Trang chủ

Trong phần đầu bài thơ, tác giả xưng tôi nhưng sang phần sau lại xưng ta

Xuất bản: 07/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi: Trong phần đầu bài thơ, tác giả xưng tôi nhưng sang phần sau lại xưng ta. Theo em, việc thay đổi cách xưng hô như thế có ý nghĩa gì? - trang 92 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức.

Cùng Đọc tài liệu trả lời câu hỏi: "Trong phần đầu bài thơ, tác giả xưng tôi nhưng sang phần sau lại xưng ta. Theo em, việc thay đổi cách xưng hô như thế có ý nghĩa gì?" thuộc phần SAU KHI ĐỌC của văn bản Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, giúp các em soạn văn 7 thật tốt trước khi tới lớp.

Câu hỏi 6 trang 92 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức

Trong phần đầu bài thơ, tác giả xưng tôi nhưng sang phần sau lại xưng ta. Theo em, việc thay đổi cách xưng hô như thế có ý nghĩa gì?

Trả lời

Cách 1

Trong phần đầu bài thơ, tác giả xưng "tôi" nhưng sang phần sau lại xưng "ta". "Tôi" là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, mang tính cá nhân. Trong khi đó, "ta" vừa là chỉ số ít mang sắc thái kiêu hãnh, nói lên niềm riêng. Nhưng "ta" cũng là số nhiều, nói lên được cái chung. Sử dụng từ "tôi" sang "ta" hoàn toàn phù hợp với mạch cảm xúc của bài thơ, đồng thời cho thấy niềm khao khát hòa mình vào cuộc sống của tác giả.

Cách 2

Tôi: biểu hiện một cái “tôi” cụ thể, rất riêng của nhà thơ; ta: thể hiện khát khao không chỉ của riêng tác giả mà còn của nhiều người, của số đông. Việc chuyển đổi này biểu hiện sự hòa quyện giữa cái riêng và cái chung. Cái “tôi” của tác giả đã nói thay cho nhiều cái “tôi” khác, nó hóa thân thành cái “ta”. Cái “tôi” đã hòa vào cái “ta” chung. Trong cái “ta” chung vẫn có cái “tôi” riêng.

Cách 3

- Trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “Tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “Ta”. Đây không phải là việc sử dụng đại từ ngẫu nhiên trong bài thơ của mình mà tác giả sử dụng sự thay đổi đó để thể hiện tư tưởng của mình.

+ Chữ tôi trong câu thơ “Tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ thơ đầu thể hiện cảm xúc cá nhân của tác giả trước cảnh đẹp và sức sống của mùa xuân. Là cái tôi yêu thiên nhiên, rung đông trước cái đẹp của đất trời.

+ Còn đến những khổ thơ sau, chữ “tôi” được tác giả thay bằng chữ “ta” để bày tỏ điều tâm niệm tha thiết, khao khát được sống cống hiến cho đời. Chữ “ta” để thể hiện khát khao không chỉ của riêng tác giả mà còn của nhiều người

→ Như vậy sự chuyển biến từ cái tôi cá nhân đến một tập thể cùng chung suy nghĩ và lí tưởng: sống cống hiến không chỉ là khát vọng của một người, của riêng một mình nhà thơ, mà còn là của nhiều người, của chung cộng đồng, nhân dân, đất nước.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi "Trong phần đầu bài thơ, tác giả xưng tôi nhưng sang phần sau lại xưng ta. Theo em, việc thay đổi cách xưng hô như thế có ý nghĩa gì?" do Đọc tài liệu biên soạn. Chúc các em soạn văn 7 Kết nối tri thức thật tốt trước khi tới lớp.

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM