Trang chủ

Phản ứng thế của một số muối halide: Nhận xét sự thay đổi màu

Xuất bản: 13/01/2023 - Tác giả:

Phản ứng thế của một số muối halide: Nhận xét sự thay đổi màu của dung dịch trong các ống nghiệm. Hoạt động trang 110 SGK Hóa 10 Kết nối tri thức với cuộc sống

Hướng dẫn trả lời Hoạt động trang 110 SGK Hóa 10 thuộc Bài 21: Nhóm halogen - Chương 7: Nguyên tố nhóm halogen  SGK Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống..

Câu hỏi:  Phản ứng thế của một số muối halide

Chuẩn bị: 3 ống nghiệm, dung dịch NaBr, dung dịch NaI, nước Cl2, nước Br2 loãng.

Tiến hành:

- Lấy khoảng 2 mL dung dịch NaBr vào ống nghiệm (1), 2 mL dung dịch NaI vào mỗi ống nghiệm (2) và (3).

- Thêm vào ống nghiệm (1) và (2) vài giọt nước Cl2, thêm vào ống (3) vài giọt nước Br2, lắc đều các ống nghiệm.

Lưu ý: Cẩn thận không để nước Cl2, nước Br2 giây ra tay, quần áo.

Quan sát sự thay đổi màu của dung dịch trong các ống nghiệm và trả lời câu hỏi:

1. Nhận xét sự thay đổi màu của dung dịch trong các ống nghiệm.

2. So sánh tính oxi hoá của Cl2, Br2, I2.

3. Hãy chọn một thuốc thử để chứng tỏ có sự tạo thành I2 khi cho nước chlorine (hoặc nước bromine) tác dụng với dung dịch sodium iodide.

Trả lời:

1. Ống nghiệm (1): dung dịch chuyển sang màu vàng.

Ống nghiệm (2): dung dịch có màu vàng và có chất rắn màu đen tím.

Ống nghiệm (3): dung dịch màu vàng nhạt dần và có chất rắn màu đen tím.

2. Tính oxi hóa của Clo mạnh hơn Brom nên Clo có thể đẩy ion Br– ra khỏi dung dịch muối.

Tính oxi hóa của Brom mạnh hơn Iot nên Brom có thể đẩy ion I– ra khỏi dung dịch muối.

⇒ Tính oxi hóa của Cl2 > Br2 > I2.

3. Để chứng tỏ có sự tạo thành I2 khi cho nước chlorine (hoặc nước bromine) tác dụng với dung dịch sodium iodide ta có thể dùng thuốc thử là hồ tinh bột vì I2 tạo màu xanh đặc trưng với hồ tinh bột.

-/-

Trên đây là hướng dẫn trả lời Hoạt động trang 110 SGK Hóa 10 Kết nối tri thức. Đừng quên tham khảo thêm các câu hỏi trong trọn bộ Giải hóa 10 Kết nối tri thức với cuộc sống mà chúng tôi đã tổng hợp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM