Trang chủ

Soạn bài Gió thanh lay động cành cô trúc

Xuất bản: 21/12/2022 - Tác giả:

Soạn bài Gió thanh lay động cành cô trúc Ngữ Văn 10 Cánh Diều tập 2. Hướng dẫn soạn bài chi tiết với phần trả lời đầy đủ câu hỏi theo trình tự bài đọc hiểu trang 96-100 SGK.

Soạn bài Gió thanh lay động cành cô trúc chi tiết

Hướng dẫn trả lời câu hỏi trong phần Đọc hiểu và Câu hỏi cuối bài Gió thanh lay động cành cô trúc để hiểu rõ về một Văn bản nghị luận.

Đọc hiểu - Soạn bài Gió thanh lay động cành cô trúc

Câu 1 trang 97 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều

Ở phần (1) tác giả nhắc đến chùm thơ nào?

Trả lời

Ở phần 1, tác giả nhắc đến chùm thơ thu.

Câu 2 trang 97 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều

Ở phần 2, tác giả đã nêu và muốn chứng minh với người đọc điều gì?

Trả lời

- Ở phần 2, tác giả đã nêu và muốn chứng minh với người đọc về hai câu đề của bài thơ Thu vịnh đã ghi được cái thần thái của trời thu. Thể hiện sự tinh tế, mĩ cảm của Nguyễn Khuyến.

Câu 3 trang 97 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều

Xác định những câu văn, cụm từ cho biết thái độ và cảm xúc của người viết trong phần 3

Trả lời

- Những câu văn, cụm từ cho biết thái độ và cảm xúc của người viêt trong phần 3:

+ Với hai sắc độ ấy, bức tranh thu của Nguyễn Khuyến đã lan tỏa một gam xanh vừa thanh đạm vừa sâu lắng, điều mà Xuân Diệu gọi là "những điệu xanh".

+ Thực thì, khung cửa kia mùa nào chẳng thế, chẳng phải thu đến thì nó thưa hơn. Nhưng, có phải sang đến mùa thu thì cái vẻ thưa của nó mới lưu thành ấn tượng trong nhỡn quan thi sĩ như một nét song thu...

+ Và vầng trăng tri kỉ chỉ thoải mái đi về cùng với thi nhân qua cái khung trời thông thoáng trữ tình ấy?

Xem trả lời chi tiết: Câu văn, cụm từ cho biết thái độ và cảm xúc của người viết trong phần 3

Câu 4 trang 98 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều

Hãy chỉ ra từ ngữ có tính gợi hình, gợi cảm trong phần 4.

Trả lời

- Từ ngữ có tính gợi hình, gợi cảm trong phần 4 là: hư huyền, bâng khuâng, lặng lẽ, u hoài, phân định, huyền hồ, thinh không, mênh mông, hồ nghi, thảng thốt, tĩnh lặng, xa vắng, đánh động, thẳm sâu, thanh vắng, thiên không, tình nồng

Xem trả lời chi tiết: Từ ngữ có tính gợi hình, gợi cảm trong phần 4 Gió thanh lay động cành cô trúc

Câu 5 trang 99 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều

Những từ ngữ nào có tác dụng kết nối ý của phần 5 với các phần trước đó?

Trả lời

Những từ ngữ có tác dụng kết nối ý của phần 5 với các phần trước đó: cuối cùng, Thu vịnh đã kết lại bằng bức họa thật nhanh mà thật đọng

Câu hỏi cuối bài - Soạn bài Gió thanh lay động cành cô trúc

Câu 1. Em hiểu thế nào về nhan đề Gió thanh lay động cành cô trúc?

Trả lời

Nhan đề Gió thanh lay động cành cô trúc em hiểu nói về bóng dáng cây cô trúc ẩn trong thế giới thi ca Nguyễn Khuyến. Hình ảnh thể hiện khí tiết của trúc, luôn biết giữ mình thanh cao, luôn xao mình dù chỉ là một làn gió thoảng

Câu 2. Hãy chỉ ra các luận điểm của văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc và trình tự sắp xếp các luận điểm đó.

Trả lời

- Các luận điểm của văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc:

+ Hai câu đề: Thần thái của trời thu với vẻ êm ả, mát mẻ và trong xanh.

+ Hai câu thực: Bức tranh thu ảm đạm cứ hạ dần độ cao thông qua việc miêu tả mặt nước và mặt đất.

+ Hai câu luận: Không gian và thời gian trong bức tranh mùa thu ấy.

+ Hai câu kết: Kết lại bằng bức họa thật nhanh thật đọng, thể hiện nỗi niềm của thi nhân Nguyễn Khuyến.

- Trình tự sắp xếp các luận điểm đó được xếp theo trình tự logic: đề - thực - luận - kết.

Câu 3. Để làm rõ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng cặp câu đề, thực, luận, kết, tác giả Chu Văn Sơn đã kết hợp những thao tác nghị luận nào? Hãy chỉ ra các thao tác ấy và phân tích hiệu quả phối hợp của chúng trong một đoạn cụ thể.

Trả lời

- Để làm rõ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng cặp câu "đề, thực, luận, kết", tác giả đã kết hợp những thao tác nghị luận giải thích, phân tích và bình luận.

- Trong đoạn nói về 2 câu đề ở phần 2, tác giả đã giải thích ý nghĩa của từng chữ mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng: xanh ngắt, mấy tầng cao, cần, hắt hiu, lơ phơ, gió thanh. Song song với việc giải thích, tác giả đã phân tích câu bằng cách tách nhỏ từng yếu tố, từng chữ trong câu thơ ra, nhằm đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung. Kết đoạn, tác giả sử dụng thao tác nghị luận bình luận rằng: "Đó chính là những gợn gió thanh từng làm xao động thân cô trúc của Nguyễn Khuyến đây trăng? Việc kết hợp các thao tác nghị luận lại như vậy, sẽ giúp đoạn văn có kết cấu mạch lạc, đồng thời cũng giúp người đọc hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

Câu 4. Ở đoạn văn cuối ("Tất cả những điều ấy [...] đến thế kỉ nào?"), tác giả chủ yếu sử dụng kiểu câu nào? Theo em, kiểu câu ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện thông điệp, giọng điệu, sắc thái cảm xúc của người viết?

Trả lời

- Ở đoạn văn cuối ("Tất cả những điều ấy [...] đến thế kỉ nào?"), tác giả chủ yếu sử dụng kiểu câu hỏi tu từ.

- Theo em, kiểu câu ấy có tác dụng khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc, đồng thời tăng sự bộc lộ cảm xúc trong việc thể hiện thông điệp, giọng điệu, sắc thái cảm xúc của người viết.

Xem trả lời chi tiết: Ở đoạn văn cuối Gió thanh lay động cành cô trúc, tác giả chủ yếu sử dụng

Câu 5. Đoạn văn sau cho thấy tác giả đã huy động những kiến thức nào vào việc đọc hiểu văn bản: “Ba chữ mấy từng cao cho thấy tầm nhìn thi sĩ rộng mở cùng với các tầng trời. Nếu nền phông gợi những khoảng xa của hậu cảnh, thì ở gần tầm mắt hơn, hiện ra một tiên cảnh là cần trúc lơ phơ... Tầm nhìn dịch chuyển từ xa đến gần. Và, không phải cành trúc, ngọn trúc mà phải là cần trúc. Chữ cần là nét cong mềm mại thật hợp điệu thu. Chữ lơ phơ tả vẻ đẹp lưa thưa mà lay động. Chữ hắt hiu thật là cái hồn của gió thu."?

Trả lời

Đoạn văn cho thấy tác giả đã huy động những kiến thức hiểu biết của mình về đặc điểm của cây trúc với những quan sát kĩ càng, vô cùng tinh tế.

Xem trả lời chi tiết: Tác giả đã huy động những kiến thức nào vào việc đọc hiểu văn bản

Câu 6. Liên hệ với bài Thu điếu đã học ở Bài 6, em hãy đề xuất một luận điểm (1 hoặc 2 câu) nêu rõ được tâm hồn và tài nghệ của Nguyễn Khuyến qua chùm thơ thu.

Trả lời

Qua bài thơ Thu điếu, ta thấy được tài năng của Nguyễn Khuyến trong phần gieo vần "eo" vốn là từ vận oái ăm nhưng phù hợp với tâm trạng hẹp dần, đầy uẩn khúc của tác giả. Cạnh đó, thủ pháp lấy động tả tĩnh cũng được ông vận dụng một cách tài tình. Bài thơ đã vẽ nên nét thu đẹp tĩnh lặng nơi làng quê xưa, bộc lộ một mối tình thu đẹp mà tràn đầy uẩn khúc của một nhà nho yêu thiên nhiên, một lòng vì nước vì dân. Đồng thời, thể hiện tâm trạng thời thế của tâm hồn thanh cao: tâm trạng ấy mang trong mình nỗi u hoài, đôi khi lặng lẽ trầm ngâm, lúc thì giật mình thảng thốt. Ta cảm nhận được trong tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến là sự gắn bó tha thiết với thiên nhiên.

-/-

Trên đây là gợi ý nội dung soạn bài Gió thanh lay động cành cô trúc, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Cánh diều!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM