Cùng Đọc tài liệu trả lời câu hỏi 6 trong nội dung phần câu hỏi cuối bài, giúp các em Soạn bài Ông đồ lớp 7 Cánh diều trước khi tới lớp.
Câu hỏi 6 trang 48 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh diều
Qua bài thơ Ông đồ, em hiểu gì về tục “xin chữ" mỗi dịp Tết đến, xuân về? Nếu vẽ minh hoạ cho bài thơ, em sẽ vẽ hình ảnh nào?
Trả lời
- Qua bài thơ Ông đồ, em hiểu tục “xin chữ” mỗi dịp Tết đến, xuân về là một nét đẹp văn hóa của nhân dân ta. Xin chữ đầu năm cũng là một cách để người ta thể hiện sự coi trọng đạo học. Khi ông đồ cho chữ là thực hiện bằng bút lông, mực đen và viết trên giấy đỏ - một loại giấy mỏng trong. Viết chữ trên giấy đỏ để mong muốn một năm may mắn và nhiều tài lộc. Thư pháp có nhiều kiểu chơi, từ những bức liễn nhỏ xíu dùng để treo cây mai đến những bức thư pháp cỡ lớn treo tường, bên cạnh những bức thư pháp viết lên giấy mành, giấy mỹ thuật, viết trên trúc thì còn có cả những sản phẩm thư pháp viết trên gỗ, viết trên bình gốm bát tràng.
- Nếu vẽ minh họa cho bài thơ, em sẽ vẽ hình ảnh ông đồ ngồi cạnh giấy đỏ và mực đọng, bút nghiên gác.
Câu hỏi cuối bài Ông đồ
- Bài thơ Ông đồ viết về ai và về việc gì?
- Nội dung bài thơ Ông đồ được trình bày theo trình tự nào?
- Sự khác nhau của hình ảnh ông đồ ở khổ thơ 1, 2 so với khổ thơ 3, 4
- Trong bài thơ Ông đồ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào?
- Qua bài thơ Ông đồ, em hiểu gì về tục xin chữ mỗi dịp Tết đến, xuân về?
Bài tiếp theo: Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 48 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh diều
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi "Qua bài thơ Ông đồ, em hiểu gì về tục “xin chữ" mỗi dịp Tết đến, xuân về? Nếu vẽ minh hoạ cho bài thơ, em sẽ vẽ hình ảnh nào?". Hy vọng với trọn bộ Soạn văn 7 Cánh Diều do Đọc tài liệu biên soạn sẽ giúp các em học tốt môn Ngữ Văn!