Trang chủ

Phân tích ý nghĩa của hình ảnh người tráng sĩ mài gươm

Xuất bản: 25/09/2024 - Tác giả:

Phân tích ý nghĩa của hình ảnh người tráng sĩ mài gươm trong hai câu kết. Trả lời câu hỏi 5 trang 44 SGK Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi 5 phần SAU KHI ĐỌC thuộc nội dung soạn bài Cảm hoài giúp các em chuẩn bị bài soạn tốt hơn trước khi tới lớp.

Câu hỏi

Phân tích ý nghĩa của hình ảnh người tráng sĩ mài gươm trong hai câu kết.

(Câu hỏi 5 trang 44 SGK Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức)

Trả lời

Ở hai câu thơ cuối bài, nhà thơ khắc họa hình ảnh người tráng sĩ mài gươm mang trong mình khát khao dâng hiến và hành động quyết tâm. Kỉ độ Long Tuyền đới nguyệt ma, tức là bao phen đội trăng để mài gươm báu Long Tuyền. Hai câu thơ cuối vừa khắc họa được tâm trạng đau buồn của một kẻ lỡ vận ngậm ngùi nhìn cuộc đời trôi đi bao nhiêu hoài bão vẫn còn dang dở. Người tráng sĩ xuất hiện với vẻ đẹp bi tráng, giữa một bên là sự bi phẫn về tuổi già với một bên là hành động bền bỉ mài gươm dưới trăng. Hình ảnh tướng lão đau đáu với mối thù nước, nung nấu mài kiếm dưới trăng là biểu tượng của sức mạnh, chinh phục. Trong khi mối thù vẫn còn, tuổi tác đã cao, sức lực giảm sút, nhưng tâm hồn vẫn đầy kiên trì, bền bỉ, nhiệt huyết anh hùng, toát lên vẻ sáng tạo và ý chí mạnh mẽ, âm thầm nhưng uy nghiêm.

Hình ảnh người tráng sĩ – lão tướng trong hai câu kết mang vẻ đẹp bi tráng (thể hiện trong mối quan hệ giữa tâm sự bi phẫn “Quốc thù chưa trả sao già vội” với hành động bền bỉ “mài gươm dưới nguyệt đã bấy chầy” của người tráng sĩ).

-/-

Trên đây là nội dung trả lời chi tiết cho câu hỏi 5 trang 44 SGK Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức: Phân tích ý nghĩa của hình ảnh người tráng sĩ mài gươm trong hai câu kết. Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp các em hoàn thành nội dung bài soạn văn 12 - Cảm hoài của Đặng Dung tại nhà dễ dàng hơn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM