Từ việc tham khảo Sách giáo viên Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức, Đọc tài liệu sẽ giúp các em Soạn văn 8 Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) KNTT chính xác nhất.
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi Soạn bài Sa Pa (Nguyễn Thành Long) trang 24-26 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức chi tiết, đầy đủ.
Bài học bao gồm các phần:
Sau khi đọc
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc trang 25-26 SGK giúp các em soạn bài Bếp lửa lớp 8 tập 2 KNTT
Câu 1 trang 25 sgk Ngữ văn 8 Tập 2 KNTT
Bài thơ là lời của nhân vật nào, thể hiện cảm xúc về ai? Cảm xúc đó được gợi lên từ điều gì?
Trả lời
Bài thơ là lời của người cháu nói về bà, thể hiện tình yêu thương tha thiết mà bà đã dành cho cháu trong những ngày gian khổ. Những cảm xúc đó được gợi lên qua hình ảnh bếp lửa.
Câu 2 trang 25 sgk Ngữ văn 8 Tập 2 KNTT
Hãy xác định bố cục của bài thơ.
Trả lời
- Phần 1 (khổ 1): Hình ảnh bếp lửa và sự khơi nguồn cảm xúc.
- Phần 2 (4 khổ tiếp): Những kỉ niệm thơ ấu bên bếp lửa và bà.
- Phần 3 (2 khổ tiếp): Suy ngẫm của cháu về bếp lửa và bà.
- Phần 4 (khổ cuối): Niềm thương nhớ của người cháu.
Câu 3 trang 25 sgk Ngữ văn 8 Tập 2 KNTT
Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà và tình cảm người cháu dành cho bà. Những từ ngữ, chi tiết nào trong bài thơ giúp em có cảm nhận như vậy?
Trả lời
- Trong bài thơ hình ảnh người bà và cháu hiện lên rất đằm thắm, thiết tha. Tình cảm bà cháu thể hiện trong bài thơ rất nhẹ nhàng, giản dị nhưng lại thấm thía sâu xa. Tình cảm ấy vượt qua chiều dài của thời gian, chiều rộng của không gian, mãi mãi ở trong tim cháu. Tình yêu, lòng biết ơn của người cháu với bà của mình cũng chính là lòng biết ơn với gia đình, với quê hương, đất nước.
- Những chi tiết, từ ngữ giúp em có cảm nhận như vậy là: chờn vờn sương sớm, cháu thương bà biết mấy nắng mưa, giờ cháu đi xa có ngọn khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả nhưng chẳng lúc nào cháu quên và tự nhắc nhở bản thân và tự hỏi rằng khi sớm mai này, bà đã nhóm lửa lên chưa.
Câu 4 trang 26 sgk Ngữ văn 8 Tập 2 KNTT
Trong bài thơ, hình ảnh bếp lửa được lặp lại nhiều lần. Theo em, việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?
Trả lời
- Trong bài thơ, hình ảnh bếp lửa được nhắc tới 12 lần. Đó là hình ảnh quen thuộc của bà nhóm lửa mỗi sáng. Bà và bếp lửa là hai mà như một, bà châm ngọn lửa, đó không còn chỉ là lửa củi mà đó còn là “ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”, ngọn lửa của tình thương yêu ấp ủ.
- “Ôi kì lạ và thiên liêng – bếp lửa !”: một hình ảnh rất giản dị nhưng đã ghi dấu tình bà cháu thiêng liêng, lưu giữ cả một tuổi thơ khổ cực gian khó.
Câu 5 trang 26 sgk Ngữ văn 8 Tập 2 KNTT
Bài thơ đã “vẽ” nên bức “chân dung cuộc sống” nào? Điều gì trong bức chân dung ấy gây ấn tượng sâu sắc nhất với em? Vì sao?
Trả lời
- Bài thơ đã vẽ nên bức tranh về cuộc sống và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ rất nhẹ nhàng, giản dị mà lại rất thấm thía sâu xa. Tình cảm giữa bà và cháu vượt qua cả chiều dài thời gian, chiều rộng không gian, mãi ở trong tim cháu. Tình yêu, lòng biết ơn của cháu với bà cũng chính là lòng biết ơn với gia đình, xóm làng, quê hương và đất nước.
- Điều gây ấn tượng nhất với em trong bức chân dung ấy là “ngọn lửa”. Vì hình ảnh này mang tính khái quát cao, ngọn lửa mang nghĩa biểu tượng. Ngọn lửa ở đây không chỉ còn là ngọn lửa bếp củi mà còn là ngọn lửa thắp sáng và duy trì niềm tin tình thương yêu to lớn của bà, tiếp nối truyền lửa tình yêu từ bà sang cháu và cho nhiều thế hệ sau nữa.
Kiến thức văn bản
Đọc tài liệu tổng hợp kiến thức về tác giả, tác phẩm, nội dung nghệ thuật của văn bản, từ đó giúp các em học sinh soạn bài Bếp lửa lớp 8 tập 2 KNTT chi tiết nhất.
1. Tác giả
a. Tiểu sử
- Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
- Sau khi tốt nghiệp khoa Pháp lý, Đại học Tổng hợp Kiev, Liên Xô (nay là Đại học Quốc gia Kiev, thuộc Ukraina) vào năm 1965, Bằng Việt về Việt Nam, công tác tại Viện Luật học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam.
b. Sự nghiệp sáng tác
- Bằng Việt làm thơ từ năm 13 tuổi nhưng bài thơ đầu tiên được công bố là bài Qua Trường Sa viết năm 1961.
- Ông đã thể hiện nhiều loại thơ không vần, xuống thang rồi bắc thang, tất cả những hình thức đã có trong thơ Việt Nam và thơ thế giới.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài.
- Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – Bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.
b. Bố cục (4 phần)
- Phần 1 (ba dòng đầu): Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.
- Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.
- Phần 3 (hai khổ thơ tiếp theo): Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.
- Phần 4 (khổ cuối): Nỗi nhớ về bà.
c. Nội dung chính
“Bếp lửa” của Bằng Việt là những hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. Qua đó, bộc lộ những tình cảm sâu nặng đối với gia đình, quê hương, đất nước.
d. Giá trị nội dung
- Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ Bếp lửa gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
e. Giá trị nghệ thuật
- Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.
- Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.
-/-
Hi vọng với phần nội dung Soạn bài Bếp lửa lớp 8 tập 2 KNTT mà Đọc tài liệu cung cấp, các em sẽ chuẩn bị bài thật tốt trước khi tới lớp. Xem thêm các bài soạn khác của lớp 8 tại: Soạn văn 8 Kết nối tri thức cùng Đọc nhé.