Trang chủ

Nhận xét về liên kết và mạch lạc trong Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Xuất bản: 26/07/2022 - Tác giả:

Nêu nhận xét khái quát về liên kết và mạch lạc trong văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Câu 1 trang 86 ngữ văn 10 tập 1 sách Kết nối tri thức

Cùng Đọc tài liệu xem các cách trả lời câu 1 thuộc bài soạn Thực hành tiếng việt Lỗi về liên kết và mạch lạc trang 86 (Bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận SGK ngữ văn 10 tập 1 sách Kết nối tri thức).

Câu hỏi: Nêu nhận xét khái quát về liên kết và mạch lạc trong văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.

Trả lời: 

Cách trả lời 1:

Nhận xét khái quát về liên kết và mạch lạc trong văn bản:

- Về mạch lạc: các đoạn văn trong văn bản đều làm nổi bật luận đề chung của văn bản, và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, logic.

- Về liên kết: các câu trong đoạn văn đều hướng về chủ đề chính của từng đoạn và được liên kết với nhau bằng các phép lặp, phép thế, phép nối,…

Cách trả lời 2:

Văn bản “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” có cách lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu thuyết phục. Mở đầu, tác giả đưa ra khái niệm “hiền tài”, khẳng định hiền tài có ý nghĩa quan trọng đối với vận mệnh dân tộc thông qua cách trọng dụng, đối đãi của những đấng thánh đế minh vương và cuối cùng là nêu lên tác dụng to lớn của việc được khắc tên lên bia tiến sĩ đối với người đương thời và các thế hệ sau. Các luận điểm có mối liên hệ chặt chẽ, luận điểm trước là tiền đề để luận điểm sau phát triển.

Cách trả lời 3:

Gợi ý: Mạch lạc trong văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia được thể hiện rất rõ qua sự chi phối của một luận để thống nhất đối với nội dung tất cả các đoạn, các câu. Liên kết ở đây cũng dễ được nhận biết nhờ các phép nối, phép thế, phép lặp được sử dụng thường xuyên và có hiệu quả. Xét riêng đoạn 2, có thể thấy sự xuất hiện của những từ ngữ như “vì vậy”, “như thế”, khiến cho các câu văn gắn nối thành một dòng liên tục. Trong mối quan hệ với đoạn 1 (chỉ gồm một câu), đoạn 2 chứa nội dung đã được giới thiệu trước đó qua cụm từ “mà rằng”; còn trong mối quan hệ với đoạn 3, đoạn 2 nêu các vấn đề mà sau đó sẽ được tiếp nối qua từ “lại” (trong “lại cho rằng"). Như vậy, rõ ràng cả ba đoạn có sự liên kết với nhau rất chặt.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu 1 phần soạn bài Thực hành Lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản: Dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa trang 86 sách Kết nối tri thức ngữ văn 10 tập 1., đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Kết nối tri thức!

- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 10 mới -

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM