Câu 1: Chỉ ra tác dụng của yếu tố kì ảo trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Trên đỉnh non Tản.
Trả lời:
Tác phẩm | Yếu tố kì ảo | Tác dụng |
---|---|---|
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên | - Hồn ma tướng giặc - Thổ công - Diêm vương - Cõi âm | - Khiến câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn, kịch tính - Thể hiện niềm tin của nhân dân "Cái thiện nhất định thắng cái ác". - Phản ánh mơ ước của nhân dân về thế giới công bằng. |
Trên đỉnh non Tản | - Vị thần ngự núi Tản - Không gian kì ảo | - Khiến cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, lôi cuốn. - Thể hiện sự hiện hữu và vai trò của các thế lực siêu nhiên trong đời sống con người. |
Câu 2: So sánh tác dụng của tình huống thách thức trong việc thể hiện tính cách của các nhân vật Ngô Tử Văn (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên) và nhân vật cụ phó Sần (Trên đỉnh non Tản).
Trả lời:
Nhân vật | Tình huống | Tác dụng |
---|---|---|
Ngô Tử Văn | Ngô Tử Văn phải đối mặt với hồn ma tướng giặc và đấu trí ở dưới minh ti | Thể hiện sự dũng cảm, gan dạ, quyết tâm bảo vệ lẽ phải |
Cụ Phó Sần | Cụ là ngườ hay bép xép nhưng khi đã nhận lời với Sơn chủ nên không hé răng kể chuyện tu sửa đền thượng. | Thể hiện cụ là người biết giữ chữ tín |
Câu 3: Nêu những nét chính về giá trị nội dung, nghệ thuật của Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Trả lời:
- Giá trị nội dung: Tác phẩm là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc, là bức tượng đài bất tử về người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc
- Giá trị nghệ thuật: Bài văn là thành tựu xuất sắc về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và chất hiện thực, ngôn ngữ bình dị, trong sáng, sinh động.
Câu 4: Tìm một số câu mắc lỗi sai logic trong giao tiếp thường ngày và nêu cách sửa.
Trả lời:
Ví dụ 1: Anh ấy và cô ấy đã chia tay nhau với sự vui vẻ
- Lỗi: Dùng sai từ
- Sửa: Anh ấy và cô ấy đã chia tay nhau trong sự vui vẻ.
Ví dụ 2: Trải qua 2 năm nhập ngũ đã trưởng thành hơn rất nhiều.
- Lỗi: Thiếu CN
- Sửa: Trải qua 2 năm nhập ngũ, anh ấy đã trưởng thành hơn rất nhiều.
Câu 5: Chia sẻ những bài học kinh nghiệm của bạn về:
a. Cách viết văn bản nghị luận so sánh, đánh giá hay tác phẩm truyện, kí hoặc kịch
b. Cách trình bày văn bản nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học.
Trả lời:
a.
Bước 1. Chuẩn bị viết
Xác định đề tài
Bước 2. Tìm ý, lập dàn ý
- Câu hỏi cần đặt ra và trả lời trước hết để tìm ý là: Việc so sánh khi thực hiện bài viết nhằm mục đích gì? (chỉ ra những điểm tương đồng/ khác biệt, đúc kết đặc trưng, quy luật của một vài thể loại, chỉ ra sự thay đổi, phát triển trong sáng tác của một tác giả, chỉ ra điểm kế thừa và những điểm sáng tạo trong tác phẩm tiếp nhận, cải biên…)
- Tiếp theo, trả lời câu hỏi: Giữa hai tác phẩm có những điểm tương đồng và khác biệt đáng lưu ý nào về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật? Sự tương đồng/ khác biệt đó là do đâu và có ý nghĩa, giá trị như thế nào?
Bước 3. Viết bài
Khi viết bài, cần lưu ý:
- Làm rõ những điểm tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm bằng cách dùng một số mẫu câu so sánh như: “nếu… thì…”, “tác phẩm A đã cho thấy… còn tác phẩm B…”, “trong khi tác phẩm A… thì tác phẩm B…”
- Có thái độ khách quan, tránh lối diễn đạt cảm tính, chủ quan trong so sánh, đánh giá (ví dụ lập luận theo lối hạ thấp tác phẩm này để đề cao tác phẩm kia…)
Bước 4. Xem lại và chỉnh sửa
b.
Bước 1. Chuẩn bị nói
Có thể chọn đề tài nói trùng với đề tài bài viết đã thực hiện hoặc một đề tài khác.
Bài nói của tôi nhằm mục đích gì (mang lại lợi ích gì cho người nghe)? Tôi sẽ nói trong một không gian thế nào (có cần các phương tiện kĩ thuật như âm thanh, ánh sáng…) trong thời gian bao lâu? Người nghe tôi nói có thể gồm (những) đối tượng nào? Trên cơ sở đó, lựa chọn tăng giảm nội dung nói, cách thức thực hiện bài nói cho phù hợp.
- Tìm ý, lập dàn ý
- Thực hiện việc tìm ý
- Nếu đề tài bài nói trùng với bài viết, bạn có thể sử dụng dàn bài của bài viết và điều chỉnh cho phù hợp với mục đích thời gian nói, đối tượng người nghe…
- Nếu đề tài bài nói khác với đề tài bài viết, bạn cần thực hiện chu đáo khâu Tìm ý làm cơ sở cho khâu lập dàn ý
Bước 2. Trình bày bài nói
Bước 3. Trao đổi, đánh giá
Khi trao đổi, đánh giá cả trong vai người nói lẫn tư cách người nghe, bạn đều cần phải tỏ rõ thái độ lịch sự, cộng tác.
Câu 6: Nêu một số lưu ý khi trình bày văn bản nghị luận, so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học.
Trả lời:
Một số lưu ý:
- Làm nổi bật điểm tương đồng, khác biệt khi trình bày văn bản nghị luận, so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học.
- Cần trình bày khách quan, diễn đạt trôi chảy, không mang tinh thẩn đánh giá chủ quan khi nhận xét, so sánh.
Câu 7: Các văn bản đọc hiểu trong bài mang lại cho bạn điều gì mới mẻ trong nhận thức về non sông, đất nước?
Trả lời:
Giúp ta có nhiều nhận thức mới mẻ:
+ Non sông đất nước gắn liền với nhiều sự kiện của dân tộc. lịch sử.
+ Nước ta có rất nhiều danh thắng