Trang chủ

Soạn bài Bến Nhà Rồng năm ấy lớp 8 Chân trời sáng tạo

Xuất bản: 19/10/2023 - Cập nhật: 24/10/2023 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài Bến Nhà Rồng năm ấy trang 88, trả lời các câu hỏi hướng dẫn học bài Thực hành tiếng Việt trang 88 - 92 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo.

Đọc Tài Liệu cung cấp nội dung hướng dẫn chi tiết soạn bài Bến Nhà Rồng năm ấy, tham khảo cách trả lời các câu hỏi đọc hiểu nội dung văn bản Bến Nhà Rồng năm ấy trang 88 - 92 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo.

Soạn bài Bến Nhà Rồng năm ấy Ngữ văn 8 tập 2 CTST

Hướng dẫn đọc bài

Trả lời các câu hỏi trang 91, 92 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo

Câu 1: Văn bản trên kể về sự việc gì trong cuộc đời của nhân vật “anh Ba”? Đối chiếu văn bản truyện với tiểu sử, niên biểu của lãnh tụ Hồ Chí Minh, chỉ ra một số chi tiết tương đồng, khác biệt.

Trả lời:

Văn bản trên kể về sự việc rời khỏi bến cảng nhà Rồng sang phương Tây tìm đường cứu nước trong cuộc đời của nhân vật “anh Ba”.

Đối chiếu văn bản truyện với tiểu sử, niên biểu của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ta thấy có một số chi tiết tương đồng và khác biệt như sau:

- Điểm tương đồng: Trong cuộc đời của nhân vật "anh Ba" và lãnh tụ Hồ Chí Minh đều có sự kiện rời khỏi bến cảng nhà Rồng sang phương Tây tìm đường cứu nước.

- Điểm khác biệt:

+ Trong văn bản truyện, tác giả đề cao tính nghệ thuật, chú trọng chi tiết vào việc miêu tả tâm trạng, suy nghĩ… của nhân vật anh Ba.

+ Trong tiểu sử, niên biểu của lãnh tụ Hồ Chí Minh thì đề cao tính lịch sử, chú trọng vào sự kiện lịch sử.

Câu 2: Liệt kê một số cụm từ trong văn bản thể hiện mục đích chuyến đi của nhân vật “anh Ba”.

Trả lời:

Một số cụm từ trong văn bản thể hiện mục đích chuyến đi của nhân vật “anh Ba”: ra nước ngoài, sang Pháp, các nước văn minh khác, đuổi hết thực dân Pháp ra khỏi đất nước, giành độc lập, tự do, sang Tây, tìm đường cứu nước, cứu dân...

Câu 3: Theo em, nét tính cách nổi bật nhất của nhân vật “anh Ba” được thể hiện trong văn bản là gì? Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm rõ ý kiến của em.

Trả lời:

Nét tính cách nổi bật nhất của nhân vật anh Ba đó là: yêu nước, thương dân, giàu bản lĩnh, ý chí; sống, hành động và phấn đấu vì mục đích, lí tưởng cao đẹp, sẵn sàng hi sinh vì đất nước...

Một số chi tiết tiêu biểu để làm rõ ý kiến:

- Chúng mình trở về giúp đồng bào đuổi hết thực dân Pháp ra khỏi đất nước, giành độc lập, tự do.

- Tìm đường cứu nước, cứu dân.

- Tôi muốn sang Pháp để được nhìn tận mắt người dân Pháp họ sống thế nào đằng sau những cái chữ tự do, bình đẳng, bắc ái ẩn náu những gì....

Câu 4: Trong văn bản, nhân vật “anh Ba” đã trò chuyện, tiếp xúc với những ai? Các cuộc trò chuyện, tiếp xúc ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tính cách của nhân vật “anh Ba"?

Trả lời:

Trong văn bản, nhân vật “anh Ba” đã trò chuyện, tiếp xúc với anh Tư Lê, thuyền trưởng Louis Edouard Maisen. Các cuộc trò chuyện, tiếp xúc ấy có tác dụng thể hiện tính cách của nhân vật “anh Ba” không ngại khó ngại khổ quyết tâm với con đường cứu nước mình chọn không vì khó khăn gian khổ mà vứt bỏ công việc cứu nước, cứu dân, đánh đuổi thực dân Pháp.

- Cuộc trò chuyện của anh Ba với anh Tư: thể hiện nét tính cách gần gũi, thân tình, thể hiện lựa chọn dứt khoát của bản thân, nhưng cũng sẵn lòng đích chuyến đi) cảm thông với hoàn cảnh riêng của bạn.

- Cuộc gặp gỡ, trò chuyện của anh Ba với Lu-i Ê-đu-a Mai-sen - thuyền trưởng tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin: thể hiện nét tính cách kín đáo, khiêm nhường nhưng lịch thiệp, tự tin; xem mục tiêu lâu dài là quan trọng nên sẵn sàng đảm nhận công việc thấp hơn khả năng của mình.

Câu 5: Việc sử dụng các danh từ riêng như Cảng Nhà Rồng, Lu-i Ê-đu-a Mai-sen...; các số liệu về kích cỡ, trọng tải, cấu trúc nội thất tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin... có tác dụng gì đối với câu chuyện, sự việc được kể?

Trả lời:

Việc sử dụng các danh từ riêng như Cảng Nhà Rồng, Lu-i Ê-đu-a Mai-sen,... các số liệu về kích cỡ, trọng tải, cấu trúc nội thất tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin;... có tác dụng kể về câu chuyện chân thật, gần gũi và mang tới cho người đọc thông tin chính xác đối với câu chuyện, sự việc được kể.

Câu 6: Viết đoạn văn chia sẻ cảm nhận hoặc làm một bài thơ, vẽ một bức chân dung một trong ba nhân vật: Vua Quang Trung (Hoàng Lê nhất thống chí), Hoài Văn (Viên tướng trẻ và con ngựa trắng), anh Ba (Bến Nhà Rồng năm ấy...).

Trả lời:

Trong lịch sử dân tộc, có rất nhiều vị anh hùng đã trở thành nguồn cảm hứng cho thơ ca và hội họa. Đặc biệt nổi bật trong số họ là người anh hùng áo vải, vị hoàng đế Quang Trung, hay còn gọi là Nguyễn Huệ, được miêu tả một cách chân thực trong tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí" của nhóm Ngô Gia văn phái.

Nguyễn Huệ là người đã có những đóng góp to lớn trong cuộc chiến chống lại quân Thanh xâm lược. Trong trận chiến đó, ông đã thể hiện sự dũng mãnh, tài trí, và tầm nhìn xa trông rộng của mình. Để giành được những chiến công vĩ đại đến ngày nay, ông chắc hẳn phải là người quyết đoán và mạnh mẽ, không bao giờ bị nản lòng, đặc biệt khi nghe tin giặc đã chiếm thành Thăng Long, đất nước đang gặp nguy hiểm, ông đã quyết định "thân chinh cầm quân đi ngay."

Chỉ trong vòng một tháng, Nguyễn Huệ đã thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng như "tế cáo trời đất," lên ngôi hoàng đế, đốc suất đại binh, tuyển mộ quân lính và mở các cuộc duyệt binh lớn tại Nghệ An. Ông đã tổ chức hành quân, đánh giặc và xác định kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng.

Hình ảnh của Nguyễn Huệ trong trận chiến để lại trong chúng ta một ấn tượng mạnh mẽ về một vị hoàng đế thực thụ, sẵn sàng tự mình tham gia vào chiến trận thay vì chỉ ở vị trí danh nghĩa. Ông đã hoạch định chiến thuật, chỉ huy quân lính, tự mình dẫn đầu mũi tên tiến công, cưỡi voi để đốc thúc quân đội, và tận dụng sáng tạo mọi cơ hội để đánh bại kẻ thù. Dưới sự lãnh đạo tài tình của người chỉ huy này, quân đội đã giành chiến thắng áp đảo, bắt sống toàn bộ đội do thám của địch tại Phú Xuyên, giữ bí mật để tạo sự bất ngờ và vây kín làng Hạ Hồi...

Do đó, cho đến ngày nay, Nguyễn Huệ vẫn được tôn vinh và ca ngợi về trí tuệ và sự tài năng trong việc sử dụng binh pháp, là một tấm gương sáng mà mọi người có thể học tập và noi theo.

Các bạn vừa tham khảo xong nội dung chi tiết soạn bài Bến Nhà Rồng năm ấy... lớp 8 Chân trời sáng tạo. Hi vọng thông qua việc giải đáp các câu hỏi đọc hiểu cuối bài các em sẽ nắm được kiến thức cơ bản về văn bản Bến Nhà Rồng năm ấy... một cách dễ dàng và ghi nhớ lâu hơn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM