khát được ngắm chuyến tàu chạy qua phố huyện. Chuyến tàu ấy đi qua mang theo những âm thanh và ánh sáng. Gợi lên trong nhân vật Liên những ngày ở Hà Nội và những khát vọng về một cuộc sống tươi đẹp hơn. Khi chuyến tàu đã qua, hai chị em Liên đi vào giấc ngủ yên tĩnh và đẩy bóng tối nơi Phố huyện.
- “Hai đứa trẻ” là một dạng truyện ngắn trữ tình, hầu như không có cốt truyện, truyện không có tình huống gây cấn, éo le cũng không có mâu thuẫn xung đột, biến cố nó chỉ là diễn biến theo thời gian.
Câu 2: Bức tranh phố huyện đã được tác giả miêu tả theo trình tự nào và có đặc điểm gì? Làm rõ ý nghĩa của việc miêu tả bức tranh ấy trong văn bản.
Trả lời:
- Được miêu tả theo trình tự thời gian, 'Hai đứa trẻ' không chỉ là bức tranh của thiên nhiên mà còn là bức tranh của đời sống. Nó là bức tranh sống động về cuộc sống của phố huyện nghèo trong buổi chiều tối và đêm, được nhìn nhận và trải nghiệm qua tâm hồn ngây thơ, nhạy cảm của hai đứa trẻ - Liên và An.
- Tác giả bộc lộ sự đồng cảm sâu sắc với những kiếp người nhỏ bé, vô danh trong xã hội, đồng thời ông muốn thức tỉnh con người, hướng họ tới một cuộc sống tươi đẹp hơn, ý nghĩa hơn.
Câu 3: Xác định ngôi kể, điểm nhìn trong văn bản và cho biết tác dụng của ngôi kể, điểm nhìn ấy trong việc khắc hoạ nhân vật, thể hiện chủ đề, cảm hứng của tác phẩm.
Trả lời:
- Ngôi kể thứ ba
- Điểm nhìn trần thuật được đặt vào nhân vật Liên – một cô bé mới lớn, giàu lòng trắc ẩn và rất tinh tế. Việc đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật ấy khiến cho tác giả có thể đi sâu khai thác tâm trạng và cảm xúc, sự biến đổi tinh tế trong suy nghĩ của nhân vật.
Câu 4: Nêu và phân tích ý nghĩa:
a. Một số câu văn, đoạn văn sử dụng kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.
b. Một số hình ảnh, chi tiết xuất hiện nhiều lần trong văn bản.
Trả lời:
a. Một số câu văn, đoạn văn sử dụng kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm là:
- “An Liên lặng lẽ ngước mắt nhìn các vì sao”
- “Hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh lẫn với những vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào những cành cây”.
b. Hình ảnh con tàu được xuất hiện lặp đi lặp lại “10 lần” trong văn bản.
=> Qua tâm trạng đợi tàu của Liên, Thạch Lam như muốn lay tỉnh những con người đang buồn chán, sống quẩn quanh, bế tắc ấy hãy cố vươn tới điều gì đó tốt đẹp hơn để có thể thay đổi cuộc sống chính mình.
Câu 5: Theo bạn, truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam được viết theo phong cách sáng tác nào? Dựa vào đâu để bạn khẳng định như vậy?
Trả lời:
- Được viết theo phong cách nghệ thuật
- Điều đó thể hiện ở:
+ Những trang viết vừa đậm đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ.
+ Đặc biệt, truyện tiêu biểu cho thể loại truyện ngắn trữ tình của Thạch Lam (cái tình người chân chất nhẹ nhàng thấm sâu khắp thiên truyện; tập trung chú ý tới thế giới nội tâm của nhân vật, lối kể chuyện thú thỉ như tâm sự với người đọc).
Câu 6: Một tác phẩm văn học có giá trị thẩm mĩ và nhân văn thường đánh thức ở người đọc ít nhất một điều gì đó sâu xa, tốt đẹp trong tư tưởng, tình cảm. Đối với bạn, Hai đứa trẻ có khả năng đánh thức như vậy không? Vì sao?
Trả lời:
Với tôi, Hai đứa trẻ có đủ khả năng đánh thức người đọc hiểu rằng, dù chúng ta có sống trong hoàn cảnh nào, nghèo khó, tăm tối hay tù túng đến đâu thì hãy cố gắng vươn tới một điều gì đó tốt đẹp hơn để có thể thay đổi cuộc sống của chính mình.
Câu 7: Tìm hiểu thêm về các tác giả sáng tác theo phong cách lãng mạn, phong cách hiện thực trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 và hoàn tất bảng sau bằng cách đánh dấu xác định phong cách sáng tác của tác phẩm, tác giả trong văn bản (làm vào vở) và lí giải:
Trả lời:
Tên tác giả | Tên tác phẩm | Phong cách lãng mạn | Phong cách hiện thực |
---|---|---|---|
Thạch Lam | Dưới bóng hoàng lan, Nắng trong vườn... | - Thạch Lam viết về những điều hết sức bình dị và tinh tế. - Văn chương của ông nhẹ nhàng và trong trẻo nhưng vẫn bám sát vào hiện thực cuộc sống. Thông qua những điều hết sức giản dị, Thạch Lam không chỉ muốn khẳng định vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của con người mà còn bày tỏ một cái nhìn đầy lạc quan vào cuộc sống. Dưới cái nhìn tinh tế của nhà văn, người đọc phát hiện ra lẩn khuất giữa những tăm tối và khắc nghiệt không thể trốn chạy của hiện thực vẫn còn những vẻ đẹp đầy lấp lánh. | |
Vũ Trọng Phụng | Số đỏ, Giông tố... | Nổi tiếng với giọng văn trào phúng, châm biếm các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng luôn tạo cho người đọc cảm giác gần gũi và chân thật. Bởi ông lột tả cuộc sống hiện thực, lên án phê phán những thói hư tật xấu của xã hội. Vũ Trọng Phụng là một nhà văn viết về sự tha hóa của con người, giọng văn của ông có pha chút hài hước dí dỏm nhưng đó là tiếng cười của sự châm biếm. Ông luôn đứng về phía người lao động nghèo, lên án vạch trần cái ác, cái xấu. | |
Nam Cao | Lão Hạc, Chí Phèo... | - Phản ánh cuộc sống trong nỗi bức xúc, suy tư, nỗi đau đáu của cõi lòng. - Phê phán khá toàn diện và triệt để tính chất thoát ly, tiêu cực của văn chương lãng mạn đương thời, coi đó là thứ "ánh trăng lừa dối", đồng thời yêu cầu nghệ thuật chân chính phải trở về với đời sống, phải nhìn thẳng vào sự thật, "nói lên được nỗi thống khổ của hàng triệu nhân dân lao động lầm than". |