Trang chủ

Soạn bài Đọc tiểu thanh kí Cánh Diều

Xuất bản: 25/07/2023 - Tác giả:

Soạn bài Đọc tiểu thanh kí Cánh Diều với gợi ý trả lời chi tiết câu hỏi trong bài giúp học sinh tham khảo và chuẩn bị tốt soạn văn 11 Đọc tiểu thanh kí Cánh Diều.

Đọc tài liệu cùng các em chuẩn bị tốt những bài học trong Bài 2: Thơ văn Nguyễn Du trước khi tới lớp với phần Soạn văn 11 Cánh Diều "Đọc tiểu thanh kí". Với việc trả lời các câu hỏi trong ba phần: Chuẩn bị, Đọc hiểu, Câu hỏi cuối bài các em sẽ nắm được đặc sắc nghệ thuật và nội dung của văn bản.

Chuẩn bị - Soạn bài Đọc tiểu thanh kí Cánh Diều

- Xem lại kiến thức về thơ Đường luật đã học ở lớp dưới để vận dụng đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc thơ chữ Hán của Nguyễn Du, các em cần chú ý:

+ Đọc kĩ bản dịch nghĩa và đọc chú thích để hiểu rõ nghĩa của văn bản.

+ So sánh bản dịch nghĩa và bản dịch thơ để thấy điểm khác biệt.

+ Nhận biết và phân tích giá trị của bài thơ chủ yếu đưa vào bản dịch nghĩa.

- Tìm đọc thêm một số văn bản thơ chữ Hán của Nguyễn Du và các bài phân tích Đọc Tiểu Thanh kí.

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây về nhân vật Tiểu Thanh trong bài thơ:

Tương truyền, Tiểu Thanh (người tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) là cô gái thông minh, có sắc đẹp, tài năng, thông hiểu nhiều môn nghệ thuật như thơ ca, âm nhạc Năm 16 tuổi, cô làm vợ lẽ, người chồng thuộc gia đình quyền quý. Vợ cả ghen, bắt cô ra ở riêng trên núi Cô Sơn, cạnh vườn hoa Tây Hồ (Hàng Châu, Trung Quốc). Vì đau buồn, cô lâm bệnh rồi chết khi mới 18 tuổi. Tiểu Thanh làm nhiều thơ, từ để gửi gắm nỗi đau khổ, uất ức của mình. Tập thơ, từ mà cô để lại bị người vợ cả đem đốt, may mắn một số ài còn sót lại. Người ta cho khắc in số bài còn lại đó, đặt tên là Phần dư (Bị đốt còn sót lại).

Đọc hiểu - Soạn bài Đọc tiểu thanh kí Cánh Diều

Câu 1. “Son phấn”, “văn chương” là để nói về điều gì ở Tiểu Thanh?

Trả lời:

- “Son phấn”: vẻ đẹp, sắc đẹp của người phụ nữ.

- “Văn chương: tượng trưng cho tài năng.

Câu 2. Chú ý nghệ thuật đối trong hai câu thực và hai câu luận.

Trả lời:

- Nghệ thuật đối trong hai câu thực và hai câu luận:

+ Hai câu thực: “thần chôn vẫn hận”, “không mệnh đốt còn vương”

+ Hai câu luận: “nỗi hờn kim cổ”

Câu hỏi cuối bài - Soạn bài Đọc tiểu thanh kí Cánh Diều

Câu 1. Ngoài kết cấu đề, thực, luận, kết của thơ Đường luật, bài Đọc “Tiểu Thanh kí” có thể phân chia thành kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) được không? Vì sao?

Trả lời:

- Theo em, bài thơ không nên chia thành kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) vì sáu câu thơ đầu là sự bày tỏ của Nguyễn Du với nỗi niềm thương xót với nàng Tiểu Thanh và hai câu thơ cuối là tác giả thương xót cho số phận mình. Nếu tách rời bố cục bài thơ ra như vậy sẽ không mạch lạc và lôgic.

Câu 2. Qua hai câu thơ: “Son phấn có thần chôn vẫn hận,/ Văn chương không mệnh đốt còn vương.” em nhận ra điều gì về số phận nàng Tiểu Thanh và tình cảm, thái độ của tác giả?

Trả lời:

- Qua hai câu thơ: “Son phấn có thần chôn vẫn hận,/ Văn chương không mệnh đốt còn vương.”, em thấy được giá trị nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du, thể hiện nỗi niềm xót xa cho người tài hoa bạc mệnh, thể hiện triết lí về số phận của con người trong xã hội phong kiến: tài mệnh tương đổ, hồng nhan đa truân,…cái tài, cái đẹp không được chấp nhận, bị vùi dập không thương tiếc thông qua số phận Tiểu Thanh.

Câu 3. Vì sao nhà thơ tự xem mình là người cùng hội với người “phong lưu” thanh lịch, tài hoa nhưng mang nỗi oan lạ lùng? Qua đó, em hiểu thêm điều gì về Nguyễn Du?

Trả lời:

- Nhà thơ tự xem mình là người cùng hội với người “phong lưu” thanh lịch, tài hoa nhưng mang nỗi oan lạ lùng vì Nguyễn Du không chỉ thương xót cho nàng Tiểu Thanh mà còn bàn ra tới nỗi hận của muôn người, muôn đời trong đó có bản thân nhà thơ, nói về sự đau đớn phẫn uất cao độ trước một thực tế vô lí: người có sắc thì bất hạnh, nghệ sĩ có tài thường cô độc. Qua đó thể hiện sự cảm thông sâu sâu sắc của Nguyễn Du đến độ “tri âm tri kỉ”.

Câu 4. Phân tích tác dụng của nghệ thuật đối trong bài thơ.

Trả lời:

- Tác dụng: Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những hình ảnh đối lập trong hình ảnh, ngôn từ nhằm thể hiện được dòng vận động nội tâm của tác giả: thương người, đồng cảm với người rồi thương mình.

Câu 5. Tác giả gửi gắm tâm sự gì qua hai câu thơ kết?

Trả lời:

- Tác giả đã khóc cho nàng Tiểu Thanh và gửi gắm nỗi niềm băn khoăn của bản thân mình qua hai câu thơ kết. Nguyễn Du không viết đơn thuần mà khóc cho Tiểu Thanh mà ông còn băn khoăn không biết hậu thế ai sẽ khóc ông.

Câu 6. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 dòng) nói lên suy nghĩ của em về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài Đọc “Tiểu Thanh kí”.

Trả lời:

Đọc “Tiểu Thanh kí” là một trong những sáng tác được nhiều người biết đến, thể hiện sâu sắc tư tưởng Nguyễn Du và đã gây xúc động với em vì tình cảm nhân đạo cao cả của nhà thơ. Bài thơ là những tâm sự của ông, vừa có được sự tương đồng, gần gũi với cuộc đời, tài sắc mà bất hạnh của Tiểu Thanh. Bởi vậy đây được coi là sự kết hợp hài hoà giữa nỗi thương người và sự thương mình, giữa sự xót thương cho kiếp người bạc mệnh và lòng trân trọng ngợi ca những phẩm chất cao đẹp của con người. Đó cũng là một phương diện quan trọng, sâu sắc trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du. Ông đau nỗi đau của con người, hiểu thấu được nguyên nhân của những bi kịch ấy nhưng cũng bất lực bởi chính ông cũng là nạn nhân của những bể nhuộm cuộc đời đó. Nỗi đau, sự cô đơn, tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du đều xuất phát từ một trái tim nghệ sĩ lớn. Qua đó, em thấy được ông là người giàu tình thương yêu, trân trọng tài năng và vẻ đẹp con người.

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung Soạn bài Đọc tiểu thanh kí Cánh Diều mà các em cần chuẩn bị trước tại nhà. Chúc các em học tốt với trọn bộ tài liệu Soạn văn 11 !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM