Trang chủ

Soạn bài Đi trong hương tràm

Xuất bản: 23/12/2022 - Tác giả:

Soạn bài Đi trong hương tràm Ngữ văn 10 tập 2 Cánh diều với hướng dẫn trả lời các câu trong phần chuẩn bị, đọc hiểu và câu hỏi cuối bài trang 75 - 77.

Cùng Đọc tài liệu xem chi tiết nội dung Soạn bài Đi trong hương tràm sách Cánh diều - Bài 7. Thơ tự do - SGK Ngữ văn 10 tập 2

Chuẩn bị

- Đọc trước bài thơ Đi trong hương tràm và tìm hiểu, ghi chép những thông tin về nhà thơ Hoài Vũ.

Gợi ý trả lời:

Những thông tin về bhà thơ Hoài Vũ:

+ Hoài Vũ tên thật là Nguyễn Đình Vọng (sinh năm 1935) là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, dịch giả Việt Nam.

+ Ông sinh ngày 25-8-1935 tại Quảng Ngãi, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

+ Thơ Hoài Vũ dịu nhẹ như con người của ông, nên đôi lúc rộng rãi về cảm xúc và hào phóng về ngôn từ.

+ Một số tác phẩm nổi bật: Vàm Cỏ Đông; Anh ở đầu sông em cuối sông (1989); Đi trong hương tràm; Hoàng hôn lặng lẽ… trong đó nhiều bài thơ được phổ nhạc.

- Nghe bài hát Đi trong hương tràm do nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc từ bài thơ này. Bài hát mang đến cho em những cảm xúc như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Nghe bài hát Đi trong hương tràm do nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc từ bài thơ này, em cảm nhận được một hiều không gian của tâm thức, tiềm thức với bóng tràm, với hương tràm, với mắt tràm, với mây tràm, với gió tràm, với “hy vọng”, với “cho ta bên nhau”… Cái ánh mắt biếc xanh như vòm lá tràm ấy cứ ám ảnh, in sâu trong lòng theo từng câu từng chữ khi đọc bài thơ này và nghe bản nhạc phổ cho bài thơ này.

- Tìm hiểu thêm về đặc điểm của cây tràm, sự gắn bó giữa cây tràm với cuộc sống của người dân Đồng Tháp Mười nói riêng, người dân Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Gợi ý trả lời:

Đặc điểm của cây tràm: Đặc điểm nhận dạng dễ dàng từ phần thân cây có lớp vỏ dễ dàng bong tróc. Có chiều cao từ 2 – 20m đối với cây thân gỗ và 1 – 3m đối với cây thân bụi. Những phiến lá tràm mọc so le, đơn lá, phiến là dạng hình mác không cân xứng nhau. Phần đầu lá hẹp dài từ 3 – 10 cm, chiều rộng khoảng từ 10 – 20mm.

Sự gắn bó giữa cây tràm với cuộc sống của người dân Đồng Tháp Mười nói riêng, người dân Đồng bằng sông Cửu Long nói chung: cây tràm tạo nên khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, làm nổi bật màu sắc riêng của Đồng Tháp Mười.

Đọc hiểu: Soạn bài Đi trong hương tràm

Câu 1: Chú ý không gian, thời gian, hình ảnh hòa tràm.

Gợi ý trả lời:

- Không gian: trong gió, mây.

- Thời gian: buổi sáng.

- Hình ảnh hoa tràm: e ấp trong vòm lá, khắp trời hương tỏa bay.

Câu 2: Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các khổ thơ 2 và 3?

Gợi ý trả lời:

- Biện pháp tu từ:

+ Điệp từ: “dù” nhắc lại 3 lần

+ Điệp từ “thổi” nhấn mạnh 2 lần

+ Biện pháp đối: “Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng”/ “Hương tràm bên anh, mà em đi đâu”: hai vế đăng đối nhau

Câu 3: Cách diễn đạt của khổ thơ này có gì giống và khác với khổ 2?

Gợi ý trả lời:

- Cách diễn đạt ở khổ thơ cuối có nét tương đồng với khổ 2:

+ Lặp lại câu “Dù đi đâu và xa cách bao lâu”

+ “Em” và “anh” vẫn xa cách, có thể không gặp lại nhau nữa

+ Tác giả nhắc đi nhắc lại về sự cách biệt, như một lời nhớ thương da diết.

- Tuy nhiên, ở khổ thơ cuối, nhân vật trữ tình lại khẳng định, như một câu trả lời cho những cách trở được liệt kê ở khổ thơ thứ hai: Dù sự thật là em đã vĩnh viễn đi xa, nhưng tình yêu mà em dành cho anh và anh dành cho em thì vẫn nguyên vẹn và tinh khôi như buổi ban đầu bởi: Anh vẫn có... Anh vẫn thấy... Anh vẫn nghe... trong cái màu xanh thanh xuân vô tận của bóng tràm bát ngát, lá tràm xanh mát, hương tràm xôn xao... Tất cả những gì thuộc về em đã được hóa thân thiêng liêng và gần gũi biết chừng nào.

→ Điệp khúc khẳng định “Anh vẫn...” giống như tiếng vọng của một lời thề giao hòa giữa hai cõi âm-dương... Lời thề ấy vừa rất hiện thực, lại vừa vô cùng bí ẩn, mơ hồ...

Câu hỏi cuối bài: Soạn bài Đi trong hương tràm

Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ Đi trong hương tràm là ai? Vì sao em xác định như vậy?

Gợi ý trả lời:

- Văn bản “Đi trong hương tràm” nói về cảm xúc của nhân vật trữ tình - người con trai với nỗi nhớ "em" da diết.

- Xác định được như vậy bởi xuyên suốt bài thơ giống như một lời độc thoại triền miên không dứt. Những hồi ức, những kỉ niệm về một tình yêu da diết, nỗi buồn nhớ mênh mông… của người con trai với nỗi nhớ "em" da diết.

Câu 2: Hãy chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ. Những hình ảnh nào thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của nhân vật trữ tình khi vắng "em"? Nêu cảm nhận về hình ảnh đó.

Gợi ý trả lời:

- Các hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ:

+ Hoa tràm: e ấp, là biểu tượng của cái đẹp, nhưng rất phù du.

+ Lá tràm: vòm lá xum xuê, bao bọc lấy hoa, là biểu tượng của tuổi xuân, của sự sống nhưng không thể vĩnh cửu.

+ Hương tràm: thoáng → thoảng qua của gió, của hương mơn man dịu dàng.

- Những hình ảnh thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của nhân vật trữ tình khi vắng “em":

+ Hương tràm: nghe hương tràm khiến tác giả hồi tưởng lại dư vị của một mối tình dang dở.

+ Hương tràm thì vô hình, không thể nhìn thấy, nhưng có thể cảm nhận bằng linh giác của tình yêu. Hương tràm cũng tồn tại vĩnh cửu như bầu trời và cánh đồng. Như vậy, tất cả vẫn đang hiện hữu, chỉ trừ em.

→ Câu hỏi tu từ “Hương tràm bên anh, mà em đi đâu?” thể hiện nỗi nhớ thương của nhân vật trữ tình, bâng khuâng, đau đáu…

Xem thêm các câu trả lời khác Hãy chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Đi trong hương tràm.

Câu 3: Cảm xúc của nhân vật trữ tình mỗi lần nhắc đến hương tràm trong các khổ thơ có gì giống nhau và khác nhau? Từ đó, em hiểu thế nào về nhan đề Đi trong hương tràm?

Gợi ý trả lời:

- Mỗi lần nhắc đến “hương tràm” trong các khổ thơ, nhân vật trữ tình lại có những cảm xúc khác biệt:

+ “Một thoáng hương tràm”: Hương tràm thoảng nhẹ, khiến “anh” nhớ về những kỉ niệm bên nhau

+ “Hương tràm bên anh, mà em đi đâu?”: Bơ vơ, lạc lõng khi mất “em”.

+ “Hương tràm xôn xao”: Tình yêu hiện hữu, gần gũi, thiên liêng.

- Từ đó, em hiểu về nhan đề Đi trong hương tràm: Mỗi lần "đi trong hương tràm" là mỗi lần hình bóng "em" lại ùa về trong nỗi nhớ của "anh". Bởi hương tràm luôn gắn bó với "em", nên nhìn cảnh lại nhớ đến người. Và dù "em" có xa "anh" vời vợi, nhưng chỉ cần một thoáng hương tràm cũng đủ để "ta bên nhau".

Câu 4: Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai và khổ kết của bài thơ.

Gợi ý trả lời:

- Hình ảnh: Mây gió, trái tim, hương tràm

- Từ ngữ: xa cách bao lâu, đổi hương thay màu, một thoáng

- Biện pháp tu từ: điệp từ “dù”

- Qua những từ ngữ, hình ảnh, tâm trạng bắt đầu vận động theo hương tràm. Sau một loạt những “Dù” phũ phàng và đau đớn là “Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”. Từ bông hoa tràm mà thấy được một trời mây hương tràm tỏa bay đến không có “em” mà vẫn có thể “cho ta bên nhau” qua “một thoáng hương tràm” thì cái liên tưởng ở đây đã có chiều hướng đi sâu vào tâm tưởng. Và như một quy luật của logic tâm hồn, khi chạm đến những gì là của tâm tưởng, của tâm thức thì sau phút đắm say sẽ là nỗi đau.

Một số gợi ý khác: Câu 4 trang 77 Ngữ văn 10 tập 2 Cánh diều

Câu 5: Vì sao hình tượng "tràm" (hương tràm, hoa tràm, lá tràm, bóng tràm) luôn gắn bó với nỗi nhớ "em"? Từ đó, hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) nói về vẻ đẹp của tình yêu luôn gắn với hình ảnh quê hương, đất nước trong bài thơ.

Gợi ý trả lời:

Hình tượng “tràm” (hương tràm, họa tràm, lá tràm, bóng tràm) luôn gắn bó với nỗi nhớ em, bởi mỗi lần "đi trong hương tràm" là mỗi lần hình bóng "em" lại ùa về trong nỗi nhớ của "anh". Bởi hương tràm luôn gắn bó với "em", nên nhìn cảnh lại nhớ đến người. Và dù "em" có xa "anh" vời vợi, nhưng chỉ cần một thoáng hương tràm cũng đủ để "ta bên nhau". Nỗi nhớ, tình yêu đã gắn kết những tâm hồn xa cách. Hương tràm, hoa tràm, lá tràm, bóng tràm.. chính là nhịp cầu nối những yêu thương.

- Đoạn văn tham khảo:

Đọc bài thơ “Đi trong hương tràm, ta cứ ngỡ bất cứ thứ gì liên quan đến “em” cũng trở thành Tràm. Tưởng như Tràm là em từ bao giờ rồi. Và bài thơ ngập trong hương tràm, lá tràm, gió tràm. Tràm chính là em, em có ở trong tràm. Không đắm say, không nhập tâm nhập thần cái hương tràm ấy thì làm sao mà từ bông hoa tràm trong vòm lá kia lại có thể thấy được một trời mây hương tràm tỏa bay như thế! Không gian thơ ở đây được phân định thành hai chiều không gian rõ ràng: Một chiều không gian thực tại với những cây tràm, bông tràm, lá tràm và “xa cách”, và “đổi hướng thay màu”, và “không trao anh nữa”, và thương đau… Một chiều không gian của tâm thức, tiềm thức với bóng tràm, với hương tràm, với mắt tràm, với mây tràm, với gió tràm, với “hy vọng”, với “cho ta bên nhau”… Chính vì cái không gian này nên cái ngọn gió của xứ Tháp Mười – xứ tràm – xứ em kia mới “thổi rất sâu” chứ không phải là thổi rất xa hay rất cao! Cái chiều thổi của gió là chiều của tâm hồn, chiều của nỗi nhớ, của tình yêu, của niềm hy vọng… Và có lẽ cũng bởi cái chiều không gian thứ hai này và cái chung tình của “anh” mà khiến cho cái không gian chung của bài thơ không ít mơ màng, hư ảo này bừng sáng lên trong từng câu chữ. Phải chăng đó mới chính là nỗi ám ảnh không chỉ vì mất một người yêu cụ thể, tan vỡ một mối tình cụ thể; mà cao hơn, đó là lẽ sống hướng về cái tận thiện tận mĩ của những con người có trái tim vô cùng nhạy cảm trước thiên nhiên và cuộc sống?

Xem thêm nội dung tại Vì sao hình tượng tràm luôn gắn bó với nỗi nhớ em?

-/-

Trên đây là gợi ý soạn bài Đi trong hương tràm Ngữ văn 10 tập 2 Cánh diều, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Cánh diều!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM