Trang chủ

Soạn bài Bồng chanh đỏ lớp 8 Chân trời sáng tạo

Xuất bản: 12/10/2023 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài Bồng chanh đỏ lớp 8, trả lời các câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu nội dung văn bản Bồng chanh đỏ trang 19 - 25 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo.

Đọc Tài Liệu cung cấp nội dung hướng dẫn chi tiết soạn bài Bồng chanh đỏ lớp 8, tham khảo cách trả lời các câu hỏi đọc hiểu nội dung văn bản Bồng chanh đỏ trang 19 - 25 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo.

Soạn bài Bồng chanh đỏ lớp 8 Chân trời sáng tạo

Chuẩn bị đọc

Theo em, chúng ta có nên nuôi nhốt các loài động vật hoang dã hay không? Vì sao?

Trả lời:

Theo em, chúng ta không nên nuôi nhốt các loài động vật hoang dã vì không phải loài động vật nào cũng phù hợp với môi trường của con người. Bên cạnh đó, việc nuôi nhốt động vật hoang dã làm thú cưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ… Ngoài tác động trực tiếp đến hệ sinh thái, việc nuôi nhốt động vật hoang dã cũng khiến các loài này không được đảm bảo về sức khỏe, tâm lý; điều kiện nuôi nhốt không phù hợp sẽ khiến động vật có hành vi bất thường, căng thẳng, ảnh hưởng tới sức khỏe, bản năng và thần kinh của động vật.

Vậy nên tùy giống loài và được nhà nước không cấm hay thuộc vào loài động vật quý hiếm chúng ta có thể nuôi nhưng hãy tạo môi trường thoải mái, không nên bạo hành hay hành hạ chúng.

Trải nghiệm cùng văn bản

Tưởng tượng: Em hình dung như thế nào về vẻ đẹp của chim bồng chanh đỏ qua lời miêu tả của chú bé Hoài?

Trả lời:

Hình dung của em về vẻ đẹp của chim bồng chanh đỏ qua lời miêu tả của chú bé Hoài:

- Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút.

- Lông ức hung hung vàng, toàn thân đều đỏ hồng như một đốm lửa.

- Đôi cánh rất đẹp.

Dự đoán: Điều gì sẽ xảy ra khi hai anh em ra đầm nước, nơi chim bồng chanh làm tổ?

Trả lời:

Điều sẽ xảy ra khi hai anh em ra đầm nước, nơi chim bồng chanh làm tổ đó là: Chim bồng chanh đỏ xuất hiện trong tổ cùng với các chú chim con, niềm khao khát có được chim bồng chanh đỏ của hai anh em Hoài, mò tay vào trong tổ và bắt được một bé chim bồng chanh nhỏ.

Suy luận: Hành động vuốt ve đôi cánh mượt mà của chú chim bồng chanh thể hiện nét tính cách gì của Hoài?

Trả lời:

Hành động vuốt ve đôi cánh mượt mà của chú chim bồng chanh thể hiện tính cách yêu thương, nâng niu, quý mến động vật của Hoài.

Liên hệ: Em đã bao giờ trải nghiệm cảm giác “tiếc ngẩn tiếc ngơ” khi từ bỏ một thứ mình yêu thích?

Trả lời:

Em đã từng có trải nghiệm về cảm giác "tiếc ngẩn tiếc ngơ" khi từ bỏ một thứ mình yêu thích. Em rất thích nuôi mèo, chú mèo mà em từng chăm sóc rất đáng yêu và thân thiết với em. Tuy nhiên, vì lí do sức khỏe nên em đành phải từ bỏ việc nuôi chú và để chú lại cho một người bạn chăm sóc.

Suy ngẫm và phản hồi

Trả lời các câu hỏi trang 19 - 25 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo

Câu 1: Xác định đề tài và nội dung bao quát của văn bản.

Trả lời:

- Đề tài: Chú chim bồng chanh đỏ

- Nội dung bao quát: Văn bản Bồng chanh đỏ kể về hai anh em chú bé Hoài vốn yêu thích loài chim bồng chanh đỏ ở đầm nước quê hương nên đã tìm cách bắt chúng về nuôi. Vừa bắt xong, hai anh em quyết định trả chú chim về lại tổ để vợ chồng chú có cuộc sống tự do. Qua đó ta cũng thấy được sự yêu thích của hai anh em Hoài với loài chim bồng chanh đỏ nhưng cũng không vì sở thích cá nhân nuôi nhốt một loài chim đẹp mà chỉ ngắm, vuốt ve và thả đi.

Câu 2: Liệt kê các chi tiết miêu tả hành động, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật Hoài trong các thời điểm:

- Khi vợ chồng bồng chanh đỏ mới đến ở đầm nước.

- Khi đi bắt chim bồng chanh đỏ với anh Hiền trong đêm.

- Khi ra đầm nước một mình sau sự kiện anh Hiền trả chim bồng chanh về tổ cũ.

Từ những chi tiết đó, em có nhận xét gì về sự chuyển biến trong tình cảm và nhận thức của nhân vật Hoài?

Trả lời:

* Các chi tiết miêu tả hành động, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật Hoài trong các thời điểm:

- Khi vợ chồng bồng chanh đỏ mới đến ở đầm nước:

+ Ngày nào cũng ra bờ đầm một lần để được trông thấy bồng chanh thì mới yên tâm

+ Say mê vẻ đẹp của bồng chanh đỏ, suy nghĩ bồng chanh đỏ là giống chim quý.

- Khi đi bắt chim bồng chanh đỏ với anh Hiền trong đêm:

+ Sẵn sàng lội xuống bùn, thò tay vào tổ bắt chim.

+ Khi bắt được chú chim thì an ủi nó bằng cách âu yếm vuốt nhẹ lên đôi cánh mượt mà của nó.

+ Đã bao lâu tôi ao ước có một đôi chim bồng chanh để nuôi, đến cả trong giấc ngủ tôi cũng mơ thấy chúng.

+ Hồi hộp, lo lắng khi tham gia bắt chim, tức giận anh Hiền vì thả chim bồng chanh về lại tổ.

+ Suy nghĩ đi bắt chim quý để được sở hữu chúng.

- Khi ra đầm nước một mình sau sự kiện anh Hiền trả chim bồng chanh về tổ cũ:

+ Lén anh Hiền đi bắt chim bồng chanh một mình.

+ Hào hứng với kế hoạch riêng (đi bắt chim một mình để khoe với lũ bạn).

+ Thương chim bồng chanh vì phải sơ tán khỏi tổ: "Tôi thương đôi vợ chồng bồng chanh bây giờ đã than con đến một cánh đồng nào, ở một đầm nước xa lạ, chúng lại phải cùng xây tổ để tránh mưa tránh nắng và con chồng lại lang thang kiếm tôm tép mang về nuôi con,..."

* Nhận xét về sự chuyển biến trong tình cảm và nhận thức của nhân vật Hoài:

- Về mặt nhận thức: Chú bé Hoài đã chuyển từ mong muốn sở hữu giống chim quý hiếm đến việc tôn trọng cuộc sống tự do của vợ chồng bồng chanh đỏ.

- Về mặt tình cảm: Chú bé Hoài chuyển từ tình yêu ích kỉ đối với chim bồng chanh sang tình cảm vị tha, lo lắng, biết cầu mong điều tốt đẹp cho gia đình bồng chanh đỏ.

Câu 3: Phân tích một số điểm giống và khác nhau (trong suy nghĩ, tình cảm, hành động) của Hiển và Hoài. Qua việc miêu tả hai nhân vật này, nhà văn thể hiện cách nhìn cuộc sống, con người như thế nào?

Trả lời:

Một số điểm giống và khác nhau (trong suy nghĩ, tình cảm, hành động) của Hiển và Hoài:

- Giống nhau:

+ Về tình cảm: đều yêu mến chim bồng chanh đỏ, vuốt ve đôi chim trên tay rất trìu mến.

+ Về suy nghĩ: đều có ý định ban đầu là bằng mọi cách phải sở hữu được loài chim quý này.

- Khác nhau:

+ Về suy nghĩ: Anh Hiền chín chắn, chững chạc và ý thức về việc tôn trọng quyền tự do của đôi chim bồng chanh trước chú bé Hoài. Anh chính là người phân tích để Hoài hiểu tại sao không nên bắt chim về nhà nuôi. Hiền suy nghĩ về tình cảm gia đình của chim bồng chanh đỏ nhưng Hoài thì lại vì quá say mê không nghĩ điều đó.

+ Về hành động: Hiền muốn thả đôi chim về với chỗ cũ để nuôi con còn Hoài muốn giữ đôi chim để nuôi. Anh Hiền có hành động quyết liệt trong việc ngăn cản Hoài bắt chim bồng chanh lần thứ hai. Đó là hành động bảo vệ dựa trên sự yêu thương và hiểu biết.

=> Qua việc miêu tả hai nhân vật, nhà văn thể hiện cách nhìn cuộc sống, con người vô cùng phong phú và đa dạng, đề cao tình yêu thương, vị tha (biết nghĩ cho người khác) và thái độ tôn trọng quyền tự do của mọi người, mọi sinh vật sống. Chỉ qua những miêu tả ta thấy về tình yêu gia đình và luôn mong muốn giữ gìn một gia đình trọn vẹn. Chấp nhận từ bỏ những thứ hào nhoáng nếu nó không thuộc về mình.

Câu 4: Lựa chọn và phân tích ý nghĩa của một số chi tiết tiêu biểu trong truyện.

Trả lời:

Một số chi tiết tiêu biểu có thể lựa chọn để phân tích ý nghĩa:

- Chi tiết anh Hiền trả lại chim bồng chanh vào tổ sau khi bắt được:

+ Thể hiện tính cách chín chắn của nhân vật, nhận thức được sự sai trái của hành động bắt chim.

+ Chi tiết gây nên thái độ chống đối ngầm của Hoài, thúc đẩy sự kiện Hoài một mình đi bắt chim bồng chanh.

- Chi tiết Hiền ngăn Hoài bắt lại chim bồng chanh lần hai.

+ Cho thấy lòng nhân hậu, biết nhận sai của chú bé Hoài.

+ Hóa giải mâu thuẫn giữa hai anh em Hiền và Hoài.

- Chi tiết Hoài thầm trò chuyện cùng với chim bồng chanh sau khi biết chúng phải bỏ tổ mà đi:

+ Thể hiện tình yêu thương của Hoài dành cho loài chim bồng chanh.

+ Chứa đựng niềm hi vọng chim bồng chanh về lại tổ cũ với cuộc sống ấm êm để hai anh em không còn ân hận vì trót phá tổ của chúng.

Câu 5: Chủ đề của truyện này là gì? Nêu một vài căn cứ giúp em xác định chủ đề.

Trả lời:

- Chủ đề của truyện: tình yêu thương và sự tôn trọng quyền sống tự do đối với loài vật.

- Căn cứ để xác định chủ đề:

+ Sự kiện: phát hiện chim bồng chanh, đi bắt giống chim quý, trả chim về tổ cũ, lén đi bắt chim một mình, mong ước cuộc sống yên ổn cho gia đình chim bồng chanh đỏ.

+ Nhân vật và mối quan hệ giữa nhân vật với hoàn cảnh và các nhân vật khác: chú bé Hoài trong mối quan hệ với không gian làng quê, với đầm sen thơ mộng, nơi sinh sống của giống chim quý, mối quan hệ giữa Hoài với anh trai (người truyền cho cậu bé tình yêu, niềm say mê các giống chim quý hiếm), với những người xung quanh (lũ bạn cũng say mê chim bồng chanh).

+ Chi tiết và mối quan hệ giữa các chi tiết: nhan đề Bồng chanh đỏ và mối quan hệ giữa nhan đề này với một loạt các chi tiết như phát hiện ra chim bồng chanh, đi tìm bắt chim, háo hức vì bắt được chim quý, thả chim về tổ cũ, lén bắt lại chim và thái độ, cách ứng xử của các nhân vật sau khi nhận thức được vấn đề (yêu thương, tôn trọng, bảo vệ, mong muốn điều tốt đẹp cho chim bồng chanh).

+ Điểm nhìn, ngôi kể, cách kể chuyện: nhân vật Hoài – một nhân vật trong truyện – kể lại câu chuyện của anh em minh. Ngôi kể thứ nhất này tạo nên cách nhìn chủ quan, nhiều cảm xúc, suy nghĩ và điểm nhìn trong sáng, chân thực của một chủ bé nông thôn tinh nghịch nhưng nhân hậu, biết nhận lỗi và sửa sai.

Câu 6: Lời nhắn nhủ của chú bé Hoài dành cho vợ chồng bồng chanh đỏ ở cuối truyện gợi cho em suy nghĩ gì về cách ứng xử của con người với loài vật? Viết khoảng năm câu để trả lời câu hỏi này.

Trả lời:

Hai anh em Hiền và Hoài đều có niềm đam mê với động vật, đặc biệt là các loài chim. Trong số họ, Hiền là người rất hiểu biết về các loài chim. Bất kể khi nào gặp một loài chim nào đó, cậu đều có thể nói ngay ra tên và những đặc điểm đặc trưng của loài đó. Một ngày nọ, họ tình cờ phát hiện một đôi bồng chanh đỏ đang xây tổ tại đầm sen gần làng. Cả Hiền và Hoài cảm thấy hết sức vui mừng và quyết định đến thăm chúng mỗi ngày. Trong một buổi tối trăng sáng đẹp, sau bữa tối, Hiền cùng em trai ra đầm sen với mục đích bắt chú bồng chanh đỏ về nuôi.

Việc bắt chú bồng chanh đỏ không hề dễ dàng, và cả hai anh em đã phải nỗ lực rất nhiều. Cuối cùng, Hiền đã thành công trong việc bắt được một con. Tuy nhiên, sau đó cậu đã quyết định thả con chim về tổ cũ trước ánh mắt đầy tiếc nuối của Hoài. Lí do là cậu không muốn tước đi hạnh phúc của gia đình chim bồng chanh đỏ. Dù sau này họ vẫn nhớ đến chú bồng chanh đỏ đó, nhưng qua trải nghiệm lần này, Hiền và Hoài đã học được một bài học quý báu về tình yêu và sự tử tế, không nên tham lam, có suy nghĩ muốn chiếm hữu, mà phải luôn nghĩ đến hạnh phúc của những người mà mình yêu quý.

Trên đây là chi tiết nội dung soạn bài Bồng chanh đỏ lớp 8 Chân trời sáng tạo. Hi vọng thông qua việc giải đáp các câu hỏi hướng dẫn đọc cuối bài các em sẽ dễ dàng nắm được kiến thức cơ bản về văn bản Bồng chanh đỏ và ghi nhớ lâu hơn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM