Cùng Đọc tài liệu đi vào chi tiết nội dung Soạn Chữ người tử tù SGK Ngữ văn 10 tập 1 kết nối tri thức với cuộc sống. (Bài 1: Sức hấp dẫn của chuyện kể)
Soạn bài Chữ người tử tù lớp 10
Nội dung từng phần trong bài soạn Chữ người tử tù trang 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27 trong bộ SGK Ngữ văn 10 Kết nối tri thức theo chương trình mới.
Đọc hiểu: Câu hỏi trong văn bản
Câu hỏi: Tóm tắt nội dung cuộc trò chuyện giữa nhân vật quản ngục và thầy thơ lại.
Trả lời:
Tóm tắt: Viên quản ngục hỏi thầy thơ lại về người đứng đầu bọn phản nghịch nhận án tù chém là Huấn Cao có tài viết chữ nhanh và đẹp.
Câu hỏi: Chú ý các chi tiết cho biết ngoại hình, suy nghĩ, lời nói, sở thích, môi trường sống của quản ngục và những câu văn khái quát được tính cách của nhân vật này.
Trả lời:
- Ngoại hình: đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu, đường nhăn nheo của 1 bộ mặt tư lự đã biến mất, mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo, êm nhẹ.
- Suy nghĩ: ông trời nhiều khi hay chơi ác đem đầy ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã,… nghĩ ngợi.
- Sở thích: sưu tầm chữ treo trong nhà.
- Môi trường sống: trong ngục, một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ.
- Tính cách: tâm điền tốt, thẳng thắn.
Câu hỏi: Theo bạn, viên quản ngục sẽ đối xử với Huấn Cao như thế nào? Chi tiết nào ở phần 1 có thể khiến bạn suy đoán như vậy?
Trả lời:
Theo lẽ thường, viên quản ngục – người đứng đầu nhà giam sẽ đối xử với nhân vật Huấn Cao – một tên tử tù bằng sự nghiêm nghị, khắt khe và đáng sợ. Nhưng trong câu chuyện, thật bất ngờ, viên quản ngục có vẻ như có thiện cảm với nhân vật Huấn Cao, thậm chí còn bày tỏ sự ngưỡng mộ.
Chi tiết: “Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn La vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?”, “ Thầy bảo ngục tốt nó quét dọn lại cái buồng cuối cùng”.
Câu hỏi: Hình dung hoàn cảnh của cuộc gặp gỡ giữa quản ngục và Huấn Cao.
Trả lời:
Hình dung: Trong khung cảnh ngục tù tối om, có phần ẩm thấp, viên quản ngục và Huấn Cao đã gặp nhau.
Câu hỏi: Huấn Cao đã tiếp nhận sự biệt đãi của quản ngục như thế nào?
Trả lời:
Ông vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm.
Câu hỏi: Dự đoán xem Huấn Cao có bằng lòng cho chữ viên quản ngục không?
Trả lời:
Dự đoán: Huấn Cao sẽ không cho viên quản ngục chữ. Vì trong trường hợp này, Huấn Cao là tên tử tù chuẩn bị đưa ra xử trạm, còn viên quản ngục là người đứng đầu trại giam. Họ không ngừng vị trí xã hội để Huấn Cao có thể cho chữ. Ông Huấn Cao phản nghịch cũng chỉ bởi ghét bọn quan triều đình đương thời.
Câu hỏi: Lưu ý các chi tiết được tác giả sử dụng để dựng cảnh cho chữ.
- Bối cảnh: thời gian, không gian.
- Lời nói, cử chỉ, hành động của người xin chữ và người cho chữ.
Trả lời:
* Bối cảnh:
- Không gian: buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột phân gián.
- Thời gian: ban đêm.
* Lời nói, cử chỉ, hành động:
- Người xin chữ:
+ Viên quản ngục khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng.
+ Thầy thơ lại gầy gò, run run bưng chậu mực.
+ Ngục quan cảm động, vái người tù, chắp tay nói, dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng.
- Người cho chữ:
+ Cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dặm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván.
+ Thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy.
+ Khuyên viên quản ngục thay chốn ở.
Câu hỏi: Nhân vật Huấn Cao khuyên quản ngục điều gì? Quản ngục có thái độ như thế nào trước lời khuyên đó?
Trả lời:
- Huấn Cao khuyên quản ngục nên thay chốn ở. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.
- Quản ngục có thái độ: cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
Câu hỏi: Nội dung câu chuyện được kể có giống với suy đoán của bạn lúc mới đọc nhan đề tác phẩm hay không?
Trả lời:
Có.
Trả lời câu hỏi: Soạn bài Chữ người tử tù lớp 10
Câu 1: Hãy xác định tình huống truyện trong Chữ người tử tù.
Trả lời:
Tình huống truyện: Viên quản ngục – người đứng đầu nhà giam và Huấn Cao – kẻ tù nhận án tử, 2 người với 2 vị trí xã hội khác nhau nhưng lại có chung một niềm yêu thích về chữ. Cuộc gặp gỡ trong hoàn cảnh đối lập tạo nên thanh âm trong trẻo giữa một bản nhạc mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ. Tình huống truyện độc đáo, đẩy nhân vật bộc lộ được vẻ đẹp của mình, góp phâng thể hiện được chủ đề của tác phẩm.
Câu 2: Lời kể về nhân vật quản ngục (trong phần 1) là của ai? Nó tác động đến cách nhìn của bạn về nhân vật này như thế nào?
Trả lời:
- Lời của người viết.
- Tác động: nhân vật viên quản ngục hiện lên khách quan hơn, người đọc phần nào hiểu được vẻ đẹp của viên quản ngục. Sống trong ngục tù tưởng chừng như tâm hồn nhem nhuốc đi, song ở viên quản ngục, như lời tác giả bình luận, “là thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.
Câu 3: Sự kiện nào đã tạo bước chuyển trong thái độ của Huấn Cao với quản ngục? Sau sự kiện ấy, mối quan hệ của họ đã thay đổi như thế nào?
Trả lời:
Sự kiện: Huấn Cao nghe thầy thơ lại kể về nỗi lòng của viên quản ngục, lúc đấy Huấn Cao mới nhận ra mình đã hiểu sai về viên quản ngục và không ngờ rằng, trong chốn ngục tù tối tăm này lại có người có sở thích cao quý, suýt chút nữa đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.
Sau sự kiện này, mối quan hệ của Huấn Cao và viên quản ngục đã khác đi. Có thể nói, về phương diện xã hội, họ là hai mảnh ghép đối lập nhau, thế nhưng, về phương diện nghệ thuật, họ lại là những người đồng âm, tri kỉ.
Câu 4: Nhân vật Huấn Cao được tác giả khắc hoạ qua những chi tiết tiêu biểu nào? Hãy dựa vào các chi tiết đó để khái quát đặc điểm tính cách của Huấn Cao.
Trả lời:
Chi tiết:
- Tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp.
- Có tài bẻ khóa và vượt ngục.
- Lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thành gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái… Sáu người né mình tiến vào như một bọn thợ nể, thận trọng khiêng cái thang gỗ đặt ngang trên vai.
- Thản nhiên nhận rượu thịt, coi đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm.
- Hỏi quản ngục “Người hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”.
- Chữ đẹp, vuông, Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ. Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời.
- Lặng nghĩ rồi mỉm cười… thiếu chút nữa đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.
- Khuyên quản ngục nên đổi chỗ ở.
Khái quát đặc điểm: Huấn Cao hiện lên là con người tài hoa, có khí phách. Ông là người yêu cái đẹp.
Câu 5: Chỉ ra các yếu tố khiến cảnh cho chữ trở thành một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Hãy phân tích ý nghĩa của cảnh tượng kì lạ đó.
Trả lời:
Yếu tố:
- Diễn ra trong tù, buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột phân gián.
- Vào ban đêm.
- Huấn Cao – người cho chữ trong bộ dạng cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dặm to nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Còn viên quản ngục – người xin chữ khúm núm. Tên tử tù bỗng trở thành người cho cái đẹp, khuyên bảo tên quản ngục.
- Phong thái tên tử tù khí phách, ung dung.
- Ánh sáng của bó ruốc.
Ý nghĩa: sự chiến thắng của cái đẹp đối với cái xấu. Trong khung cảnh bẩn thỉu, bóng đêm lấn át, người cho chữ lại là tên tử tù, cho đi cái đẹp, muốn cái đẹp được lưu truyền, được về đúng nơi của nó.
Câu 6: Theo bạn, Tác giả đã gửi gắm những thông điệp gì qua câu chuyện xin chữ và cho chữ?
Trả lời:
Thông điệp:
- Cái đẹp không thể cùng chung với cái xấu xa.
- Cái đẹp có thể cảm hóa được cong người.
- Con người chỉ được thưởng thức cái đẹp khi trong minh giữ được bản thiên lương.
Câu 7: Nhận xét về một điểm chung mà bạn nhận thấy giữa hai nhân vật Tử Văn (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ) và Huấn Cao (Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân)
Trả lời:
Điểm chung: Họ đều là những người anh hùng có những phẩm chất đáng quý. Họ là người trượng nghĩa, ngay thẳng.
Xem thêm: Nhận xét về một điểm chung giữa hai nhân vật Tử Văn và Huấn Cao
Kết nối đọc - viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù.
Trả lời:
Một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù đó là không gian. Câu chuyện được miêu tả trong cảnh ngục tù, nơi chất chứa những cái xấu, cái ác. Phòng ẩm thấp, bẩn thỉu, đầy những phân gián, phân chuột… Vậy mà, giữa khung cảnh đấy, ánh sáng của ngọn đuốc trong đêm thắp lên làm bừng tỉnh viên quản ngục. Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong bộ dạng không thể thảm hơn nhưng khí phách toát ra khiến con người ta phải ngưỡng mộ, trầm trồ. Con người có thể chung sống với cái xấu nhưng không thể để cái xấu hòa vào mình. Cảnh cho chữ cũng vậy, như một lời minh chứng rằng, cái đẹp không thể tồn tại với cái xấu. Phải giữ được sự thiện lương dù trong hoàn cảnh nào.
Một số mẫu đoạn văn tham khảo khác: Viết đoạn văn phân tích một yếu tố nghệ thuật trong Chữ người tử tù
-/-
Trên đây là gợi ý Soạn bài Chữ người tử tù kết nối tri thức với cuộc sống, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Kết nối tri thức!
- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 10 mới -