Trang chủ

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 7 trang 55

Xuất bản: 20/12/2022 - Tác giả:

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 7 trang 55 Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức, hướng dẫn chi tiết ôn tập bài 2: Khúc nhạc tâm hồn.

Hướng dẫn Soạn văn 7 Kết nối tri thức : Củng cố, mở rộng bài 2 trang 55 SGK Ngữ văn 7 tập 1 sách Kết nối tri thức và cuộc sống với hướng dẫn chi tiết ôn tập Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn bằng cách trả lời chi tiết câu hỏi trong bài học.

Soạn Củng cố, mở rộng lớp 7 trang 55 KNTT

Ôn tập lý thuyết

Để Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 7 trang 55 Kết nối tri thức được dễ dàng, Đọc tài liệu tổng hợp lại kiến thức về các phần: Đọc, viết, nói và nghe như sau:

1. Ôn lại kiến thức các văn bản đã học

Một số yếu tố hình thức của thơ bốn chữ và thơ năm chữ:

- Thơ bốn chữ và thơ năm chữ là những thể thơ được gọi tên theo số chữ (tiếng) trong mỗi dòng thơ. Số lượng dùng trong mỗi bài không hạn chế. Bài thơ bốn chữ và năm chữ có thể chia khổ hoặc không.

- Cách gieo vẫn trong thơ bốn chữ và thơ năm chữ: vần thường được đặt ở cuối dòng, gọi là vận chân, vẫn có thể gieo liên tiếp (vần liền) hoặc cách quãng (vần cách), cũng có thể phối hợp nhiều kiểu gieo vần trong một bài thơ (vần hỗn hợp).

- Thơ bốn chữ thường ngắt nhịp 2/2; thơ năm chữ thường ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2. Tuy nhiên, nhịp thơ cũng có thể được ngắt linh hoạt, phù hợp với tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong bài thơ.

- Thơ bốn chữ và thơ năm chữ gần gũi với đồng dao, vè, thích hợp với việc kể chuyện, hình ảnh thơ thường đang đi, gần gũi.

2. Ôn tập cách làm bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

2.1. Trước khi viết 

a. Xác định đề tài và cảm xúc

- Có thể chọn bất cứ đề tài nào mà em yêu thích như nhà trường, gia đình, thiên nhiên, quê hương, đất nước,...

- Ghi lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng được nói đến.

b. Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc

- Sau khi đã xác định được đề tài và tình cảm, cảm xúc, em hãy tìm hình ảnh để thể hiện cảm xúc đó.

- Liên tưởng, tưởng tượng, kết nối sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ với nhau và với con người để mạch cảm xúc, suy nghĩ được thể hiện và phát triển một cách tự nhiên.

- Thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của mình về sự vật, hiện tượng đó, chẳng hạn niềm xúc động trước sự mong manh của áng mây trước gió, suy ngẫm về vòng tuần hoàn của các hiện tượng thiên nhiên,...

c. Tập gieo vần: Có thể gieo vần liền, vần cách, vần hỗn hợp.

2.2. Thực hành viết 

- Suy nghĩ về đề tài mà em đã chọn: hình dung trong tâm trí các hình ảnh nổi bật, từng để lại cho em ấn tượng sâu đậm

- Xác định tình cảm, cảm xúc của em về đối tượng, lựa chọn những từ ngữ phù hợp nhất với hình ảnh và tình cảm, cảm xúc.

- Những dòng tiếp theo có thể triển khai cụ thể hơn, chẳng hạn miêu tả chi tiết các đặc điểm của đối tượng, kể về đối tượng, có thể diễn đạt dưới hình thức tâm tình, trò chuyện với đối tượng.

- Sử dụng những từ ngữ biểu đạt cảm xúc, sử dụng từ láy và những biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ,...

- Có thể kết thúc bài thơ theo nhiều cách khác nhau tạo những dòng thơ có hình ảnh ấn tượng, nêu cảm nghĩ của mình về sự vật, hiện tượng,...để tạo dự âm trong người đọc.

2.3. Chỉnh sửa 

- Sau khi đã hoàn thành, em hãy đọc lại thật kĩ bài thơ.

- Hãy kiểm tra xem bài thơ em vừa làm đã đáp ứng được các yêu cầu chung của bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ chưa.

- Có thể kiểm tra theo những gợi ý sau:

Hình thức nghệ thuật

Số tiếng trong mỗi dòng thơ: bốn tiếng hoặc năm tiếng

Các dòng thơ bắt vần với nhau (vần liền, vần cách, vần hỗn hợp)

Nhịp thơ phù hợp với tình cảm, cảm xúc

Hình ảnh để biểu đạt cảm xúc

Biện pháp tu từ để tăng tính gợi hình, gợi cảm

Nội dung

Tình cảm, cảm xúc của em

Thông điệp mà em gửi gắm qua bài thơ

3. Ôn tập viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Để Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 7 trang 55 được dễ dàng, Đọc tài liệu tổng hợp lại kiến thức về cách viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ như sau:

3.1. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ 

- Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.

- Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.

- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.

3.2. Các bước viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ 

* Trước khi viết

a. Lựa chọn bài thơ

Có thể chọn bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ viết về những đề tài như tình cảm gia đình, tình yêu con người, thiên nhiên, quê hương, đất nước,..

b. Tìm ý

Em hãy thực hiện những thao tác sau đây để tìm ý:

- Đọc bài thơ nhiều lần để có được cảm nhận chung về bài thơ.

- Nêu cảm xúc của em về những nét đặc sắc trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật (thể thơ, vần, nhịp, yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,...) của bài thơ.

- Ghi lại cảm xúc chung của em về bài thơ.

c. Lập dàn ý Sau khi đã tìm được các ý, em hãy lập dàn ý theo gợi ý sau:

- Mở đoạn: Giới thiệu tác giả và bài thơ, nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.

- Thân đoạn: Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Kết đoạn: Khái quát cảm xúc về bài thơ.

* Viết bài

Dựa vào dàn ý đã lập, em viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Trong quá trình viết, hãy lưu ý:

- Đoạn văn cần có đầy đủ ba phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn.

- Các câu trong đoạn tập trung thể hiện nội dung chính của đoạn.

- Lựa chọn từ ngữ phù hợp để thể hiện cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Trình bày đúng hình thức đoạn văn.

* Chỉnh sửa bài viết

Hãy rà soát bài viết của em theo những yêu cầu ở cột trái và gợi ý chỉnh sửa ở cột phải:

Yêu cầu

Gợi ý chỉnh sửa

Giới thiệu được tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.Nếu còn thiếu, hãy bổ sung.
Diễn tả được những cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.Đối chiếu với mục tìm ý xem đoạn văn đã nêu được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ chưa. Nếu còn thiếu hoặc diễn đạt chưa rõ, chưa phù hợp, hãy bổ sung, điều chỉnh.
Khái quát được cảm xúc về bài thơ.Đọc lại câu văn cuối đoạn, kiểm tra xem đã khái quát được cảm xúc về bài thơ chưa. Hãy bổ sung nếu còn thiếu.
Đảm bảo yêu cầu về chính tả và diễn đạt.Rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,... và chỉnh sửa nếu phát hiện lỗi.

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 7 trang 55 ngắn nhất

Câu 1

Bài thơNội dung chínhĐặc điểm nghệ thuật
Thể thơvầnNhịpHình ảnhBiện pháp tu từ
Đồng dao mùa xuânBài thơ khắc họa hình ảnh đẹp đẽ của người lính đã tham gia chiến đấu, hi sinh tuổi xuân của mình cho đất nước, dân tộc.bốn chữvần cách1/3,2/2Thân quen, gần gũi, gợi lên nhiều liên tưởng, tưởng tượng về người lính trẻ.Nói giảm nói tránh, liệt kê, điệp ngữ.
Gặp lá cơm nếpThông qua hình ảnh nồi xôi mới, bài thơ thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho quê hương và cho người mẹ kính yêu của mình.Năm chữvần liền2/3,1/4,3/2Gần gũi, thân thuộc, bình dị, gợi lên những tình cảm quê hương, gia đình cao đẹp.So sánh, liệt kê, điệp ngữ

Câu 2

Thơ có rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, giống như Thế Lữ từng nói “Với nàng Thơ, tôi có đàn muôn điệu”. Mỗi một bài thơ là một cách thể hiển cảm xúc của tác giả, muôn điệu không bài nào lặp lại bài nào. Và với mỗi bài thơ độc giả lại có những cảm xúc khác nhau, những chiêm nghiệm khác nhau.

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 7 trang 55 chi tiết

Câu 1 trang 55 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức

Hãy kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin về đặc điểm của các bài thơ Đồng dao mùa xuân, Gặp lá cơm nếp.

Bài thơNội dung chínhĐặc điểm nghệ thuật
Thể thơvầnNhịpHình ảnhBiện pháp tu từ

Trả lời

Bài thơNội dung chínhĐặc điểm nghệ thuật
Thể thơvầnNhịpHình ảnhBiện pháp tu từ
Đồng dao mùa xuânBài thơ khắc họa hình ảnh đẹp đẽ của người lính đã tham gia chiến đấu, hi sinh tuổi xuân của mình cho đất nước, dân tộc.bốn chữvần cách1/3,2/2Thân quen, gần gũi, gợi lên nhiều liên tưởng, tưởng tượng về người lính trẻ.Nói giảm nói tránh, liệt kê, điệp ngữ.
Gặp lá cơm nếpThông qua hình ảnh nồi xôi mới, bài thơ thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho quê hương và cho người mẹ kính yêu của mình.Năm chữvần liền2/3,1/4,3/2Gần gũi, thân thuộc, bình dị, gợi lên những tình cảm quê hương, gia đình cao đẹp.So sánh, liệt kê, điệp ngữ

Câu 2 trang 55 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức

Nhà thơ Thế Lữ từng viết: “Với Nàng Thơ, tôi có đàn muôn điệu” (Cây đàn muôn điệu). Qua những văn bản thơ được học trong bài này, theo em, người đọc có thể nghe được những điệu đàn nào của tâm hồn con người?

Trả lời

Nhận định của Thế Lữ có thể hiểu: thơ có nhiều cung bậc, trạng thái khác nhau, không lặp lại, không giống nhau và cảm xúc thì bao la theo cách thể hiện của nhà thơ và cũng theo cách hiểu của độc giả. Chính vì vậy, mỗi bài thơ sẽ có những nội dung, nghệ thuật đặc sắc khác nhau.

Xem thêm

-/-

Với toàn bộ tài liệu hướng dẫn Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 7 trang 55 KNTT, hi vọng các em sẽ chuẩn bị bài học tốt nhất trước khi tới lớp. Chúc các em học tốt môn Ngữ văn 7.

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM