Trang chủ

Sau khi đọc truyện Nàng Bân, em hiểu thế nào về cái rét nàng Bân

Xuất bản: 01/12/2022 - Cập nhật: 12/12/2022 - Tác giả:

Sau khi đọc truyện Nàng Bân, em hiểu thế nào về cái rét nàng Bân được nhắc đến trong câu tục ngữ Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân? Trả lời câu hỏi 1 trang 35 sgk Ngữ văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo.

Cùng Đọc Tài Liệu tham khảo các gợi ý trả lời câu 1 trang 35 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo phần câu hỏi Suy ngẫm và phản hồi soạn bài Tục ngữ và sáng tác văn chương.

Câu 1 trang 35 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo

Chi tiết câu hỏi: Sau khi đọc truyện Nàng Bân, em hiểu thế nào về cái rét nàng Bân được nhắc đến trong câu tục ngữ "Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân"?

Cách trả lời 1:

Sau khi đọc truyện Nàng Bân, em hiểu rét nàng Bân chính là đợt rét cuối cùng của mùa đông, xảy ra vào khoảng đầu tháng Ba âm lịch ở miền Bắc Việt Nam, chỉ kéo dài trong khoảng vài ngày. Đây là đợt rét đậm, kèm theo mưa phùn nhỏ, chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Rét nàng Bân gắn liền với câu chuyện Nàng Bân, gắn liền với những tình cảm ấm áp của vợ dành cho chồng, của cha dành cho con gái.

Cách trả lời 2:

Nhân dân ta đã mượn hình ảnh nàng Bân may áo rét cho chồng để nói về cái rét. Đó là cái rét cuối cùng của mùa đông xảy ra vào tháng 3, khi mà thời tiết đột nhiên trở lạnh ngay giữa những ngày nắng liên tiếp, không phải rét đậm rét hại.

Các câu hỏi khác trong bài

Hướng dẫn soạn văn 7 Chân trời bởi Doctailieu.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM