Trang chủ

Soạn bài Bạn đến chơi nhà lớp 8 tập 2 Chân trời sáng tạo

Xuất bản: 20/10/2023 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài Bạn đến chơi nhà lớp 8, trả lời các câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu nội dung văn bản Bạn đến chơi nhà trang 101 , 102 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo.

Hướng dẫn chi tiết soạn bài Bạn đến chơi nhà lớp 8, tham khảo cách trả lời các câu hỏi đọc hiểu nội dung văn bản Bạn đến chơi nhà trang 101, 102 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo.

Soạn bài Bạn đến chơi nhà lớp 8 CTST

Chuẩn bị đọc

Khi có bạn đến chơi nhà, nhất là bạn lâu ngày gặp lại, chúng ta thường chuẩn bị những gì để tiếp đón?

Trả lời:

Khi có bạn đến chơi nhà, nhất là bạn lâu ngày gặp lại, chúng ta thường chuẩn bị những thứ như đồ ăn, thức uống ngon: bánh kẹo, hoa quả, bữa cơm thân mật… để tiếp đón họ.

Trải nghiệm cùng văn bản

Tưởng tượng: Bảy câu thơ đầu giúp em hình dung điều gì?

Trả lời:

Đọc xong bảy câu thơ đầu của bài thơ, em hình dung ra được hoàn cảnh thiếu thốn của gia đình tác giả. Lâu ngày bạn đến chơi mà không có gì để đãi bạn, mọi thứ đều không có người đi mua, cá không thể đánh bắt, gà khó đuổi, rau chưa thể thu hoạch…. ngay cả thứ đơn giản như miếng trầu cũng không có.

Suy luận: “Ta” trong câu thơ cuối là những ai?

Trả lời:

“Ta” trong câu thơ cuối chính là chỉ nhà thơ với người bạn lâu ngày chưa gặp lại của ông.

Suy ngẫm và phản hồi

Trả lời các câu hỏi trang 102 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo

Câu 1: Tác giả đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nào trong bảy câu thơ đầu để giới thiệu về hoàn cảnh của mình cho bạn biết khi bạn đến chơi nhà?

Trả lời:

Trong bảy câu thơ đầu, tác giả đã sử dụng những từ ngữ đơn giản, hình ảnh thân quen, nghệ thuật đối kết hợp biện pháp liệt kê, điệp ngữ, lối nói phóng đại,... để giới thiệu về hoàn cảnh của mình cho bạn biết khi bạn đến chơi nhà.

- Muốn ra chợ thì chợ xa

- Muốn sai bảo trẻ thì trẻ lại vắng nhà

- Muốn bắt cá thì ao sâu

- Muốn bắt gà nhưng vườn thì rộng, rào thì thưa

- Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu trong vườn có mà lại chưa ăn được

- Miếng trầu cũng không có

=> Bạn đến chơi đúng lúc không có ai ở nhà để phụ giúp, câu cá, bắt gà đều khó, rau quả trong vườn chưa đến độ thu hoạch, không có gì để đãi bạn.

Câu 2: Phân tích ý nghĩa của câu thơ cuối.

Trả lời:

Ý nghĩa của câu thơ cuối: Nếu như các câu trên cho chúng ta thấy sự khó khăn, thiếu thốn không có gì để thết đãi khi bạn đến chơi nhà thì đến câu thơ cuối dù thiếu tất cả nhưng lại có một thứ duy nhất, cũng là thứ quan trọng nhất đó là tình bạn thân thiết “ta với ta”. Câu thơ cuối và riêng cụm từ “ta với ta” là giá trị tư tưởng của bài thơ, nó khẳng định tình bạn chân thực, tri âm tri kỉ không quan trọng vật chất, lễ nghĩa, thể hiện sự hòa hợp giữa hai tâm hồn, hai người bạn.

Câu 3: Tác giả cười ai, cười điều gì? Nêu tác dụng của những thủ pháp nghệ thuật đã tạo nên tiếng cười trong bài thơ.

Trả lời:

Bằng cách sử dụng lối nói phóng đại, tác giả đã tạo ra tiếng cười tự trào hóm hỉnh, nhẹ nhàng vì tuy tác giả tả cảnh không có gì thết đãi bạn nhưng qua câu thơ cuối lại làm cho mọi người thấy tình cảm của tác giả với bạn khăng khít hơn bao giờ hết. Tác giả cười mình, cười vì bạn tới chơi mà không có gì tiếp đã bạn, tất cả đều có nhưng đều không dùng được.

Tác dụng của những thủ pháp nghệ thuật đã tạo nên tiếng cười trong bài thơ: Tạo ra tiếng cười nhẹ nhàng mà thâm sâu, có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, nhấn mạnh sự chân tình có thể bù đắp sự thiếu thốn vật chất.

Câu 4: Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Nêu bằng chứng để làm rõ ý kiến của em.

Trả lời:

Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong bài thơ là tình cảm yêu mến, quý trọng với những người bạn của mình. Dù tác giả than cảnh khó không có gì thết đãi bạn ở bảy câu thơ đầu, nhưng câu thơ cuối với cách dùng đại từ “ta” độc đáo đã cho thấy tình cảm thắm thiết của tác giả với bạn, tuy hai mà là một: ta với ta.

Câu 5: Nêu chủ đề của bài thơ và chỉ ra những căn cứ giúp em xác định được chủ đề ấy.

Trả lời:

Chủ đề của bài thơ: tình bạn chân thành, sâu sắc, giản dị mộc mạc, không vật chất.

Căn cứ xác định được chủ đề là: Cách sử dụng thủ pháp trào phúng, nội dung câu thơ cuối, đặc biệt là cách sử dụng đại từ “ta”.

Câu 6: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ này là gì?

Trả lời:

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ này là tình bạn chân thành, sâu sắc.

Câu 7: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan niệm của em về tình bạn chân chính.

Trả lời:

Trong cuộc đời mỗi người ai cũng có những tình bạn đẹp mà chúng ta không thể nào quên. Có rất nhiều câu nói nói về tình bạn và trong đó có câu nói “tình bạn chân chính là viên ngọc quý”. Xung quanh chúng ta có rất nhiều người bạn. Một người bạn mang nghĩa là một người quen biết thôi, đó là một người bạn rất bình thường. Trong số đó có những người bạn mà chỉ lợi dụng chúng ta không thật lòng với ta và chỉ tìm đến ta mỗi khi họ buồn hay những lúc họ khó khăn. Đó đều không phải là tình bạn mà đó chỉ là những người qua đường của chúng ta mà thôi. Tình cảm chân chính phải một tình cảm chân thành trong sáng, vô tư và đầy tin tưởng mà những người bạn thân thiết dành cho nhau. Tình bạn bước đầu thường được xây dựng trên cơ sở cảm tính nhiều hơn lí tính. Trong số đông bạn bè chung trường, chung lớp, ta chỉ có thể chọn và kết thân với một vài người. Đó là những người mà ta có thiện cảm thực sự, hiểu ta và có chung sở thích với ta, mặc dù là cùng hoặc không cùng cảnh ngộ. Đó chính là lí do mà tại sao chỉ có tình bạn chân chính mới được ví như viên ngọc quý mà không phải là tình bạn bình thường nào khác mà chúng ta thường thấy.

-/-

Các bạn vừa tham khảo xong nội dung chi tiết soạn bài Bạn đến chơi nhà lớp 8 Chân trời sáng tạo. Hi vọng thông qua việc giải đáp các câu hỏi đọc hiểu cuối bài các em sẽ nắm được kiến thức cơ bản về bài thơ Bạn đến chơi nhà một cách dễ dàng và ghi nhớ lâu hơn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM