Cùng Đọc tài liệu trả lời câu hỏi trong nội dung phần CÂU HỎI CUỐI BÀI Soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều, giúp các em chuẩn bị tốt soạn văn 7 trước khi tới lớp.
Câu hỏi
Trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà, tác giả đã kết hợp phương thức tự sự với phương thức nào? Chỉ ta tác dụng của việc kết hợp đó
(Câu hỏi 3 trang 61 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều)
Trả lời
Gợi ý 1:
- Trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà, tác giả đã kết hợp phương thức tự sự với phương thức biểu cảm
- Tác dụng: Nhằm bộc lộ tình cảm, suy nghĩa của tác giả với câu chuyện được kể
Gợi ý 2:
- Trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà, tác giả đã kết hợp phương thức tự sự với phương thức biểu cảm
- Tác dụng: Kể về câu chuyện của dì mình, lời người kể luôn nhỏ nhẹ, như thì thầm với người đọc. Cách kể ấy vừa thể hiện được tình cảm và thái độ quý trọng, kính cẩn, thiêng liêng của người cháu; vừa tái hiện được sự hi sinh thầm lặng, sự chịu đựng bền bỉ, âm thầm, dẻo dai, lặng lẽ, “biết hi sinh nên chẳng nhiều lời” của những người phụ nữ Việt Nam
Xem thêm các câu hỏi khác trong bài soạn Người ngồi đợi trước hiên nhà
- Vì sao dì Bảy biết dượng Bảy vẫn còn sống?
- Trước hoàn cảnh của dì Bảy, tác giả có suy nghĩ gì?
- Việc nhắc tên thật của dì Bảy ở đây có tác dụng gì?
- Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà viết về ai, về việc gì?
- Sắp xếp các sự kiện chính theo trật tự tác giả đã kể trong văn bản
- Tìm và phân tích một số câu hoặc đoạn văn trực tiếp bộc lộ tình cảm
- Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao
- Có người nói: Dì bảy trong bài tản văn giống như hình tượng hòn Vọng Phu
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi 3 trang 61 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều "Trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà, tác giả đã kết hợp phương thức tự sự với phương thức nào? Chỉ ta tác dụng của việc kết hợp đó "
Trọn bộ Soạn văn 7 Cánh Diều do Đọc tài liệu biên soạn sẽ giúp các em học tốt môn Ngữ Văn!