Trang chủ

Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính lớp 8 tập 2 KNTT

Xuất bản: 08/10/2023 - Tác giả:

Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính lớp 8 tập 2 Kết nối tri thức giúp trả lời câu hỏi SGK trang 56 Ngữ văn 8 tập 2 KNTT nhằm ghi nhớ kiến thức của bài.

Từ việc tham khảo Sách giáo viên Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức, Đọc tài liệu sẽ giúp các em Soạn văn 8 Bài thơ về tiểu đội xe không kính tập 2 KNTT chính xác nhất.

Vấn đề trọng tâm văn bản

1. Số tiếng trong mỗi dòng, số dòng trong mỗi khổ, vần và nhịp thơ

Số tiếng trong mỗi dòng: không cố định

Số dòng trong mỗi khổ: 4 dòng

Vần chân (tim - chim, già - ha, rơi - tới,...)

Nhịp thơ linh hoạt

2. Hình ảnh những chiếc xe không kính và người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn

a. Những chiếc xe không kính

- Những chiếc xe không kính vốn không phải vì không có kính, mà trải qua những năm tháng bom rơi, bão đạn khiến kính của chúng bị vỡ đi.

- Không chỉ một chiếc xe mà là “tiểu đội” - đơn vị quân đội nhỏ nhất: Đây không phải là một trường hợp hy hữu mà là hoàn cảnh chung của những chiếc xe vận chuyển trên tuyến đường Trường Sơn. Tiểu đội xe không kính được tác giả khắc họa cũng chỉ là một trong rất nhiều tiểu đội như vậy.

=> Nổi bật lên sự khốc liệt của chiến tranh, sự hiểm nguy nơi chiến trường và tinh thần lạc quan của người lính lái xe.

b. Người lính lái xe

* Tư thế của người lính khi đối mặt với khó khăn:

- Tư thế của người lính lái xe: “Ung dung buồng lái ta ngồi/Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”: Cho thấy tư thế hiên ngang, chủ động sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy. Trong mưa bom, bão đạn nhưng họ vẫn nhìn thẳng về con đường phía trước.

- Những chiếc xe không kính khiến cho những khó khăn càng thêm khắc nghiệt hơn:

Gió vào xoa mắt đắng
Con đường chạy thẳng vào tim
Sao trời, đột ngột cánh chim

=> Tất cả như “sa”, “ùa” vào buồng lái. Nhưng người lính vẫn không sợ hãi mà hiên ngang đối mặt với mọi thứ.


* Tinh thần lạc quan:

- Họ phải đối mặt với khó khăn khi chiếc xe không có kính: “ừ thì có bụi”, “ừ thì ướt áo”.

- Nhưng thái độ trước những khó khăn: “không có… ừ thì” cho thấy một thái độ sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn của người lính.

- Hình ảnh người lính “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” hay “gió lùa khô mau thôi”: cho thấy một tinh thần vui vẻ, yêu đời bất chấp những gian khổ phải đối mặt.

* Tình đồng đội ngắn bó:

- Họ “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”: chi tiết phản ánh chân thực tình cảm của người lính, qua cái bắt tay người lính tiếp thêm cho nhau sức mạnh, động lực để tiếp tục những chặng đường phía trước.

- “Bếp Hoàng Cầm dựng đứng giữa trời”: Cuộc chiến tranh khốc liệt khiến họ phải dựng bếp ăn giữa trời, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày vất vả.

- “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”: Họ gắn bó giống như những người thân trong gia đình, gắn bó với nhau thân thiết như tình cảm ruột thịt.

- Trên hành trình không ấy, họ chỉ có thể nghỉ ngơi trên những chiếc võng.

- Những vẫn lạc quan: “Lại đi, lại đi trời xanh thêm”: Điệp từ “lại đi” giống như nhịp bước hành quân của người lính trên đường hành quân.

- Hình ảnh “trời xanh thêm”: tinh thần lạc quan, yêu đời hướng về tương lai phía trước.

* Ý chí, tình yêu dành cho tổ quốc:

- Hai câu đầu vẫn là những khó khăn từ những chiếc xe: không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước…

- Nhưng khó khăn ấy chẳng thể cản nổi ý chí của người lính: xe vẫn cứ chạy vì miền Nam phía trước, vì niềm tin tất thắng và nước nhà sẽ thống nhất.

- Chỉ cần trong xe có một trái tim: hình ảnh “một trái tim” là hình ảnh hoán dụ, chỉ người lính. Trái tim họ luôn căng tràn sự sống, cũng như sôi sục lòng căm thù giặc sâu sắc. Trái tim còn tượng trưng cho nhiệt huyết cách mạng, lòng trung thành với Đảng và tình yêu nước sâu đậm của người lính.

3. Bố cục, mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của bài thơ

- Bố cục:

Phần 1: Từ đầu đến “Như sa như ùa vào buồng lái”. Tư thế hiên ngang của người lính lái xe.

Phần 2: Tiếp theo đến “Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”. Tinh thần lạc quan của người lính lái xe trước hoàn cảnh nguy hiểm, khó khăn.

Phần 3. Tiếp theo đến “Lại đi, lại đi trời xanh thêm”. Tình động đội của những người lính.

Phần 4. Còn lại. Lòng yêu nước, quyết tâm chiến đầu vì miền Nam, vì tổ quốc.

- Mạch cảm xúc: Mạch cảm xúc bài thơ được gợi ra từ hình ảnh những chiếc xe không kính. Qua đó, tác giả đã khắc họa tinh thần lạc quan, tư thế hiên ngang của những người lính lái xe cũng như tình đồng đội gắn bó của họ. Cuối cùng bài thơ khép lại với lòng yêu nước, ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam, vì tổ quốc.

- Cảm hứng chủ đạo: Hình tượng những chiếc xe không kính, cùng tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan của những người lính lái xe.

4. Đặc điểm ngôn ngữ của bài thơ

  • Gần gũi, giản dị
  • Sử dụng nhiều khẩu ngữ
  • Vui vẻ, tếu táo…

Kiến thức văn bản

1. Tác giả

a. Tiểu sử

- Phạm Tiến Duật (1941 - 2007) quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

- Ông tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, nhưng sau đó không tiếp tục với nghề giáo mà quyết định lên đường nhập ngũ.

b. Sự nghiệp sáng tác

- Thơ của ông được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng như: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung và có cái “tinh nghịch” nhưng cũng rất sâu sắc.

- Phạm Tiến Duật được ca tụng là “con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại”, “cây săng lẻ của rừng già”, “nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ” và “ngọn lửa đèn” của 1 thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông thời chống Mỹ từng được đánh giá là “có sức mạnh của cả một sư đoàn”.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

- Bài thơ về tiểu đội xe không kính nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969 và được đưa vào tập thơ Vầng trăng quầng lửa của tác giả.

b. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Tư thế hiên ngang ra trận của những người lính lái xe tiểu đội xe không kính.

- Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): Tinh thần dũng cảm, lạc quan của những người lính.

- Phần 3 (khổ thơ cuối): Ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam.

c. Ý nghĩa nhan đề

Nhan đề mang đề tài của bài thơ: Tiểu đội xe không kính. Tiểu đội là đơn vị cơ sở nhỏ nhất trong biên chế của quân đội Việt Nam. Cái tên gợi cho người đọc tính khốc liệt của chiến tranh. Một cái tên trần trụi, không mỹ miều, hàm súc như bao nhan đề bài thơ khác, đối lập với quan niệm cái đẹp văn chương thuần túy.

c. Nội dung chính

Bài thơ khắc họa nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính qua đó làm nổi bật hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt, họ ung dung hiên ngang, dũng cảm lạc quan có tinh thần đồng chí đồng đội và một ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam.

d. Giá trị nội dung

Bài thơ của Phạm Tiến Duật khắc họa một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính. Qua đó, tác giả khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời chống Mĩ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.

e. Giá trị nghệ thuật

Tác giả đã đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn.

-/-

Hi vọng với phần nội dung hướng dẫn soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính lớp 8 Kết nối tri thức mà Đọc tài liệu cung cấp, các em sẽ chuẩn bị bài thật tốt trước khi tới lớp. Xem thêm các bài soạn khác của lớp 8 tại: Soạn văn 8 Kết nối tri thức cùng Đọc nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM