Trang chủ

Nhà thơ Tố Hữu nhận định Nguyễn Du là người xưa của ta nay

Xuất bản: 26/06/2024 - Tác giả:

Nhà thơ Tố Hữu nhận định Nguyễn Du là người xưa của ta nay. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) nêu lên suy nghĩ của em về nhận định đó.

Tố Hữu từng nhận định "Nguyễn Du là người xưa của ta nay". Nhận định ấy ẩn chứa bao điều suy ngẫm về vị trí và tầm vóc của nhà thơ thiên tài, về những giá trị trường tồn của văn chương và về bản sắc văn hóa dân tộc. Bài viết này sẽ hướng dẫn các em viết đoạn văn khám phá những ý nghĩa sâu sắc ẩn chứa trong nhận định của Tố Hữu về "người xưa của ta nay" - Nguyễn Du.

Khái quát về tác giả Nguyễn Du

1. Tiểu sử cuộc đời và gia thế

- Nguyễn Du (1766 - 1820) tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn lạp hộ, Nam Hải điếu đồ.

- Quê quán: làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

- Sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học, cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng, mẹ là bà Trần Thị Tần, con gái một người làm chức Câu kế, là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm.

- Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX: sự khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam và phong trào nông dân khởi nghĩa với đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.

+ Lên 13 tuổi, Nguyễn Du mồ côi cả cha lẫn mẹ nên phải ở với người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản (hơn ông 31 tuổi).

+ Sau khi Nguyễn Khản bị khép tội mưu loạn, bị bãi chức và bị giam, Nguyễn Du được một người thân của cha đón về Sơn Nam Hạ nuôi ăn học.

+ Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương ở trường Sơn Nam, đậu Tam trường (Sinh đồ)

+ Ông lấy vợ và được tập ấm chức Chánh Thủ hiệu quân hùng hậu hiệu, chỉ huy đội quân hùng mạnh nhất Thái Nguyên của cha nuôi.

+ Sau trận chiến với quân Tây Sơn, ông đi giang hồ không nhà không cửa cùng Nguyễn Đại Lang, đi chu du muôn dặm tại Trung Quốc.

+ Năm 1797, Nguyễn Đề thu xếp cùng Đoàn Nguyễn Tuấn cưới cô em út Đoàn Nguyễn Thị Huệ cho Nguyễn Du và giao cho gia trang tại Quỳnh Hải, từ đây chấm dứt cuộc đời mười năm gió bụi.

- Cuộc đời từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du - thiên tài văn học, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn - một vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.

2. Sự nghiệp văn học

- Phong cách sáng tác: các tác phẩm đều thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của tác giả

+ Tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người.

+ Lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người.

- Sáng tác bằng chữ Hán: gồm ba tập thơ là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục.

+ Thanh Hiên thi tập: gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn, được sáng tác trong ba giai đoạn.

+ Nam Trung tạp ngâm: gồm 40 bài thơ làm từ năm 1805 đến cuối năm 1812, tức là từ khi được thăng hàm Đông các học sĩ vào làm quan ở Kinh cho đến hết thời kỳ làm Cai bạ dinh Quảng Bình.

+ Bắc Hành tạp lục: gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.

- Sáng tác bằng chữ Nôm:

+ Đoạn trường tân thanh (thường gọi là Truyện Kiều) gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thúy Kiều.

+ Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh) một ngâm khúc gồm có 184 câu theo thể song thất lục bát, trong đó chứa đựng tấm lòng từ bi của Phật tử Nguyễn Du đối với cảnh khổ của muôn vạn sinh linh.

Thác lời trai phường nón, 48 câu, được viết bằng thể lục bát, thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.

+ Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, 98 câu, được viết theo lối văn tế bày tỏ nỗi uất hận vì mối tình với hai cô gái phường vải khác.

Nguồn tham khảo:

  • Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, 2002
  • Nguyễn Huệ Chi, Tạp chí Văn học, tháng 11 - 1966 (Nguyễn Du - Về tác gia và tác phẩm)
  • "Tuyển tập Trương Chính", NXB Văn học, 1997
  • "Thơ chữ Hán Nguyễn Du", NXB Văn học, 1978
  • https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Du

Tìm hiểu về nhận định của Tố Hữu: Nguyễn Du là người xưa của ta nay

1. Nguồn gốc của nhận định

- Nhận định này xuất hiện trong bài thơ "Kính gửi cụ Nguyễn Du" của Tố Hữu, viết nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của đại thi hào.

"...Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời nghìn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.
Hỡi Người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng Người!..."

2. Nội dung và ý nghĩa của nhận định

- Nội dung: Nhận định của Tố Hữu khẳng định Nguyễn Du không chỉ là một nhà thơ của quá khứ mà còn là một nhân vật có ý nghĩa quan trọng trong hiện tại.

+ Nguyễn Du là "người xưa" bởi ông sống và sáng tác ở thế kỷ 18, cách chúng ta hơn 200 năm.

+ Nguyễn Du là "của ta nay" bởi những giá trị nhân văn, tư tưởng tiến bộ và giá trị nghệ thuật trong tác phẩm của ông vẫn còn nguyên giá trị và có ý nghĩa sâu sắc đối với con người hiện đại.

- Ý nghĩa: Tố Hữu muốn khẳng định rằng dù Nguyễn Du là người của quá khứ, nhưng những giá trị tư tưởng, nhân văn trong các tác phẩm của ông vẫn còn nguyên giá trị và có ý nghĩa sâu sắc đối với con người hiện tại.

Dàn ý đoạn văn nêu suy nghĩ về nhận định Nguyễn Du là người xưa của ta nay

1. Mở đoạn

- Giới thiệu chung về tác giả Tố Hữu và nhận định "Nguyễn Du là người xưa của ta nay".

2. Thân đoạn

a) Phân tích ý nghĩa của nhận định

- Nguyễn Du là người xưa:

+ Nguyễn Du sống và sáng tác ở thế kỷ 18, cách chúng ta hơn 200 năm, trong thời đại phong kiến đầy biến động

+ Ông là chứng nhân của những bất công, khổ đau của người dân.

+ Nêu những nét đặc trưng của thời đại Nguyễn Du (thời Lê Sơ - thời kỳ suy tàn của chế độ phong kiến).

+ Khẳng định sự vĩ đại của tác phẩm "Truyện Kiều" trong bối cảnh văn hóa, lịch sử.

- Nguyễn Du là người xưa của ta nay:

+ Bằng chứng về sự hiện diện của Nguyễn Du trong đời sống văn hóa của người Việt Nam hiện nay (như sự phổ biến tác phẩm, nghiên cứu, giảng dạy...).

+ Phân tích giá trị bất hủ của "Truyện Kiều" vượt qua giới hạn thời gian, địa lý (về mặt nội dung, nghệ thuật, tư tưởng).

+ Liên hệ thực tế, khẳng định giá trị nhân văn to lớn, sự đồng điệu về tâm hồn, tư tưởng giữa Nguyễn Du và thế hệ hôm nay.

b) Dẫn chứng minh họa

- Dẫn chứng cụ thể từ tác phẩm "Truyện Kiều" để minh họa cho các luận điểm được đưa ra.

+ "Truyện Kiều" là một kiệt tác văn học, một bức tranh phản ánh hiện thực xã hội phong kiến và số phận con người trong xã hội đó.

+ Giá trị nghệ thuật của "Truyện Kiều" được thể hiện qua ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu du dương, và bút pháp miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế. Những giá trị này vẫn còn nguyên giá trị trong xã hội hiện đại, giúp chúng ta hiểu hơn về quá khứ, đồng cảm với số phận con người, và trân trọng những giá trị tốt đẹp.

- Nêu dẫn chứng từ các nhà nghiên cứu, nhà thơ, nhà văn để chứng minh nhận định của Tố Hữu.

3. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị vượt thời gian của Nguyễn Du và tác phẩm của ông.

- Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập và tiếp thu những giá trị tốt đẹp từ các tác phẩm văn học kinh điển.

Dựa vào dàn ý đã lập, các em có thể viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Lưu ý sử dụng ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng, sử dụng các dẫn chứng cụ thể từ các tác phẩm của Nguyễn Du để làm rõ các luận điểm của mình. Dưới đây là một số đoạn văn mẫu do Đọc Tài Liệu sưu tầm dành cho các em tham khảo:

TOP 7 mẫu đoạn văn suy nghĩ về nhận định Nguyễn Du là người xưa của ta nay

Nguyễn Du là người xưa của ta nay mẫu số 1

"Nguyễn Du là người xưa của ta nay" - một nhận định ngắn gọn nhưng sâu sắc của nhà thơ Tố Hữu đã khái quát được giá trị to lớn của đại thi hào Nguyễn Du đối với văn học Việt Nam. Quả thực, Nguyễn Du là "người xưa" bởi ông sống và sáng tác trong thời đại phong kiến cách chúng ta hơn hai thế kỷ. Các tác phẩm của ông phản ánh chân thực hiện thực xã hội và số phận con người trong thời đại đó. Tuy nhiên, Nguyễn Du cũng là "người nay" bởi những giá trị nhân văn cao cả mà ông gửi gắm trong các tác phẩm của mình vẫn còn vẹn nguyên giá trị đến ngày hôm nay. Tư tưởng nhân đạo, sự cảm thông sâu sắc với những đau khổ của con người, khát vọng về tình yêu và hạnh phúc trong thơ văn Nguyễn Du vẫn có sức lay động mạnh mẽ đối với người đọc hiện đại. Ngôn ngữ thơ ca của ông, vừa giàu có, tinh tế, vừa mang đậm tính dân tộc, đã trở thành di sản vô giá của văn học Việt Nam. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng Nguyễn Du mãi mãi là "người xưa của ta nay", một tài năng lớn, một nhân cách lớn của dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Du là người xưa của ta nay mẫu số 2

Nhà thơ Tố Hữu đã khẳng định: "Nguyễn Du là người xưa của ta nay". Quả thực, Nguyễn Du là "người xưa" bởi ông sống và sáng tác ở thế kỷ 18, cách chúng ta hơn 200 năm. Tuy nhiên, ông cũng là "của ta nay" bởi những giá trị mà ông để lại trong các tác phẩm của mình vẫn còn nguyên giá trị và có ý nghĩa sâu sắc đối với con người hiện đại. "Truyện Kiều" không chỉ là một bức tranh hiện thực về xã hội phong kiến mà còn là tiếng nói đồng cảm với những đau khổ của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Tác phẩm này đã vượt qua thử thách của thời gian để trở thành một phần không thể thiếu trong kho tàng văn học Việt Nam. Việc đọc và tìm hiểu "Truyện Kiều" giúp chúng ta hiểu hơn về quá khứ, trân trọng những giá trị tốt đẹp, và sống có trách nhiệm hơn với hiện tại. Nguyễn Du mãi mãi là "người xưa của ta nay", một nhà thơ lớn của dân tộc, một nhân cách lớn, một tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo.

Nguyễn Du là người xưa của ta nay mẫu số 3

Nguyễn Du là người xưa của ta nay mẫu số 4

Vòng chuyển động của xã hội sẽ loại bỏ những cái xưa cũ, những điều không phù hợp. Có lẽ vì thế mà theo bánh quay của thời gian, điều còn giá trị sẽ ở lại. Nói điều này làm em nhớ đến nhận định của nhà thơ Tố Hữu khi đề cập đến Nguyễn Du là “người xưa của ta nay”. “Người xưa” là người sống ở thời kì trung đại. Ngược dòng lịch sử, đó là khoảng thời gian gần như đem tới nhiều đau khổ cho con người, nhất là những người nhỏ bé, địa vị thấp trong xã hội. Họ hứng chịu những bất công, những hủ tục lạc hậu, sự hà khắc của những người có địa vị luôn tìm cách chèn ép, lợi dụng… Nhận thức được những điều này, Nguyễn Du vô cùng đau buồn. Ông lên tiếng đồng cảm, đau xót những người bất hạnh. Ông quặn lòng trước sự hẩm hiu với thân phận người phụ nữ. Ông lên án mạnh mẽ bộ mặt xã hội cũ thuở bấy giờ. Và có thể nói, đó là những điều mà sau này, những người hoạt động trong giới văn chương đều mong muốn được “thay đổi con người, thay đổi xã hội” sang chiều hướng tích cực, tốt đẹp hơn. Mỗi người sống ở một thời đại riêng nhưng tất cả, tựu chung đều hướng đến giá trị đạo đức, quan điểm nhân sinh về đời sống. “Ta nay” ấy chính là sự gặp gỡ trong tư tưởng. Có thể, với Tố Hữu, ông đã tìm thấy sự tương giao ngay trong chính Nguyễn Du.

Nguyễn Du là người xưa của ta nay mẫu số 5

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc. Những tác phẩm của ông chưa đựng những giá trị tư tưởng, triết lí sống sâu sắc, cũng bởi vậy mà Tố Hữu nhận định ông là “người xưa của ta nay”. Trong các sáng tác của ông đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sấu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả. Qua tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du, ông đã đề ca ngợi hình ảnh người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa nhưng bạc mệnh. Ông sẵn sàng lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người. Ông đề cao quyền bình đẳng, giá trị của mỗi người. Tư tưởng của Nguyễn Du đã vượt qua thời đại để tồn tại đến nay.

Nguyễn Du là người xưa của ta nay mẫu số 6

"Nguyễn Du là người xưa của ta nay" - một nhận định cô đọng mà sâu sắc của Tố Hữu đã khẳng định giá trị vượt thời gian của đại thi hào dân tộc. Quả thực, Nguyễn Du là người xưa, bởi ông đã sống cách chúng ta hơn hai thế kỷ, là con người của một thời đại đã qua với bao biến động và thăng trầm. Nhưng cũng chính những biến động, thăng trầm ấy của xã hội phong kiến cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX đã tôi luyện nên một tâm hồn nhạy cảm và nhân hậu, một trái tim yêu thương con người tha thiết của Nguyễn Du. Chính tình yêu thương ấy đã giúp ông thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc với những kiếp người nhỏ bé, bất hạnh, để rồi từ đó viết nên những vần thơ thấm đẫm giá trị nhân văn cao cả. "Truyện Kiều" - kiệt tác của ông, đã vượt qua thử thách của thời gian để sống mãi trong lòng người đọc hôm nay và mai sau. Tố Hữu gọi Nguyễn Du là "người nay" bởi những giá trị mà thơ ông mang lại vẫn vẹn nguyên ý nghĩa trong cuộc sống hiện đại. Những câu thơ của ông như lời nhắc nhở chúng ta về lòng nhân ái, về lẽ công bằng và về những khát vọng chính đáng của con người. Nguyễn Du - người xưa của ta nay, mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Du là người xưa của ta nay mẫu số 7

Nguyễn Du là người xưa, bởi ông đã sống cách chúng ta hơn hai thế kỷ, là con người của một thời đại đã qua. Nhưng với nhận định "Nguyễn Du là người xưa của ta nay", Tố Hữu đã khẳng định Nguyễn Du không chỉ là một nhà thơ của quá khứ mà còn là một nhân vật có ý nghĩa quan trọng trong hiện tại. Bởi lẽ, những giá trị tư tưởng, nhân văn và nghệ thuật trong các tác phẩm của ông, đặc biệt là "Truyện Kiều", vẫn còn nguyên giá trị, có sức sống mãnh liệt trong đời sống hiện đại. Những câu thơ của Nguyễn Du vẫn lay động trái tim người đọc bởi nỗi đau của nàng Kiều, thân phận nhỏ bé của người phụ nữ trong xã hội cũ vẫn còn đâu đó trong xã hội hiện đại. Những bài học về tình yêu, về lẽ sống, về khát vọng tự do và công lý mà "Truyện Kiều" mang lại vẫn còn nguyên giá trị. Nguyễn Du mãi là người xưa của ta nay, là người thầy, người bạn của mỗi chúng ta trên hành trình hoàn thiện nhân cách và tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống.

-/-

Trên đây là nội dung gợi ý của Đọc tài liệu hướng dẫn cách viết đoạn văn nêu suy nghĩ về nhận định Nguyễn Du là người xưa của ta nay. Ngoài ra, các em có thể tìm đọc thêm các bài Văn mẫu lớp 11 khác do Đọc tài liệu biên soạn để cải thiện và nâng cao kĩ năng viết văn nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM