Đọc văn bản “Hai cõi U Minh” và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5) và trả lời câu hỏi (từ câu 6 đến câu 10):
Câu 1: Đoạn tóm tắt in nghiêng của văn bản có tác dụng gì?
A. Giúp người đọc hình dung được bối cảnh câu chuyện
B. Giúp người đọc hiểu quan hệ giữa Tổng Bá và lũ cọp
C. Giúp người đọc hình dung được vùng đất U Minh ngày nay
D. Giúp người đọc hiểu mối quan hệ của Cai Thoại và Tổng Bá
Trả lời:
Chọn đáp án: A
Câu 2: Dòng nào sau đây nêu nội dung chính của văn bản?
A. Truyện kể về việc cọp hoành hành xóm mới, bắt trâu bò, lợn gà…
B. Truyện kể về Tổng Bá ức hiếp người dân nhưng rất sợ Cai Thoại
C. Truyện viết về Cai Thoại chinh phục cọp và giai thoại về ông
D. Truyện tả cảnh dân làng bỏ Tổng Bá kéo lên U Minh Thượng lập nghiệp
Trả lời:
Chọn đáp án: C
Câu 3: Truyện được kể từ điểm nhìn của ai?
A. Ông Tổng Bá – điền chủ đất ven bờ U Minh
B. Người kể chuyện, tự xưng là “chúng tôi”
C. Vợ ông Cai Thoại
D. Tổng Bá và Cai Thoại
Trả lời:
Chọn đáp án: B
Câu 4: Nguyên nhân nào khiến cho truyện có màu sắc vừa hư vừa thực?
A. Câu chuyện li kì như là những truyện thần thoại, truyền thuyết
B. Câu chuyện có thực từ thuở con người mở mang vùng U Minh
C. Câu chuyện nhằm tố cáo bọn chủ đất vùng U Minh ngày xưa
D. Quá trình mở đất U Minh được kể bằng câu chuyện có nhiều yếu tố kì lạ, kì ảo
Trả lời:
Chọn đáp án: D
Câu 5: Ý nào sau đây nêu lên giá trị nhận thức của truyện Hai cõi U Minh?
A. Giúp người đọc hiểu về cuộc sống và con người thời mới mở vùng đất U Minh
B. Giúp người đọc yêu mến và trân trọng con người thời mới mở vùng đất U Minh
C. Giúp người đọc có những rung động, khoái cảm về vẻ đẹp vùng đất U Minh
D. Giúp người đọc có được niềm vui khi tham quan và khám phá vùng đất U Minh
Trả lời:
Chọn đáp án: A
Câu 6: Nêu tác dụng của yếu tố kì ảo được tác giả sử dụng trong truyện.
Trả lời:
- Tác dụng: Việc sử dụng yếu tố kì ảo khiến câu chuyện lì kì hơn, hấp dẫn hơn, cuốn người đọc đắm mình trong cốt truyện để từ đó nhận ra cuộc sống và con người thời mới mở vùng đất U Minh.
Câu 7: Hãy chỉ ra phẩm chất và tính cách nhân vật Cai Thoại qua một số từ khóa.
Trả lời:
- Phẩm chất, tính cách:
+ Trước sự vô lý, hành hạ của Tổng bá, Cai Thoại bất bình và có những suy nghĩ, hành động cụ thể để giải phóng bản thân cùng dân làng. Ông tự nhận trách nhiệm lên rừng về mình, sẵn sàng tiên phong đối đầu với cọp để bảo vệ sự an toàn cho mọi người.
+ Trước khi quyết định lên rừng khai hoang, ông đã biết trên rừng có cọp, đe dọa tính mạng bản thán bất cứ lúc nào. Thế nhưng ông không nao núng hay do dự, ngay cả khi trực tiếp đối mặt với loài vật nguy hiểm này.
+ Ông tiếp cận cọp một cách thông minh, để đảm sự an toàn trong suốt quá trình khai hoang, ông hướng dẫn mọi người “câu cọp” bằng thịt động vật hoang dã.
+ Là người thông minh và dũng cảm như vậy nhưng ông vô cùng nhân nghĩa, tốt bụng, hòa hợp với thiên nhiên. Ông không tiêu diệt triệt để cọp mà dùng cách cảm hóa để đuổi cọp.
Câu 8: Nhận xét khái quát về ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong truyện.
Trả lời:
- Nhận xét: Ngôn ngữ đối thoại trong truyện rất đa dạng về đối tượng và linh hoạt chủ yếu sử dụng ngôn ngữ thân mật.
Câu 9: Hãy nêu một thông điệp được tác giả Sơn Nam gửi gắm trong Hai cõi U Minh bằng một hoặc hai câu.
Trả lời:
- Thông điệp: Tác phẩm vừa kể giai thoại về nhân vật Cai Thoại, vừa giúp người đọc hiểu về cuộc sống và con người thời mới mở vùng đất U Minh.
Câu 10: Chi tiết nào trong truyện Hai cõi U Minh để lại ấn tượng sâu sắc nhất với em? Vì sao?
Trả lời:
- Chi tiết về nhân vật Cai Thoại: ông đã không ít lần cùng mọi người giúp cọp: lấy xương bị hóc, mang thức ăn....ở cuối truyện, qua lời kể của mọi người, ông còn trò chuyện với cọp như một người bạn.
=> Điều đó thể hiện Cai Thoại là người rất nhân nghĩa tốt bụng, luôn mong muốn hòa hợp với thiên nhiên.