Cùng Đọc Tài Liệu tham khảo các gợi ý trả lời câu hỏi 9 trang 40 thuộc nội dung câu hỏi đọc hiểu giữa bài Kiêu binh nổi loạn sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 Cánh diều.
Câu hỏi đọc hiểu 9 trang 40 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh diều
Chi tiết câu hỏi: Những hình ảnh so sánh trong lời kể có tác dụng gì?
Cách trả lời 1:
Những hình ảnh so sánh trong lời kể có tác dụng giúp người đọc hình dung rõ hơn về tư thế nâng thế tử, nhấn mạnh sự đông đúc, trí tò mò của mọi người khi muốn xem mặt chúa.
- “Cứ thế lên lên xuống xuống y như người ta giỡn quả cầu hoặc rước pho tượng Phật”
- “Những kẻ buôn bán ở các phố phường, chợ búa đều tranh nhau kéo đến xem mặt chúa, sân phủ đông như họp chợ”.
Cách trả lời 2:
Những hình ảnh so sánh trong lời kể có tác dụng như những tư liệu đủ để dựng lại bộ mặt, không khí của lịch sử một cách cụ thể, sinh động, khắc họa rõ nét thêm về hình ảnh quân lính nâng mâm lên đầu, hạ mâm xuống vai.
Các câu hỏi khác trong bài
- Kiêu binh lộng hành bức ép chúa cũ, trả thù các đại thần
- Chi tiết nào cho thấy Trịnh Tông bất lực, không kiểm soát
- Những sự kiện chính được kể trong văn bản Kiêu binh nổi loạn
- Tìm những chi tiết miêu tả hành động của đám kiêu binh
- Sự bất lực và thất bại của phe cánh Quận Huy
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu 9 trang 40: "Những hình ảnh so sánh trong lời kể có tác dụng gì?" thuộc nội dung soạn bài Kiêu binh nổi loạn Cánh diều, nằm trong bộ soạn văn 10 Cánh diều tổng hợp và biên soạn bởi Doctailieu.com.