Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 12 trang 88 Kết nối tri thức

Xuất bản: 25/08/2024 - Tác giả:

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 12 trang 88 Kết nối tri thức được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.

Câu 1: Các văn bản đọc của bài (Nhìn về vốn văn hóa dân tộc, Năng lực sáng tạo, Mấy ý nghĩ về thơ) giúp bạn hiểu như thế nào về mối quan hệ giữa luận đề và các luận điểm trong bài văn nghị luận?

Trả lời:

- Trong bài văn nghị luận, luận đề là ý chính hoặc quan điểm mà người viết muốn truyền đạt. Nó thường được đặt ở phần mở đầu của bài văn và phản ánh ý kiến chủ đạo của người viết về vấn đề được thảo luận.

- Các luận điểm trong bài văn nghị luận là những lập luận, bằng chứng hoặc ví dụ được sử dụng để hỗ trợ và chứng minh cho luận đề. Chúng giúp thuyết phục người đọc về ý kiến của người viết và tạo ra một luồng logic trong bài văn.

- Luận điểm và luận đề có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau: Luận điểm làm sáng tỏ luận đề, luận đề bao hàm và thống nhất các luận điểm.

Câu 2: Dựa vào các văn bản đọc trong bài, hãy làm rõ tầm quan trọng của vấn để lập luận trong văn nghị luận.

Trả lời:

- Vấn đề lập luận trong văn nghị luận rất quan trọng vì nó giúp xác định mục tiêu và ý kiến chủ đạo của bài viết.

- Việc lựa chọn một vấn đề phù hợp và hấp dẫn sẽ thu hút sự quan tâm của độc giả và tạo ra sự thuyết phục.

- Vấn đề lập luận trong văn nghị luận đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mục tiêu và tạo ra sự thuyết phục trong bài viết.

- Lập luận giúp bài viết có sức thuyết phục, giúp người viết rèn luyện tư duy logic và kỹ năng viết, đồng thời giúp người viết thể hiện quan điểm cá nhân.

Câu 3: So sánh nội dung nghị luận và các thao tác được sử dụng ở hai văn bản Năng lực sáng tạo và Mấy ý nghĩ về thơ.

Trả lời:

- Nội dung nghị luận:

Năng lực sáng tạo: khái niệm năng lực sáng tạo; vai trò của năng lực sáng tạo; biểu hiện của năng lực sáng tạo; cách rèn luyện năng lực sáng tạo.

Mấy ý nghĩ về thơ: khái niệm về thơ; vai trò của thơ; đặc điểm của thơ; mối quan hệ giữa thơ và đời sống.

- Thao tác nghị luận:

Năng lực sáng tạo: giải thích, phân tích, chứng minh; sử dụng dẫn chứng, so sánh, liên hệ.

Mấy ý nghĩ về thơ: giải thích, phân tích, chứng minh, dẫn chứng, so sánh, liên hệ.

→ Với bài nghị luận Năng lực sáng tạo những ý chính được đưa ra ngay trong đoạn văn; còn bài Mấy ý nghĩa về thơ được đưa ra thành một ý rõ ràng.

Thao tác sử dụng lập luận của hai văn bản có sự tương đồng, đều giải thích, phân tích và chứng minh bằng những chứng cứ xác thực cho luận điểm.

Câu 4: Cho đề tài: Tư duy và tưởng tượng là những năng lực quan trọng mà tuổi trẻ cần trau dồi để có được khả năng sáng tạo.

a. Tìm ý và lập dàn ý cho đề tài trên.

b. Viết thành văn phần Mở bài và ý tiếp theo thuộc phần Thân bài.

c. Chuyển dàn ý bài viết thành dàn ý bài thuyết trình, dựa vào đó để tập luyện nói.

Trả lời:

a. Tìm ý, lập dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu về tầm quan trọng của tuổi trẻ và vai trò của tư duy, tưởng tượng trong sáng tạo.

- Nêu luận điểm chính: Tư duy và tưởng tượng là những năng lực quan trọng mà tuổi trẻ cần trau dồi để có được khả năng sáng tạo.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Khái niệm

+ Tư duy: khả năng suy nghĩ, phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề.

+ Tưởng tượng: khả năng hình dung những điều không có thật, sáng tạo ra những ý tưởng mới.

- Mối quan hệ giữa tư duy và tưởng tượng

+ Tư duy là nền tảng cho tưởng tượng.

+ Tưởng tượng giúp mở rộng tư duy, khơi nguồn sáng tạo.

2. Chứng minh

- Vai trò của tư duy và tưởng tượng trong sáng tạo:

+ Giúp con người tìm ra những giải pháp mới, độc đáo cho vấn đề.

+ Thúc đẩy sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật.

+ Góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

+ Kích thích óc tò mò trong mỗi người

+ Đặt chúng ta trước những tình huống có vấn đề với những cái chưa biết, những cái cần khám phá.

+ Góp phần rèn luyện khả năng nhận ra vấn đề mới trong nhiều điều kiện khác nhau, tác động tích cực trong việc bồi dưỡng tính mềm dẻo của tư duy.

- Biểu hiện của tư duy và tưởng tượng trong sáng tạo:

+ Khả năng đặt câu hỏi, tìm tòi, khám phá.

+ Khả năng liên tưởng, sáng tạo ý tưởng mới.

+ Khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

- Dẫn chứng

+ Ví dụ về những người thành công nhờ tư duy và tưởng tượng sáng tạo.

+ Thành tựu khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật được sáng tạo từ tư duy và tưởng tượng.

3. Phân tích

- Tại sao tuổi trẻ cần trau dồi tư duy và tưởng tượng?

+ Tuổi trẻ có nhiều năng lượng, nhiệt huyết và sẵn sàng tiếp thu cái mới.

+ Tuổi trẻ cần trang bị cho mình những năng lực cần thiết để phát triển trong tương lai.

+ Tư duy và tưởng tượng là những năng lực quan trọng giúp tuổi trẻ thành công.

- Cách trau dồi tư duy và tưởng tượng

+ Đọc sách, học tập, nghiên cứu.

+ Rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện, sáng tạo.

+ Tham gia các hoạt động kích thích tư duy và tưởng tượng.

III. Kết bài

- Khẳng định lại luận điểm.

- Nêu lời kêu gọi: Tuổi trẻ cần ý thức được tầm quan trọng của tư duy và tưởng tượng, trau dồi những năng lực này để phát triển bản thân và đóng góp cho xã hội.

b.

- Viết đoạn văn mở bài:

Trong đời sống hàng ngày, mỗi người đều nhận thức được rằng tuổi trẻ đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến tương lai của đất nước. Bác Hồ từng nhắc nhở chúng ta: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu không, phần lớn là do công học tập của các em. Vai trò quan trọng của tuổi trẻ đối với sự phát triển của đất nước, đó là tư duy sáng tạo, tưởng tượng là chìa khóa, là vũ khí giúp thế hệ trẻ làm chủ kỷ nguyên mới. Vì vậy có ý kiến cho rằng: Tư duy và tưởng tượng là những năng lực quan trọng mà tuổi trẻ cần trau dồi để có được khả năng sáng tạo.

- Viết đoạn văn thân bài:

Trí tưởng tượng là gì? Chắc hẳn bạn đã từng ít hay nhiều lần tưởng tượng đến điều gì? Vậy bạn có bao giờ tự định nghĩa về trí tưởng tượng là gì chưa? Trí tưởng tượng là một quá trình tinh thần linh hoạt và sáng tạo cho phép chúng ta khám phá và khai thác những khả năng và ý tưởng mới mà không bị ràng buộc bởi thực tế. Nó giúp chúng ta tạo ra những ý tưởng mới, tìm ra các giải pháp sáng tạo và mở khóa tiềm năng của tâm trí. Trí tưởng tượng không chỉ tồn tại trong lĩnh vực nghệ thuật, mà còn trong cuộc sống hàng ngày.

c.

Bài nói tham khảo

Tuổi trẻ không chỉ là con đường đi lên mà còn là những hành động tích cực, sáng tạo để đưa đất nước vươn lên. Điều quan trọng là phải hiểu rõ trách nhiệm của mình trong xây dựng đất nước. Thế hệ trẻ hôm nay đang có cơ hội lớn để tiếp thu kiến thức, phát triển bản thân và đóng góp vào sự phồn thịnh của đất nước. Cần phải nỗ lực học tập, rèn luyện bản thân để trở thành những người có đóng góp tích cực cho xã hội. Với tư duy tưởng tượng, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, và lòng yêu nước, tuổi trẻ có thể làm nên những điều tốt đẹp, góp phần vào sự phát triển toàn diện của đất nước. Vì vậy có ý kiến cho rằng: Tư duy và tưởng tượng là những năng lực quan trọng mà tuổi trẻ cần trau dồi để có được khả năng sáng tạo.

Tư duy là khả năng suy nghĩ, phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề. Trí tưởng tượng là một quá trình tinh thần linh hoạt và sáng tạo cho phép chúng ta khám phá và khai thác những khả năng và ý tưởng mới mà không bị ràng buộc bởi thực tế. Nó giúp chúng ta tạo ra những ý tưởng mới, tìm ra các giải pháp sáng tạo và mở khóa tiềm năng của tâm trí. Trí tưởng tượng không chỉ tồn tại trong lĩnh vực nghệ thuật, mà còn trong cuộc sống hàng ngày. Sáng tạo là trí tưởng tượng mang đến cho con người những ý tưởng cho công việc của họ. Sáng tạo đến từ học tập và tiền đề phát triển sáng tạo đến từ khoa học và những lý thuyết, cơ sở khoa học đã được kiểm chứng. Trong quy trình làm việc và học tập con người đòi hỏi và áp dụng vào cuộc sống để sáng tạo ra những sản phẩm hỗ trợ con người.

Cuộc sống này vốn sẽ không có điều mới mẻ cho đến khi chính chúng ta làm thay đổi và làm mới chúng bằng chính sự sáng tạo. Sự sáng tạo được hiểu là khả năng tạo ra bất cứ thứ gì có hiệu quả và tiên tiến hơn những thứ đã có trong cùng một phạm vi áp dụng. Giống như sự sáng tạo trong giáo dục phải được xét trong phạm vi giáo dục với những cái đã có và chưa có, không thể đem so sánh sự sáng tạo trong giáo dục với sự sáng tạo trong điện tử. Sáng tạo được coi là dạng hoạt động cao nhất của con người, người có sự sáng tạo là người luôn tìm tòi, không ngừng tìm kiếm và cải tiến những cái đã có thành cái mới mẻ, hoặc tạo ra một cái hoàn toàn mới mang những giá trị đáp ứng yêu cầu thực tế và có hiệu quả vượt trội. Có năng lực sáng tạo mới có hoạt động sáng tạo, năng lực sáng tạo là tiền đề tiên quyết đến hoạt động sáng tạo, năng lực ấy được xác định thông qua trí nhớ, tư duy, cảm xúc và ý chí của con người.

Người có tư duy, tưởng tượng luôn say mê, tìm tòi và phát hiện cái mới, cái chưa từng có. Họ say mê học tập, nghiên cứu và linh hoạt xử lý các tình huống. Người năng động sáng tạo thường tìm ra cách làm mới, sản phẩm mới, hiệu quả cao, độc đáo, mới lạ. Bản chất của sáng tạo thể hiện ở chỗ là sản phẩm của sáng tạo thường không lặp lại cái đã có và có ích cho người sản xuất ra nó. Tư duy, tưởng tượng là phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh. Năng động và sáng tạo làm rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng, tốt đẹp.

Vậy tư duy, tưởng tượng đã thúc đẩy sự sáng tạo như thế nào trong cuộc sống? Đối với người học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, sự sáng tạo đem đến cho họ có được kết quả cao trong học tập bởi họ không chỉ biết làm chủ kiến thức mà còn biết vận dụng sáng tạo kiến thức vào giải quyết vấn đề nảy sinh. Sự sáng tạo đôi khi chỉ đơn giản là biết khái quát vấn đề, kiến thức để tự mình có thể dễ học, dễ hiểu và dễ ghi nhớ. Sự sáng tạo trong con người còn được sử dụng trong việc tạo dựng các mối quan hệ xã hội, có sáng tạo sẽ có được sự tín nhiệm, yêu quý và kính trọng từ mọi người xung quanh. Trong công việc đặc biệt là những lĩnh vực đòi hỏi cao về tính sáng tạo như công nghệ thông tin, kinh doanh, marketing... sự sáng tạo sẽ giúp đưa ra những phương pháp, chiến lược và định hướng kinh doanh hiệu quả. Chỉ có sáng tạo mới đưa con người đi trên những con đường tiến bộ, vượt trội, phát minh ra những công trình vĩ đại mang ý nghĩa thời đại và đóng vai trò to lớn trong chuyển biến xã hội. Con người cần phải có ý thức về sự sáng tạo và không ngừng sáng tạo, bởi điều đó là cần thiết để đáp ứng sự thay đổi tiến bộ của xã hội. Sự sáng tạo đôi khi đòi hỏi người muốn sáng tạo phải có bản lĩnh từ bỏ những thứ vốn là điều chắc chắn, can đảm từ bỏ những cái cũ, không bám vào cái cũ mà tìm cách thay đổi, không sợ làm sai, chỉ sợ không dám làm. Nếu không có sáng tạo bạn sẽ không có được niềm vui thực sự trong cuộc sống cũng như trong công việc, sự trải nghiệm trong sáng tạo hứa hẹn đem lại cho ta mọi xúc cảm, chỉ cần bạn dũng cảm đi tìm sáng tạo.

Giới trẻ hiện nay được đánh giá là khá năng động và sáng tạo, họ sáng tạo trong cách chủ động thực hiện nhiệm vụ của mình, tích cực đưa ra ý tưởng và luôn hướng ý tưởng đến những miền đất tươi tốt, đối với mỗi nhiệm vụ họ đều hướng đến sự sáng tạo chứ không dập khuôn. Đó là những người được đánh giá rất cao trong xã hội về cả năng lực và trình độ. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại không ít người cực kỳ thụ động, không hề có ý thức về sự sáng tạo, họ chấp nhận những cái đã có sẵn, sống theo khuôn mẫu và chỉ hướng đến một cuộc đời bình lặng. Chắc chắn trong một vài trường hợp, họ phải chật vật với những khó khăn không thể giải quyết được nếu không có sáng tạo nhưng họ vẫn chấp nhận sống chung mà không chịu thay đổi. Những nhân tố như vậy là một trong số các yếu tố gây ra sự trì trệ trong phát triển xã hội. Để khắc phục được điều này đòi hỏi rất lớn từ nền giáo dục của Việt Nam, cần đổi mới nền giáo dục hơn nữa.

Cuộc sống luôn biến đổi không ngừng, nếu chúng ta không nỗ lực trau dồi tri thức tức, thúc đẩy quá trình tư duy, tưởng tượng, đầu óc sáng tạo là tự đẩy mình ra ngoài, tự mình đào thải mình ra khỏi xã hội. Để có được cuộc sống cần phải lao động, để có những giá trị mới tiến bộ phù hợp với thời đại cần phải không ngừng sáng tạo. Chính vì vậy, dù ở thời điểm nào của cuộc đời chúng ta phải sáng tạo để khẳng định giá trị bản thân, làm mới chính mình.

Câu 5: Tìm đọc thêm hai văn bản nghị luận xã hội và hai văn bản nghị luận văn học để cập những vấn đề liên quan đến nội dung các văn bản đọc trong bài. Lập bảng, ghi ngăn gọn những thông tin cơ bản: luận đề, các luận điểm, các thao tác lập luận của từng văn bản.

Trả lời:


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

BackToTop