Trang chủ

Soạn bài Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân sách Cánh Diều

Xuất bản: 30/11/2022 - Tác giả:

Soạn bài Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều với hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong phần Chuẩn bị, câu hỏi trong bài và cuối bài đọc hiểu trang 10-11

Soạn bài Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân sách Cánh Diều chi tiết

Trả lời các câu hỏi chuẩn bị, đọc hiểu và cuối bài sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về bài học mà truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân muốn truyền đạt.

1. Chuẩn bị

* Thông tin về tác giả Aesop

- Aesop là một nhà văn Hy Lạp. Ông sinh ra là một người nô lệ. Aesop là nô lệ cho một người có tên là Xanthus, sống tại đảo Samos.

- Tư liệu về cuộc đời của ông không rõ ràng lắm và không có bản viết tay nào của ông còn tồn tại đến ngày nay Nhưng ông được xem là tác giả của rất nhiều câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng trên thế giới và đã được truyền miệng và được sưu tập qua nhiều thế kỷ và bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau theo truyền thống kể chuyện vẫn tiếp tục đến ngày nay.

- Aesop đã để lại cho nhân loại một kho tàng truyện ngụ ngôn đồ sộ cả về mặt số lượng lẫn giá trị. Với đa số nhân vật là những con vật đã được nhân cách hóa, truyện ngụ ngôn Aesop hàm chứa những thông điệp sâu sắc mà giản dị, được chuyển tải đến người đọc bằng giọng văn nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Cuối một số chuyện còn là những thông điệp ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa nhằm nhắn nhủ bạn đọc những chân lý giản dị trong cuộc sống.

* Câu chuyện thực tế của bản thân em:

Trong thực tế cuộc sống, em đã từng ghen tị, so bì với người khác tương tự các nhân vật ở truyện ngụ ngôn này. Em hay so bì với chị gái về những công việc nhà mẹ giao cho hàng ngày. Chị lớn nên thường không so đo với em, luôn cố gắng hoàn thành mọi việc mẹ giao. Đến giờ, sau khi hiểu ra tấm lòng của chị và trách nhiệm của chính mình, em đã chăm chỉ và tự giác hơn, không so bì tị nạnh với chị để mẹ phải buồn lòng nữa.

2. Câu hỏi đọc hiểu

Với việc trả lời các câu hỏi trong bài trang 11 SGK, các em sẽ nắm được những ý chính, cũng như nghệ thuật được sử dụng trong Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân Ngữ văn 7 tập 2 sách Cánh Diều

Câu 1. Lí do gì khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn?

Trả lời

Lí do khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn là vào một ngày đẹp trời họ thấy mình phải cong lưng làm lụng trong khi anh Bụng chỉ việc ung dung chén tràn mà không mất công sức gì.

Câu 2. Chú ý cách phản ứng của các thành viên cơ thể

Câu 3. Kết quả cuối cùng thế nào?

Câu 4. Khổ thơ cuối có phải là bài học của truyện hay không?

Trả lời chi tiết: Khổ thơ cuối có phải là bài học của Bụng và Răng, Miêng, Tay, Chân hay không?

3. Câu hỏi cuối bài - Soạn bài Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân sách Cánh Diều

Câu 1 trang 11 SGK Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh Diều. Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.

Trả lời chi tiết: Kể tóm tắt Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân bằng văn xuôi

Câu 2 trang 11 SGK Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh Diều. Đối chiếu với khái niệm truyện ngụ ngôn ở phần Kiến thức ngữ văn để nêu ra sự giống và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn này với các truyện ngụ ngôn đã học (Gợi ý: tìm sự giống và khác nhau về đề tài, cách kể, nhân vật, nội dung, bài học,...).

Trả lời chi tiết: Sự giống và khác nhau giữa Bụng và Răng, Miệng,... với truyện ngụ ngôn đã học

Câu 3 trang 11 SGK Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh Diều. Theo em, có thể rút ra được bài học gì từ truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân?

Trả lời chi tiết: Theo em, có thể rút ra được bài học gì từ Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân?

Câu 4 trang 11 SGK Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh Diều. Tìm đọc truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Việt Nam), so sánh với truyện ngụ ngôn trên của Ê- dốp và nêu nhận xét của em.

Trả lời chi tiết: So sánh Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng với truyện Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân

-/-

Đọc tài liệu đã cùng các em trả lời toàn bộ câu hỏi trong phần soạn bài Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân (sách Cánh Diều). Hy vọng các em sẽ học tốt Ngữ Văn 7 với trọn bộ tài liệu Soạn văn 7 Cánh Diều do Đọc tài liệu tổng hợp và biên soạn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM