Trang chủ

Nghị luận về tác phẩm truyện Cải ơi!

Xuất bản: 06/08/2024 - Tác giả:

Nghị luận về tác phẩm truyện Cải ơi! của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư để cảm nhận lòng yêu thương của người cha, tình phụ tử thiêng liêng và đầy lòng yêu thương của con người

Truyện ngắn Cải ơi! của Nguyễn Ngọc Tư đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc bởi câu chuyện đầy xúc động về tình cha con và những mất mát, hy vọng trong cuộc sống. Bài viết này sẽ giúp các em khám phá những tầng sâu của tác phẩm, từ đó hoàn thiện bài văn nghị luận về tác phẩm truyện Cải ơi! của mình thật hay và ấn tượng.

Tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả Nguyễn Ngọc Tư

- Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại Cà Mau trong một gia đình nông dân, là một nhà văn, thành viên Hội nhà văn Việt Nam.

- Trước khi bén duyên với công việc viết lách, cô chỉ là một cô gái nông dân bình thường, nhờ sự động viên của cha cùng tài năng văn chương và sự đồng cảm với những hoàn cảnh con người vất vả, lam lũ, cô đã bắt tay vào viết những tác phẩm văn học đầu tiên.

- Các truyện ngắn đầu tay của cô viết về tình bạn ở đồng quê, được ba cô gửi đăng trên tạp chí Văn nghệ Bán đảo Cà Mau.

- Phong cách sáng tác: Cô là một nhà văn của sự mộc mạc và bình dị thôn quê nhưng có văn phong hết sức độc đáo.

- Các tác phẩm chính:

+ Truyện ngắn, tản văn: Ngọn đèn không tắt (2000), Ông ngoại (2001), Giao thừa (2003), Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Cánh đồng bất tận (2005)...

+ Tiểu thuyết: Sông (2012), Biên sử nước (2020)

+ Thơ: tập thơ Chấm (2013), Gọi xa xôi (2017)

Chân dung nhà văn Nguyễn Ngọc Tư

2. Văn bản Cải ơi!

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: văn bản nằm trong tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận sáng tác năm 2005, được sáng tác trong hoàn cảnh khá đặc biệt về mảnh đất và con người Nam Bộ mộc mạc và đầy sự giản dị và chân chất.

- Tóm tắt nội dung: “Cải ơi” kể về hành trình tìm kiếm đứa con gái mất tích của ông Năm trong 10 năm qua. Dù không phải con ruột, Cải vẫn được ông Năm nuôi dưỡng và yêu thương như con đẻ. Một cảnh éo le khiến gia đình mâu thuẫn, nhưng tình cảm cha con cuối cùng đã đoàn tụ qua những tiếng gọi “Cải ơi” của ông Năm.

- Ý nghĩa nhan đề: Nhan đề "Cải ơi!" với tiếng 'ơi' như lời gọi đầy não nề, tuyệt vọng, cho thấy tình cảm yêu thương của người cha dành cho con mặc dù bị nói tiếng xấu nhưng cha vẫn hết lòng vì con, bảo vệ con.

- Các nhân vật chính: ông Năm Nhỏ, Thàn, Diễm Thương.

- Giá trị nội dung: Tác phẩm chủ yếu nói về lòng yêu thương của người cha, tình phụ tử thiêng liêng và đầy lòng yêu thương của con người đó cũng chính là giá trị nhân văn sâu sắc về tình cha trong xã hội qua đó đòi hỏi mỗi người cần yêu thương cha hơn trong cuộc sống.

+ Đồng cảm, xót thương cho số phận đáng thương của những con người lưu lạc.

+ Ca ngợi những vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của con người.

+ Đề ra những trăn trở, suy ngẫm về cách ứng xử của con người trong đời sống.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Câu từ sáng tạo, ý nghĩa sâu sắc.

+ Trật tự sự kiện trong truyện đan xen giữa quá khứ và hiện tại.

+ Ngôi kể thứ ba - người kể chuyện toàn tri.

+ Hệ thống điểm nhìn linh hoạt, sự hòa quyện giữa lời người kể và lời nhân vật.

+ Nghệ thuật xây dựng và miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.

+ Ngôn ngữ đậm chất khẩu ngữ miền Nam.

Các vấn đề nghị luận về tác phẩm Cải ơi!

1. Tình cha con mãnh liệt

- Tình yêu của ông Năm Nhỏ dành cho Cải vượt qua mọi rào cản, không gian và thời gian. Ông sẵn sàng hy sinh tất cả, kể cả tuổi trẻ, sức khỏe, để tìm kiếm con.

- Ông Năm không hề phô trương tình cảm của mình, mà âm thầm chịu đựng nỗi đau mất mát, hi sinh thời gian, sức khỏe, công việc, cuộc sống cá nhân... để kiên trì tìm kiếm con.

- Mục tiêu duy nhất của ông Năm Nhỏ là tìm lại Cải, để con gái được hạnh phúc và trọn vẹn.

- Những kỷ niệm tuổi thơ của ông Năm Nhỏ và Cải là sợi dây gắn kết bền chặt giữa hai người.

- Dù cách xa nhau, tình yêu của ông Năm Nhỏ dành cho Cải vẫn luôn mãnh liệt.

=> Tình yêu dành cho Cải đã trở thành động lực để ông Năm Nhỏ vượt qua mọi khó khăn, là nguồn an ủi ông trong những lúc cô đơn, đau khổ

2. Sự mất mát và hy vọng

- Sự mất mát của Cải để lại một khoảng trống lớn trong cuộc đời ông Năm Nhỏ, khiến ông luôn khao khát được lấp đầy.

- Ông Năm Nhỏ luôn tin rằng mình sẽ tìm được Cải, dù cho hy vọng có lúc mong manh.

- Hy vọng là động lực giúp ông Năm Nhỏ vượt qua mọi khó khăn, tiếp tục cuộc hành trình tìm kiếm. Nhờ có hy vọng, ông Năm Nhỏ trở nên kiên trì, lạc quan và sống có mục đích hơn.

3. Nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Ngọc Tư

- Cốt truyện đơn giản, giàu ý nghĩa, được kể theo một mạch tuyến tính, rõ ràng

- Tình huống trong truyện không quá phức tạp, tập trung vào mối quan hệ cha con và cuộc hành trình tìm kiếm của ông Năm Nhỏ.

- Tác giả sử dụng ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ, gần gũi với đời sống của người dân, tạo cảm giác chân thực và sinh động cho câu chuyện.

- Sử dụng hình ảnh giàu sức gợi, giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng.

- Xây dựng nhân vật thành công, chân thực, sống động, với những phẩm chất tốt đẹp như tình yêu thương, sự kiên trì, hy vọng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

4. Giá trị nhân văn của tác phẩm

- Tình cha con là một trong những giá trị nhân văn cao quý nhất của con người.

- Tình yêu dành cho con là động lực giúp ông Năm Nhỏ vượt qua mọi khó khăn.

- Câu chuyện của ông Năm Nhỏ dạy chúng ta về tình yêu thương, sự hy sinh và ý nghĩa của gia đình.

5. Hình ảnh người cha trong xã hội

- Ông Năm Nhỏ là hình ảnh tiêu biểu của người cha Việt Nam truyền thống, luôn yêu thương và bảo vệ con cái.

- Ông Năm Nhỏ là trụ cột gia đình, là chỗ dựa tinh thần cho những người xung quanh.

- Hình ảnh ông Năm Nhỏ gợi lên sự đồng cảm và xúc động sâu sắc trong lòng người đọc.

6. So sánh "Cải ơi!" với các tác phẩm khác

- So sánh tình cha con

+ So sánh với ông Sáu trong "Chiếc thuyền ngoài xa": Cả hai người cha đều yêu con sâu sắc nhưng hoàn cảnh và cách thể hiện tình yêu có gì khác biệt?

+ So sánh với các hình mẫu cha trong văn học dân gian: Tình cha con trong "Cải ơi!" có gì khác biệt so với hình ảnh người cha trong các câu chuyện cổ tích?

- So sánh cách xây dựng nhân vật

- ...

Dàn ý nghị luận về tác phẩm truyện Cải ơi!

1. Mở bài

- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm truyện Cải ơi!

- Nêu vấn đề cần nghị luận về tác phẩm.

2. Thân bài

a) Chủ đề và cốt truyện

- Tình cha con: Sự hy sinh, tình yêu vô điều kiện, sự gắn kết, tình yêu thương, lòng nhân ái, sự kiên trì.

- Cốt truyện đơn giản, giàu ý nghĩa, có cấu trúc tuyến tính tập trung vào hành trình tìm kiếm con gái của ông Năm Nhỏ, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, gợi mở nhiều suy ngẫm về cuộc sống, tình yêu thương, sự mất mát và hy vọng.

b) Nội dung truyện

- Kể lại hành trình tìm kiếm lại niềm hạnh phúc, ông già Năm Nhỏ tìm kiếm đứa con gái của mình trong vô vọng, và nỗi xót xa ấy đã lắng lại trong lòng người đọc một nỗi buồn man mác, sự mơ hồ về kiếp nhân sinh.

c) Hệ thống các nhân vật

- Nhân vật ông Năm Nhỏ:

+ Xuất thân là người nông dân ở làng Cỏ Cháy.

+ Hoàn cảnh đưa đẩy ông đến ngã ba Sương là sự ra đi của Cải.

+ Số phận lưu lạc, đau khổ cùng phẩm chất được thể hiện qua hành trình tìm kiếm con:

  • Ròng rã tìm kiếm con mười hai năm, rơi vào những tình huống ngặt nghèo.
  • Giàu tình yêu thương con, giàu lòng tự trọng, không từ bỏ mọi cơ hội để tìm con.
  • Có lòng bao dung, vị tha, thương yêu những người đồng cảnh ngộ.

- Nhân vật Thàn:

+ Có ước mơ, hoài bão

+ Có tình thương như ruột thịt, đồng cảm với ông Năm và tình yêu chân thành với Diễm Thương.

+ Cuộc sống lưu lạc vì không thực hiện được ước mơ.

- Nhân vật Diễm Thương:

+ Có quá khứ đau buồn, bị cha mẹ bỏ rơi.

+ Ngoại hình và tính cách lạnh lùng, vô cảm.

+ Khao khát yêu thương vô bờ.

d) Đặc sắc nghệ thuật

- Trật tự sự kiện trong truyện đan xen giữa quá khứ và hiện tại.

- Ngôi kể thứ ba - người kể chuyện toàn tri.

- Hệ thống điểm nhìn linh hoạt, sự hòa quyện giữa lời người kể và lời nhân vật.

- Nghệ thuật xây dựng và miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.

- Ngôn ngữ đậm chất khẩu ngữ miền Nam.

e) So sánh với các tác phẩm khác

- So sánh với các tác phẩm cùng chủ đề (ví dụ: "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu).

- So sánh phong cách viết của Nguyễn Ngọc Tư với các nhà văn khác.

3. Kết bài

- Khẳng định giá trị nghệ thuật của tác phẩm truyện Cải ơi!.

TOP 5 bài văn mẫu hay nghị luận về tác phẩm Cải ơi!

Nghị luận về tác phẩm truyện Cải ơi bài số 1

Khi bàn về “Nỗi sợ đối với nhà văn”, Nguyễn Ngọc Tư đã bộc bạch: “Riêng tôi tin vào duyên... Không phải cứ tích lũy mày mò tháng ngày mà thành, văn chương không tùy thuộc vào sự thuần thục, cũng như ta biết không phải viết nhiều, đều đặn thì là nhà văn”. Đúng vậy, giữa tác phẩm văn học với người đọc bao giờ cũng tồn tại thứ duyên ngầm khó ước đoán, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà văn. “Cải ơi” chính là một tác phẩm có cái duyên ngầm ấy. Vẫn lối viết giản dị, chân xác, bộc trực của con người phương Nam, Nguyễn Ngọc Tư đã đem đến cho người đọc những day dứt khôn nguôi về số phận của những con người lưu lạc.

Truyện ngắn “Cải ơi!” còn có tên là “Ơi Cải về đâu”, nằm trong tập truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” sáng tác năm 2005. Tác phẩm kể về cuộc hành trình tìm con ròng rã của ông Năm Nhỏ. Cải - đứa con riêng của vợ với người chồng cũ, bỏ nhà ra đi vì làm mất cặp trâu, sợ bị đòn. Từ ngày ấy, cuộc sống của ông Năm gặp vô vàn bất hạnh. Ông hứng chịu sự dòm ngó và khinh miệt từ làng xóm cùng sự lạnh lùng, hắt hủi từ người vợ. Ông quyết định rời quê hương, ra đi tìm con. Theo chân chuyến hành trình khắc khoải của người cha ấy, ta còn bắt gặp những con người có thân phận lưu lạc khác như Thàn, Diễm Thương.

Tác phẩm có thể được chia thành bốn phần. Trong đó, phần một kéo dài từ đầu cho đến “tìm được con Cải về”, phần hai từ tiếp theo cho đến “rủ đi ăn hủ tiếu”. Phần ba nối tiếp cho đến “Chết lặng” và phần bốn là toàn bộ nội dung còn lại. Nhan đề tác phẩm, bao gồm cả nhan đề cũ và mới đều bao gồm tiếng “Ơi” như một lời gọi. “Cải ơi” là tiếng gọi vừa yêu thương, nhung nhớ cũng vừa đau đớn, vô vọng của ông Năm Nhỏ suốt mười hai năm trời ròng rã tìm con. Nhan đề ấy đã góp phần thể hiện sâu sắc nội dung tư tưởng của tác phẩm.

Mở đầu tác phẩm là hoàn cảnh éo le “Đoàn ca múa nhạc giải tán, thằng Quách Phú Thàn dẫn ông già Năm Nhỏ về ngã ba Sương, Thàn có nhỏ bồ mới quen bán quán ở đó. Con nhỏ tên Diễm Thương”. Các nhân vật hiện lên trong hoàn cảnh khá đặc biệt. Người đọc sẽ tự hỏi tại sao một ông già lại cùng tham gia vào đoàn ca múa nhạc với một chàng trai trẻ? Điều gì đã khiến Thàn quyết định dẫn theo ông Năm Nhỏ về ngã ba Sương? Dường như, cuộc đời của mỗi con người đều chứa đựng nhiều uẩn khúc và những câu chuyện khuất lấp đó, nay lại tiếp tục ở nơi ở mới này. Nguyễn Ngọc Tư luôn đặt cho nhân vật những cái tên giản dị, đậm màu sắc Tây Nam Bộ. Sáu Đèo, Út Vũ, Dậu, Sáo, Năm Nhỏ - tất cả đều là những cái tên gợi lên số phận đáng thương, nhỏ nhoi, cơ cực. Nhân vật Thàn có cái tên đặc biệt, gần giống với tài tử Hong Kong mà khuyết mất một chữ “h”, dường như đây là dấu hiệu cho thấy Thàn có một niềm đam mê nghệ thuật mãnh liệt nhưng vì “thiếu” chút gì đó mà không thể thành danh. Sau này, chính Thàn cũng ngậm ngùi số phận “lẹt đẹt bên hông Chợ Lớn” của mình. Diễm Thương thì khác, cô có cái tên thật đẹp, vừa yêu kiều lại vừa trìu mến. Thế nhưng, trái ngược với cái tên, Diễm Thương lại có khuôn mặt “không đẹp nhưng bình thản, lạnh trơ, không ra vui, buồn, đố ai biết nó nghĩ gì, mái tóc nhuộm vàng hoe chơm chởm như rễ tre”. Tên các địa danh như làng Cỏ Cháy, ngã ba Sương gợi liên tưởng đến những miền quê quanh năm nắng cháy, những con phố mịt mờ như vô định không biết đâu là điểm dừng.

Ba con người, ba mảnh đời héo hon ấy đã gặp gỡ, cùng nhau trải qua những tháng ngày mưu sinh và cũng là mưu cầu hạnh phúc. Cuộc đời và chính con người họ, không ai là “lành lặn”. Với lối kể giản dị, ngôi kể thứ ba cùng hệ thống điểm nhìn thay đổi linh hoạt, Nguyễn Ngọc Tư đã diễn tả những đau đớn tột cùng, những những khát khao bình dị của những con người nhỏ bé.

Nhân vật chính trong truyện là ông Năm Nhỏ. Ông có tình yêu thương con vô bờ, tấm lòng nhân hậu hết mực,lòng tự trọng đáng quý và số phận bất hạnh, phải lưu lạc suốt mười hai năm. Để làm nổi bật những đặc điểm ấy ở ông Năm, tác giả đã đảo lộn trật tự các sự kiện trong truyện kể, lồng ghép giữa quá khứ và hiện tại, Ngay ở phần đầu là khung cảnh ông Năm sống với Thàn và Diễm Thương. Tối hôm ấy, Thàn đi chơi về, thấy ông Năm vẫn ngồi khọm rọm ngoài vách mùng hút thuốc. Thàn hồn nhiên nghĩ rằng ông Năm nhớ đoàn quá nên ngủ không được. Ông già lắc đầu, thở dài, cái tiếng thở dài “nghe buồn xa xắc như lá rụng hoa rơi”. Hóa ra, ông bần thần vì không biết làm thế nào để tìm ra con Cải. Quá khứ của ông lúc này hiện về trong dòng hồi tưởng. “Lúc Cải mười ba tuổi, một bữa mê chơi làm mất đôi trâu, sợ đòn, nó trốn nhà. Cả nhà tong tả đi tìm nhưng mãi con nhỏ không quay lại”.

Ngày Cải đi, vợ ông ôm cái áo con Cải khóc, bà cho rằng ông ngược đãi, hà khắc với nó vì Cải là con với chồng trước. Ngày ngày, bà nhìn ông bằng con mắt chứa đầy hoài nghi, thù ghét. Không chỉ gia đình mà bà con làng xóm cũng quay lưng với ông. Người ta xầm xì, chỉ trỏ. Có ai quan tâm đến thực hư con nhỏ đã đi đâu hay đồng cảm với nỗi đau đứt ruột của người cha? Thói đời là thế, người ta nhảy bổ vào xâu xé kẻ “có tội” như con thiêu thân lao đến ánh đèn. Để thỏa mãn sự hiếu kì nhân danh lòng đức độ, có người còn dập dìu thuê đò dọc lại nhà ngó nghiêng. Cũng có người “thẳng thắn”, “thông minh” hơn, biết tận dụng vụ việc mà bưng bánh dừa, trà đá đến bán. Thậm chí, có kẻ giàu tưởng tượng và giàu luôn cả sự nhẫn tâm còn đồn đãi ông giết con nhỏ rồi lấp ở một chỗ đất nào. Người kể chuyện thể hiện thái độ thương xót, đồng cảm với ông Năm trước tình cảnh đau đớn, để ông bộc lộ cảm xúc của mình: “Ông đau mà không nói được một lời, ông đã nâng niu nó khi mới thôi nôi, đã vui khi có người bảo con nhỏ giống ông in hệt (dù biết họ khen khơi khơi, khen bổng trên trời)”. Khi con Cải đi rồi, ông đã ứa nước mắt khi đi qua chiếc giường trước kia nó ngủ. Có bữa, ông hì hụi ém mùng như thể Cải vẫn còn ở nhà.

Mất con, người cha hành động như một kẻ mất hồn. Lúc nào lòng ông cũng đau đáu vì nhớ con, lo lắng con lưu lạc nay đây mai đó, không biết sống chết ra sao. Những câu: “Như thế mà ông không thương nó sao ? Như thế mà là không thương à?” như lời tự giãi bày, thanh minh của ông Năm Nhỏ. Ông nói với chính mình, nói với những người nghi oan cho ông và hơn hết, ông cũng muốn nhắn nhủ với Cải rằng ba nó thương nó lắm, hãy về nhà với ba má nó đi. Vì thế, ông quyết định khăn gói bỏ xứ ra đi, “bụng dạ đinh ninh dứt khoát tìm được con Cải về”. Ông Năm không chỉ là một người cha yêu thương con hết mực mà còn rất giàu lòng tự trọng. Đọc những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, không hiếm khi ta bắt gặp kiểu nhân vật lưu lạc như thế này. Ông Năm tha hương không phải vì mưu sinh mà như một sự tự lưu đày, trốn chạy và quên đi niềm đau dù nỗi đau ấy chẳng lúc nào nguôi ngoai.

Dòng hồi tưởng cứ thế tiếp tục. Sau những tháng ngày lênh đênh, ông xin làm sai vặt trong đoàn ca múa nhạc. Ông chọn công việc ấy bởi lí do hết sức đáng thương. Ông thường mượn cái micro nói vài câu trước giờ diễn: “Cải ơi, ba là Năm Nhỏ nè con...”, hi vọng đứa con bé bỏng của ông có thể xuất hiện trong đám khách hoặc nếu có người biết tin thì báo cho ông. Người làm cha chẳng từ bỏ một chút hi vọng nào, dù là nhỏ nhoi nhất, để tìm lại được con. Về sau, ông còn dồn hết tiền mua một cái nhà lụp xụp và xe kẹo kéo. Xe kẹo kéo có mục “nhắn tìm con” của ông nổi tiếng khắp các chợ cá, quán nhậu, ngã ba. Sự nỗ lực, kiên trì, tình yêu thương của ông thật đáng khâm phục. Ròng rã suốt chừng ấy thời gian, người cha này chưa lúc nào nguôi ngoai đi tội lỗi và niềm đau mất con. Sự trở về của Cải là điều duy nhất có khả năng giải thoát ông khỏi sự dày vò. Lạc lõng, nổi trôi thì đớn đau, khổ sở vô cùng nhưng nếu ông không đi khỏi Cỏ Cháy, chính niềm ân hận, tuyệt vọng cùng thái độ của những người xung quanh sẽ giết chết ông. “tiếng “Cải ơi !!!…” nghe ngắc ngoải như tiếng chim kêu giữa lưng trời”. Ông Năm chính là một cánh chim cô đơn đến tội nghiệp!

Sau khi hé lộ quá khứ của ông Năm và nguyên do khiến ông trụ lại ngã ba Sương, người kể chuyện lại quay trở về thực tại, tiếp tục hành trình tìm con của nhân vật này. Cải, đối với ông, trở thành niềm hạnh phúc xa xăm trong quá khứ, sự khao khát tuyệt vọng của hiện tại. Ông níu lấy những hi vọng mong manh về con bé như một người sắp rơi xuống vực tìm kiếm sợi dây. Chìm trong nỗi đau quá lâu, ông Năm như mất trí. Có lẽ, chỉ những người xung quanh là thảng hoặc nhận ra điều ấy. Diễm Thương đã lợi dụng sự “thèm” con của ông Năm để lấy tiền cá cược. Giây phút nghe thấy con nhỏ thảng thốt gọi “Ba !”, ông “đứng im sững, ngơ ngác giây lát”. Niềm hạnh phúc ập đến quá nhanh khiến đôi môi ông runrun, lập bập hỏi: “Cải phải hôn con?”. Nguyễn Ngọc Tư vẫn giữ nguyên những từ ngữ địa phương để diễn tả chân xác từng sắc thái cảm xúc của nhân vật. Người kể chuyện chú ý đến từng cử chỉ, biểu cảm của ông Năm: “Ông già nắn đầu, nắn vai nó với một nỗi vui chảy tràn, trời đất, ba nhìn không ra, bây lớn dữ dằn vầy”, “Ông đi vài bước, ông day lại nhìn Diễm Thương (cho chắc là nó đang đứng đây, và có thiệt trên đời), ngước về phía trời sao, rồi ngó thằng Thàn, ông cười, để miệng muốn méo sao thì méo, “Tía kiếm có con Cải rồi, dễ ợt hà mầy ơi”.

Những suy nghĩ thầm kín, khát khao bên trong của nhân vật cũng được người kể chuyện phơi bày: “Nghe giọng là cuộc hành trình ròng rãi mười hai năm của ông (và những oan khuất, buồn đau ) khép lại ở đây rồi. Ngày mai ông dẫn Diễm Thương về Cỏ Cháy, ngay trên chuyến tàu đầu. Chắc vợ ông ra cửa che tay khum khum trên trán, hỏi ai vậy cà, ông sẽ nói con Cải chớ ai, bà sẽ mừng hết lớn, phải còn trẻ thể nào bà cũng nhảy cà tưng. Ông sẽ đưa nó đi dài xóm, khoe “Con Cải tui về đây nè, bà con coi, nó lớn quá chừng hen”, vẻ mặt không giấu được hả hê (vậy mà mấy người nói tui giết nó)”. Vẫn là ngôi kể thứ ba nhưng điểm nhìn đôi khi được thay đổi linh hoạt để nhân vật bày tỏ tâm trạng một cách chân thực. Và thế là, giọt nước mắt của ông lăn dài trên má.

Nguyễn Ngọc Tư từng chia sẻ: “Tôi nghĩ, nếu vẽ một biểu tượng của nghề viết mà tôi đang đeo đuổi, tôi sẽ vẽ hình ảnh của giọt nước mắt, hay gần giống như thế… Khi viết về thân phận, nỗi đau, sự bối rối thường trực của con người trước những biến cố của cuộc đời, tôi luôn ao ước những trang viết của mình có được sự rung cảm như những giọt nước mắt”. Ở đây, giọt nước mắt của ông Năm đã cho thấy niềm hạnh phúc đến nghẹn ngào, vỡ bung ra bởi bị kìm nén quá lâu. Giọt nước mắt đã gom hết biết bao tình cảm, nỗi đau, sự rối bời từ quá khứ đến hiện tại. Ông gặp nhỏ Diễm Thương hằng ngày kia mà? Cớ nào lại không biết mặt nhỏ? Có lẽ, chỉ cần nghe thấy tiếng “Ba!” là tâm trí ông bị lu mờ, chỉ còn biết nghĩ đến viễn cảnh đưa con về Cỏ Cháy.

Chi tiết ông muốn lên tivi để con thấy mình đã chứng tỏ ông Năm không ngại làm bất cứ việc gì để tìm con. Trật tự kể chuyện lại được đan xen giữa quá khứ và hiện tại để làm nổi bật tình yêu con. Ông già lặng người đi, hồi tưởng lại những kỉ niệm dắt Cải đi hái xoài chín trong vườn hoang,chặt chuối làm bè dạy cho nó lội, thả trâu, chơi diều rồi cõng nó đi tắt mấy vạt đồng đến chỗ ông bác sỹ già. Ông nhớ từ cây kẹp nhỏ, mớ dây thun khoanh, đến mấy cục kẹo dừa. Ông tự nhủ: “Tất cả những thứ đó, ông nhớ mồn một thì nhỏ Cải chắc chưa quên”. Thậm chí, có lần ông đậu xe kẹo đầu chợ, thấy người ta làm phim, ông còn sướng rơn lăng xăng chạy lại ló mặt vào mấp máy câu “Cải ơi...”. Vẫn là hai tiếng “Cải ơi…” ấy, ông đã gọi không biết bao nhiêu lần trong suốt mười hai năm lưu lạc mà vẫn chẳng có một tin tức gì.

Không chỉ hết lòng vì con gái, ông Năm Nhỏ còn là một người giàu lòng nhân hậu, đức hi sinh, biết yêu thương. Những tháng ngày sống ở căn nhà lụp xụp, kéo xe kẹo kéo đi khăp nơi, giữa ông và Thàn đã nảy sinh tình cảm nồng ấm như tình cha con ruột thịt. Họ đồng cảm, bảo bọc, chở che nhau. Thàn gọi ông Năm là “tía”, tối tối chui vào giường ông ngủ và ôm ông như ôm lấy người cha. Ông Năm cũng dành cho Thàn và Diễm Thương sự bao dung vô bờ. Ông chẳng trách cứ, mắng mỏ trò đùa ác ý của Diễm Thương. Thậm chí khi biết tin Thàn sẽ dẫn Diễm Thương về quê, ông còn muốn làm đại diện họ nhà gái. Có lẽ, thấm thía nỗi đau của những người không nhà, không có nơi để về nên ông Năm đã thương cảm cho Thàn, Diễm Thương và coi họ như những đứa con của mình. Ông vẫn vui cho niềm vui của đôi trẻ mà không để nỗi đau của mình ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Với tất cả những điều trên, người đọc luôn hi vọng ông Năm Nhỏ sẽ tìm lại được đứa con của mình, chấm dứt chuỗi ngày tha hương. Thế nhưng, câu chuyện lại có một cái kết vô cùng ám ảnh. Ông quyết định trở thành một tên trộm, mà ông lại trộm đôi trâu - thứ mà con gái ông đã làm mất. Dường như ông muốn chứng minh cho Cải thấy rằng đôi trâu ấy chẳng sá gì đâu! Khi bị đưa lên xã, ông chỉ chực chờ có đài truyền hình xuống quay hình “để dân người ta cảnh giác”. Người ta gọi ông là “Đạo tặc đãng trí”, nhiệt tình phỏng vấn các bên đương sự. Chỉ duy có câu nói của ông: “Cải ơi, ba là Năm Nhỏ nè, nhà mình ở Cỏ Cháy đó, nhớ không ? Về nhà đi con, tội má con vò võ có một mình. Con là trọng, chứ đôi trâu cộ nhằm nhò gì… Về nghen con, ơi Cải…” là bị cắt bỏ. Câu chuyện lưng chừng ở đó, liệu ông Năm có tìm được Cải hay tiếng gọi ấy vẫn lại vang vọng hoài trên ngã ba Sương (hay một con đường nào khác)?

Ngoài ông Năm Nhỏ thì Thàn và Diễm Thương cũng là những thân phận lưu lạc, bơ vơ đến đáng thương nhưng mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp. Thàn là một chàng trai có ước mơ, có đam mê và quyết sống trọn với đam mê ấy. Anh từng hi vọng sẽ trở thành ca sĩ nổi tiếng để khiến cha tự hào. Thàn cũng dành cho Diễm Thương một tình yêu chân thành, sự trân trọng và cảm thông đặc biệt. Dù tính tình Diễm Thương lạnh lùng, không cảm xúc, vì mưu sinh và những tổn thương quá khứ mà trở nên gai góc nhưng Thàn vẫn thương cô thật lòng. Với ông Năm Nhỏ, Thàn coi ông như người cha. Ngày đoàn hát giải tán, Thàn dẫn theo ông về chỗ Diễm Thương. Khi Diễm Thương lấy nỗi đau của ông Năm để cá cược, “Thàn ứa lòng nhìn ông Năm già đi khủng khiếp nó giận muốn bóp cổ nhận nước Diễm Thương cho rồi, khi con nhỏ nhơn nhơn trở qua, giơ nắm tiền, rủ đi ăn hủ tiếu”.

Cuối cùng, Diễm Thương không phải là nhân vật chính, hiện lên với những lời thoại thô lỗ, cộc cằn nhưng cũng để lại trong lòng người đọc những trăn trở. Vẻ ngoài lạnh lùng của cô được tạo nên bởi tuổi thơ cơ cực. Thái độ gay gắt, có phần khó ưa của Diễm Thương khi thấy ông Năm tìm con xuất phát từ sự tủi thân. Không giống như ông Năm, Diễm Thương không khóc mà chua xót nói: “Sao tui thù con nhỏ đó quá trời, có nhà mà bỏ, có cha có mẹ mà không thèm... Cái thứ người đó, cho nó chết bờ chết bụi cũng đáng”, “Còn tui, người ta đã quăng ở đây mười tám năm, tui chờ hoài mà có ai tìm đâu…” Cô cũng “lên tivi” như ông Năm để ba mẹ thấy mình. Nhưng định kiến, sự cô đơn đã vùi dập cô gái ấy quá nhiều, dường như cô quá quen chăng? Ngày bị gia đình Thàn phản đối, cô chỉ chào rồi bỏ về. Ẩn sau sự lạnh lùng, không ai hay biết cô đang nghĩ gì là một trái tim khao khát yêu thương đến vô cùng. Với các nhân vật phụ, tác giả cũng sử dụng lối kể chuyện đan xen giữa quá khứ và hiện tại khi hồi tưởng lại những ngày Thàn ở nhà với người cha ruột, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời của nhân vật với lời người kể chuyện và khắc họa tâm lí nhân vật sâu sắc thông qua lời nói, cử chỉ, suy nghĩ.

Nhà văn đã sắp xếp trật tự sự kiện trong truyện đan xen giữa quá khứ và hiện tại, ngôi kể thứ ba – người kể chuyện toàn tri cùng hệ thống điểm nhìn linh hoạt, sự hòa quyện giữa lời người kể và lời nhân vật để miêu tả chính xác, khách quan diễn biến hành động và nội tâm của từng nhân vật. Từ đó, truyện khắc họa sâu sắc số phận cô đơn, nhỏ bé, đáng thương của những con người phải lưu lạc và bày tỏ niềm đồng cảm, trân trọng trước những vẻ đẹp tâm hồn của họ. Hơn hết, tác phẩm còn đề ra cho ta một day dứt, trăn trở về cách đối nhân xử thế, về lòng bao dung trong cuộc đời.

Với “Cánh đồng bất tận”, Nguyễn Ngọc Tư thực sự “không còn là cô gái Việt Nam viết về Việt Nam, mà là một nhà văn viết về thân phận con người”.

Nghị luận về tác phẩm truyện Cải ơi bài số 2

Trong tác phẩm Cải ơi của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta được đưa vào một thế giới đau buồn và đầy lòng nhân ái, nơi những con người lưu lạc tìm kiếm sự thương yêu và ý nghĩa cuộc sống. Tác phẩm này được viết bởi một trong những nhà văn nữ tiêu biểu của văn học đương đại – Nguyễn Ngọc Tư, nữ thi hào sinh năm 1976 ở Cà Mau. Với việc sử dụng truyện ngắn, tiểu thuyết và tản văn, tác giả đã tạo ra một tập truyện đa dạng, trong đó Cải ơi được coi là một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất.

Qua câu chuyện, người đọc thấy nhân vật chính là ông Năm Nhỏ, một người nông dân xuất thân từ làng Cỏ Cháy. Số phận của ông được quyết định bởi việc mất con Cải. Ông đã dành cả cuộc đời để tìm kiếm con, đi qua những khó khăn và nghèo khổ. Ông có tình yêu thương vô hạn dành cho con và không từ bỏ bất kỳ cơ hội nào để tìm kiếm con. Ông cũng có lòng bao dung, sự vị tha và thương yêu những người đồng cảnh ngộ. Trong truyện “Cải ơi”, tác giả đã sử dụng trật tự kể chuyện đan xen giữa quá khứ và hiện tại để làm nổi bật tình yêu của ông Năm đối với con. Có một chi tiết đặc biệt là ông Năm muốn lên truyền hình để con thấy mình đã chứng tỏ ông không ngại làm bất cứ việc gì để tìm con. Điều này thể hiện rõ mong muốn và quyết tâm của ông trong việc tìm kiếm con yêu.

Trong những khoảnh khắc lặng người, ông Năm hồi tưởng lại những kỷ niệm đáng yêu khi còn có Cải bên cạnh. Ông nhớ từ những kỷ niệm nhỏ như dắt Cải đi hái xoài chín trong vườn hoang, chặt chuối làm bè và dạy cho nó lội, thả trâu, chơi diều cho Cải. Những hình ảnh này thể hiện tình yêu và sự quan tâm của ông đối với con trước khi họ bị chia cắt. Có một lần ông Năm đậu xe kẹo đầu chợ và thấy người ta đang quay phim, ông còn rất vui mừng và sẵn sàng chạy lại để xuất hiện trước ống kính và gọi “Cải ơi…”. Đó vẫn là hai tiếng “Cải ơi…” ấy, ông đã gọi không biết bao nhiêu lần trong suốt mười hai năm lưu lạc mà vẫn chẳng có một tin tức gì về con. Sự sẵn lòng và sự kiên nhẫn của ông Năm trong việc tìm kiếm con đáng được ngưỡng mộ.

Nhân vật Thàn, một người có ước mơ và hoài bão, đồng cảm với ông Năm và có tình yêu chân thành với Diễm Thương. Cuộc sống của Thàn trở nên lưu lạc vì không thể thực hiện được ước mơ của mình. Nhân vật Diễm Thương, một nhân vật khác trong truyện, có một quá khứ đau buồn khi bị cha mẹ bỏ rơi. Cô có ngoại hình và tính cách lạnh lùng, vô cảm. Tuy nhiên, cô khao khát được yêu thương và có một cuộc sống đáng sống. Ông Năm cũng dành cho Thàn và Diễm Thương sự bao dung vô bờ. Ông không trách cứ hay mắng mỏ trò đùa ác ý của Diễm Thương. Thậm chí khi biết rằng Thàn sẽ dẫn Diễm Thương về quê, ông còn muốn đại diện cho họ như một người cha. Điều này cho thấy ông Năm đã thấu hiểu nỗi đau của những người không có gia đình, không có nơi để trở về. Mỗi nhân vật đều được tác giả xây dựng cụ thể và điểm nhìn linh hoạt cho phép lời người kể và lời nhân vật hòa quyện với nhau. Tác giả cũng xây dựng và miêu tả tâm lý nhân vật một cách tinh tế. Ngôn ngữ trong tác phẩm mang chất khẩu ngữ miền Nam, tạo nên sự chân thực và chặt chẽ với ngữ cảnh của câu chuyện.

Tình yêu và lòng nhân hậu của ông Năm Nhỏ không chỉ dành riêng cho con gái mình, mà còn lan tỏa đến những người xung quanh. Qua những câu chuyện và nhân vật trong tác phẩm Cải ơi, chúng ta được mở mang tầm nhìn và suy ngẫm về cuộc sống và con người.

Nghị luận về tác phẩm truyện Cải ơi bài số 3

Trong "Cải ơi" của Nguyễn Ngọc Tư, không chỉ là câu chuyện về việc mất mát và tìm kiếm, mà còn là hình ảnh về lòng nhân ái, lòng hy sinh và lòng trung hiếu. Nguyễn Ngọc Tư đã chứng minh một lần nữa rằng, qua những nhân vật giản dị, qua những tình huống đầy cam go, vẫn tồn tại những giá trị nhân văn sâu sắc và lòng trung hiếu không biên giới trong xã hội.

Nhân vật chính của truyện, ông Năm Nhỏ, là biểu hiện của lòng cha đầy tình yêu thương và lòng trung hiếu sâu sắc. Trong cuộc hành trình tìm kiếm con, ông không chỉ trải qua những khó khăn, gian truân về vật chất mà còn phải đối mặt với sự hiểu lầm và lạnh lùng từ người xung quanh. Nhưng lòng trung hiếu của ông không bao giờ phai nhạt. Ông không chỉ tìm kiếm con mình mà còn trở thành bậc thầy cho những người xung quanh, giúp họ thấu hiểu về lòng cha mẹ và lòng nhân ái. Ông Năm không chỉ là người cha tuyệt vời trong tâm trí đọc giả, mà còn là biểu tượng của lòng nhân ái và lòng trung hiếu trong xã hội.

Thàn và Diễm Thương, hai nhân vật phụ trong câu chuyện, cũng là những hình ảnh đầy ý nghĩa. Thàn, người phụ nữ chung tình và mạnh mẽ, không chỉ là người đồng hành của ông Năm mà còn là người yêu thương và chia sẻ gánh nặng cuộc sống với ông. Cô giúp ông vượt qua mọi thử thách và trở thành nguồn động viên không ngừng cho ông. Diễm Thương, mặc kệ vẻ ngoại hình lạnh lùng, lại là người phụ nữ nhân hậu, biết quan tâm và đồng cảm với người khác. Câu chuyện của họ là minh chứng cho việc lòng nhân ái có thể tồn tại trong mọi hoàn cảnh và với mọi hình dạng.

Nguyễn Ngọc Tư không chỉ kể một câu chuyện mà còn là nguồn động viên lớn, khuyến khích chúng ta thấu hiểu và chia sẻ lòng trung hiếu với gia đình, với người xung quanh. Qua "Cải ơi!", chúng ta học được rằng, trong cuộc sống, tình yêu thương và lòng nhân ái là những giá trị không bao giờ lỗi thời, và đó chính là điều khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa và hạnh phúc.

Nghị luận về tác phẩm truyện Cải ơi bài số 4

Nguyễn Ngọc Tư, với ngòi bút tinh tế và giàu cảm xúc, đã vẽ nên một bức tranh chân thực về tình cha con qua tác phẩm "Cải ơi!". Tình yêu thương bao la, sự hy sinh thầm lặng của ông Năm Nhỏ dành cho con gái đã khiến người đọc vô cùng xúc động.

"Cải ơi!" là câu gọi thiết tha, khắc khoải xuyên suốt tác phẩm, là nỗi đau thầm kín trong trái tim người cha già. Mất mát đứa con gái duy nhất, ông Năm Nhỏ đã dành cả cuộc đời để tìm kiếm. Hành trình ấy không chỉ là một cuộc truy tìm địa lý, mà còn là một cuộc hành trình đầy nước mắt và hy vọng trong tâm hồn ông. Tình yêu của ông Năm Nhỏ dành cho Cải không phải là một tình yêu bình thường, mà là một tình yêu mãnh liệt, vượt qua mọi giới hạn của thời gian và không gian.

Dù cuộc sống có nhiều khó khăn, gian khổ, ông Năm Nhỏ vẫn không từ bỏ hy vọng. Ông lang thang khắp nơi, tìm kiếm từng manh mối nhỏ nhặt về con gái. Hình ảnh ông già gầy gò, khắc khổ, với đôi mắt luôn hướng về phía xa xăm, khiến người đọc không khỏi xót xa. Tình yêu của ông Năm Nhỏ không chỉ là một tình cảm cá nhân, mà còn là biểu tượng cho tình yêu thương gia đình, cho những giá trị nhân văn cao đẹp.

Qua nhân vật ông Năm Nhỏ, tác giả Nguyễn Ngọc Tư đã khéo léo khắc họa hình ảnh người cha Việt Nam truyền thống. Đó là người cha giàu tình cảm, luôn hy sinh vì con cái, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn để bảo vệ hạnh phúc của gia đình. Tình cha con trong "Cải ơi!" không chỉ là một câu chuyện riêng tư, mà còn là câu chuyện của biết bao gia đình Việt Nam.

"Cải ơi!" không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là một bài học sâu sắc về tình yêu thương, sự hy sinh và lòng nhân ái. Tác phẩm đã chạm đến trái tim của người đọc, khơi gợi những cảm xúc sâu xa nhất. Qua câu chuyện của ông Năm Nhỏ, chúng ta càng trân trọng hơn những giá trị gia đình, tình yêu thương của những người thân yêu.

Nghị luận về tác phẩm truyện Cải ơi bài số 5

Nguyễn Ngọc Tư, với ngòi bút điêu luyện và lối kể chuyện tinh tế, đã mang đến cho độc giả một tác phẩm đầy cảm xúc và sâu lắng là "Cải ơi!". Qua câu chuyện về hành trình tìm kiếm con gái thất lạc của ông Năm Nhỏ, tác giả không chỉ khắc họa chân thực tình cảm gia đình mà còn thể hiện một tài năng kể chuyện đáng nể.

Tình cha con trong "Cải ơi!" được khắc họa một cách chân thật và cảm động. Ông Năm Nhỏ, một người nông dân bình dị, đã dành trọn tình yêu thương cho đứa con gái nuôi Cải. Dù không phải là con ruột, nhưng ông vẫn hết lòng yêu thương và chăm sóc Cải như con đẻ. Khi Cải bỏ nhà đi, nỗi đau của ông Năm Nhỏ như cắt vào tận xương tủy. Ông đã không ngừng tìm kiếm con gái trên khắp các nẻo đường, bất chấp mọi khó khăn, gian khổ.

Hành trình tìm kiếm của ông Năm Nhỏ không chỉ là một cuộc hành trình địa lý mà còn là một cuộc hành trình nội tâm. Đó là cuộc hành trình của một người cha, một người đàn ông đơn độc, luôn khao khát được gặp lại con gái. Tình yêu thương của ông Năm Nhỏ dành cho Cải là một tình yêu vô điều kiện, không vụ lợi. Nó là một ngọn lửa ấm áp sưởi ấm trái tim ông trong suốt những năm tháng xa cách.

Bên cạnh tình cha con, tác phẩm còn đề cập đến những vấn đề xã hội sâu sắc như sự mất mát, nỗi đau, hy vọng và ý nghĩa của cuộc sống. Sự mất mát của Cải đã để lại một vết sẹo sâu trong lòng ông Năm Nhỏ. Tuy nhiên, ông không hề buông xuôi mà luôn giữ trong lòng một tia hy vọng mong manh. Hy vọng chính là động lực giúp ông vượt qua mọi khó khăn, tiếp tục cuộc hành trình tìm kiếm con gái.

"Cải ơi!" không chỉ là một câu chuyện cảm động mà còn là một bài học sâu sắc về tình yêu thương và gia đình. Tác phẩm nhắc nhở chúng ta về giá trị của những mối quan hệ gia đình, về tầm quan trọng của việc yêu thương và trân trọng những người thân yêu. Qua câu chuyện của ông Năm Nhỏ, người đọc cảm nhận được sức mạnh của tình yêu thương, nó có thể giúp con người vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.

Tóm lại, "Cải ơi!" là một tác phẩm văn học đầy ý nghĩa và cảm động. Tác phẩm đã thành công trong việc khắc họa chân thực và sâu sắc tình cha con, đồng thời đặt ra những câu hỏi về cuộc sống, về ý nghĩa của sự tồn tại. Với ngòi bút tinh tế và giàu cảm xúc, Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến cho độc giả một tác phẩm đáng để suy ngẫm và trân trọng.

-/-

Các em vừa xem xong những gợi ý của Đọc tài liệu cho bài văn nghị luận về tác phẩm Cải ơi! có kèm theo một số bài văn mẫu hay dành cho các em đọc tham khảo. Ngoài ra, để cải thiện và nâng cao kĩ năng viết văn các em có thể tìm đọc thêm các bài Văn mẫu lớp 11 khác do Đọc tài liệu biên soạn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM