Câu 1: Bài học đã đưa lại cho bạn những hiểu biết gì về đặc điểm nổi bật của truyện truyền kì thời trung đại?
Trả lời:
Đặc điểm nổi bật của truyện truyền kì thời trung đại:
- Truyện truyền kì vay mượn nhiều yếu tố từ văn học dân gian, Phật giáo, Nho giáo và văn học Trung Quốc.
- Truyện truyền kì sử dụng nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo để thể hiện hiện thực đời sống xã hội.
- Truyện truyền kì thể hiện sự quan tâm, đồng cảm với những số phận bất hạnh, đề cao giá trị con người.
- Các tác giả sáng tạo nên những hình tượng nhân vật mang tính biểu tượng.
Câu 2): Yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì và yếu tố kì ảo trong một số thể loại văn học khác (truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngắn hiện đại...) có những điểm giống, khác nhau như thế nào?
Trả lời:
So sánh yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì và yếu tố kì ảo trong một số thể loại văn học khác:
Truyện truyền kì | Truyện truyền thuyết | Truyện cổ tích | Truyện ngắn hiện đại | |
---|---|---|---|---|
Giống nhau | - Thể hiện quan niệm của con người về thế giới, cuộc sống và con người. - Phản ánh ước mơ, niềm tin của con người. | |||
Khác nhau | Thể hiện quan niệm về đạo đức, triết lý nhân sinh, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người. | Ca ngợi công lao dựng nước, giữ nước của các vị anh hùng, thể hiện niềm tự hào dân tộc. | Giáo dục đạo đức, bài học cuộc sống, rèn luyện phẩm chất tốt đẹp. | Phản ánh hiện thực xã hội, thể hiện quan niệm về con người và cuộc sống. |
Câu 3: Tìm đọc một tác phẩm văn học hiện đại có yếu tố kì ảo, viết bài giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm đó.
Trả lời:
Tác phẩm Miền hoang của tác giả Sương Nguyệt Minh đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng, đặc biệt là hình tượng con Kên Kên. Nó được kì ảo hóa để biến thành biểu tượng cho sự báo hiệu của cái chết, sự kinh dị của chiến tranh. Ngay từ những trang đầu cuốn tiểu thuyết đã xuất hiện hình ảnh con Kên Kên. Vốn là một loài chim chuyên ăn thịt xác chết, ở đâu loài vật này xuất hiện là ở đó mùi tử khí đã bốc lên. Hình ảnh Kên Kên xuất hiện trở đi trở lại trong tác phầm như cánh chim chao liệng tìm xác chết, khi trực tiếp nhìn thấy, khi đi vào giấc mơ của nhân vật Tùng. Dù xuất hiện theo cách nào thì nó cũng gây ra những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực đối với con người. Đó là nỗi hoang mang, lo sợ cái chết cận kề. Ban ngày Kên Kên được miêu tả thật như một loài động vật thông thường nhưng khi màn đêm buông xuống thì hình tượng kên kên mang đậm tính kì ảo. Đàn kên kên xuất hiện khiến cả bốn kẻ lạc rừng vốn đã mệt dỉu lả càng khiếp đảm vì có thể cái chết đến bất ngờ: tiếng kên kên kêu the thé bất chợt khiến Tùng nổi gai ốc . Trong mắt Tùng, bản tính độc ác của nó hiện lên từ dáng vẻ bề ngoài sát khí đằng đằng. Với một tên chỉ huy lính Pol Pot từng vào sinh ra tử nơi chiến trường, đầy quyền lực, hét ra lửa như Lục Thum cũng phải sợ hãi khi nó đang nhằm vào cái chân dập nát bốc mùi thối khẳn của mình. Hắn thấy đây là loài chim bình thản, đầy quyền uy. Hắn hoảng hốt, khiếp sợ đến tức thở. Còn với một tên lính Pol Pot tàn độc, cục súc như Rô thì chỉ hắn muốn dùng đạn bắn chết ngay loài chim này nhưng dẫu có bắn cũng không xuể. Mỗi nhân vật có một góc nhìn, một cách cảm nhận khác nhau về loài kên kên, song điểm chung giữa họ là nỗi sợ chết. Nơi nào loài chim này xuất hiện là nơi ấy cái chết sắp xảy đến. Cuộc chiến tranh phi nghĩa này đã làm loài kên kên đổ dồn về đây. Kên Kên được kì ảo hóa trở thành một sứ giả của Thần Chết, ẩn dụ cho sự chết chóc trong chiến tranh. Hình ảnh những con Kên Kên căng diều thật dữ đội và chân thực. Nó tái hiện bộ mặt thật của chiến tranh đầy ám ảnh và nhức nhối. Với việc xây dựng những hình tượng động vật hoang đường, kì lạ kể trên, Sương Nguyệt Minh vận dụng yếu tố kì ảo để làm đảo lộn trật tự của chuỗi thức ăn trong tự nhiên, biển những loài vật vô tri thành những hình tượng sống động, đầy ám ảnh, biến con người trở nên nhỏ bé, yếu đuối. Qua đó, ông gửi gắm rất nhiều suy tư, cảm thức về cuộc sống của con người đương đại, về sự đối lập giữa cái đẹp với cái xấu cái ác, giữa thực tại với mộng tưởng. Qua hệ thống nhân vật kì ảo của ông, có thể thấy cái đẹp, cái thiện dù đang trên bờ vực suy đồi.