Trang chủ

Nghị luận về tác phẩm kịch Thề nguyền và vĩnh biệt

Xuất bản: 28/02/2024 - Tác giả:

Nghị luận về tác phẩm kịch Thề nguyền và vĩnh biệt, những bài văn nghị luận hay về nội dung và nghệ thuật của vở kịch Thề nguyền và vĩnh biệt (Sếch-xpia)

Văn mẫu nghị luận về tác phẩm kịch Thề nguyền và vĩnh biệt của Nguyễn Huy Tưởng do Đọc Tài Liệu tuyển chọn sẽ giúp em có thêm nguồn tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình tìm hiểu nội dung vở kịch cũng như ôn luyện kĩ năng làm văn nghị luận về một tác phẩm kịch.

Dàn ý nghị luận về tác phẩm kịch Thề nguyền và vĩnh biệt

1. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm:

+ Uy-li-am Sêch-xpia (1564 - 1616) là nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời Phục hưng nổi tiếng với các tác phẩm hài kịch và kịch lịch sử với phong cách nghệ thuật riêng biệt không giống với nghệ sĩ khác.

+ "Thề nguyền và vĩnh biệt" trích từ vở Rô-mê-ô và Giu-li-ét, in trong Tuyển tập tác phẩm William Shakespeare.

2. Thân bài

* Tóm tắt nội dung: Tác phẩm nói về tình yêu thắm thiết của một đôi trai gái thuộc hai dòng họ có mồi thù từ lâu đời với nhau. Do những xô xát cũng như nhiều hiểu lầm, cuối cùng cả hai đã chọn cách tự tử. Cái chết của họ đã giúp cho cả hai dòng họ giải tỏa những oán hờn.

* Chủ đề của đoạn trích:

- Ca ngợi tình yêu tự do, khát vọng yêu đương trong sự đối đầu của nó với thù hận và với những luật lệ hà khắc của xã hội phong kiến.

- Sức vươn dậy qua hoàn cảnh trói buộc, đe dọa để có được tình yêu, hạnh phúc của con người.

Hồi II, cảnh II: Thề nguyền (Gặp gỡ)

a. Lời thoại và tâm trạng của Rô-mê-ô

* Lời độc thoại

- Vượt tường vào nhà Giu-li-ét -> Bất chấp sự hiểm nguy, liều lĩnh, táo bạo, mãnh liệt.

- Thể hiện sự ngưỡng mộ của mình: ví Giu-li-ét như mặt trời, đôi mắt - vì sao, gò má - ánh sáng ban ngày… -> Trái tim yêu chân thành đằm thắm.

- Dùng nhiều thán từ bộc lộ cảm xúc:

+ “Ôi” - choáng ngợp, say đắm.

+ “Ước gì ta là chiếc bao tay… mơn trớn gò má ấy” - tình yêu cuồng nhiệt làm nảy sinh khao khát chinh phục, gần gũi ở Rô-me-ô.

* Lời đối thoại

+ Sẵn sàng từ bỏ họ tên của mình.

+ Vượt qua bức tường cao và sự nguy hiểm nhờ đôi cánh của tình yêu.

+ “Em nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại lòng hận thù”… -> Sức mạnh tình yêu vượt lên trên mọi nỗi sợ hãi vì “cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm”.

=> Rô-me-ô là chàng trai mạnh mẽ, dũng cảm, dám vượt lên mọi trở ngại để được sống thật với cảm xúc, sự rung động của trái tim.

* Tâm trạng của Rô-me-ô

- Tình cảm chân thành, dù ngôn ngữ có vẻ khoa trương và khuôn sáo, thể hiện trái tim trẻ đang yêu nồng nàn, say đắm, lần đầu được chiêm ngưỡng người mình yêu - thiên thần hạnh phúc của mình, tìm mọi cách, mọi lời có cánh để biểu hiện lòng mình chủ động và đầy đam mê.

b. Lời thoại và tâm trạng của Giu-li-ét

* Lời độc thoại

- Hai tiếng “Ối chao” thốt lên khi nhìn xuống vườn, thấy Rô-mê-ô, chàng trai vừa gặp đã làm nảy sinh tình yêu sét đánh. Nàng ngạc nhiên, lo lắng, lúng túng, hàm chứa tiếng thở dài lo âu vì chợt nhớ đến hận thù hai họ; cũng chưa thật hiểu chàng đến đây để làm gì? Liệu chàng có thật yêu mình không?

- Sự thù hận của hai dòng họ cứ ám ảnh cả hai người trong suốt cuộc đối thoại (Rô-mê-ô: 3 lần; Giu-li-ét: 5 lần): Tôi thù ghét cái tên của tôi; chẳng phải Rô-mê-ô, chẳng phải Mông-ta-ghiu; Từ nay tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa; Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ đi; chỉ có tên họ chàng là thù địch với em thôi, nơi tử, địa; họ mà bắt gặp anh…

- Giu-li-ét khẳng định chỉ có sự thù hận của hai dòng họ, tình yêu của hai người không đột với hận thù ấy. Đây là quyết tâm xây đắp tình yêu của hai người.

- Hình ảnh thiên nhiên (âm thanh tiếng chim) không phải để khơi dậy hay khoét sâu hận thù mà chỉ để vượt lên trên hận thù, bất chấp hận thù. Cả hai đều ý thức được sự thù hận, song nỗi lo chung của cả hai là lo cho họ không được yêu nhau, không có được tình yêu của nhau.

* Lời đối thoại

- Khi nói với Rô-me-ô:

+ Vừa ngạc nhiên, vừa lo lắng vì sự xuất hiện của Rô-mê-ô.

+ Thật sự lo sợ cho tính mạng của chàng.

+ Kín đáo chấp nhận tình yêu của Rô-me-ô.

=> Giu-li-et là thiếu nữ chân thành, trong sáng, đón nhận tình yêu, bất chấp sự hận thù của hai dòng họ. Đó là khát vọng được sống thật với con người của mình.

* Tâm trạng của Giu-li-ét

- Giu-li-et khẳng định tình yêu tha thiết, mãnh liệt và chân thành, trong sáng dành cho Rô-me-ô.

-Tâm trạng của Giu-li-ét không đơn giản như tâm trạng của Rô-mê-ô vì nàng là con gái, yếu đuối hơn, dễ bị hoàn cảnh tác động hơn.

c. Ý nghĩa của những lời thoại

- Những rào cản, khó khăn của mối thù truyền kiếp không thể ngáng trở tình yêu tha thiết, sâu đậm, chân thành của họ dành cho nhau. Vì tình yêu mà cả hai đều ghét bỏ chính tên họ của mình và sẵn sáng đổi nó để theo đuổi tình yêu.

- Tình yêu chưa xung đột với thù hận mà chỉ diễn ra trên nền thù hận. Thù hận được nhắc tới không phải để khơi dậy, khoét sâu mâu thuẫn của hai dòng họ mà chỉ để hướng tới cổ vũ sức mạnh để đôi bạn trẻ vững tin bước qua. Thù hận đã bị đẩy lùi, chỉ còn tình người bao la, phù hợp với lý tưởng nhân văn.

Hồi III, cảnh V: Vĩnh biệt (Chia ly)

a. Nhân vật Giu-li-et

- Muốn níu kéo người yêu ở lại: Anh đi ư? Trời còn lâu mới sáng. Anh ơi, anh cứ tin lời em nói...

- Khi trời sáng: giọng điệu thúc giục, vội vàng, hoảng hốt (Trời sáng rồi, trời sáng rồi! Anh ơi, đi đi, đi ngay đi; Anh ơi, anh đi đi. Trời mỗi lúc một sáng).

- Cách cảm nhận của Giu-li-ét về tiếng chim sơn ca: nàng phủ nhận âm thanh êm ái, thánh thót vốn có của loài chim sơn ca. → Dự báo sự chia lìa, xa cách mà không hẹn ngày trở lại.

- Trong lời thoại của Giu-li-ét chứa đựng nhiều mâu thuẫn:

+ Một bên là hiện thực tàn khốc, nghiệt ngã không thể thay đổi khi Rô-me-ô phải ra đi “em nhìn thấy anh đứng dưới đấy như thây ma nằm dưới mồ…”

+ Một bên luôn mong muốn, khát khao được sống mãi trong tình yêu “anh ơi có bao giờ chúng ta lại được gặp nhau nữa không?”

- Tâm trạng:

=> Sự đau đớn, mâu thuẫn giằng xé, bi quan trước hiện thực nghiệt ngã, phũ phàng. Nhưng dù có xa cách, chia lìa trong đau đớn thì Giu-li-et vẫn luôn hi vọng, khát khao, có niềm tin vào tình yêu vĩnh cửu.

b. Nhân vật Rô-me-ô

- Khát khao, hy vọng, mong muốn thiết tha, quyết tâm ở lại không muốn rời xa tình yêu “anh tha thiết muốn ở lại nơi đây, chẳng còn lòng nào cất bước”, “Nhất định là sẽ có. Một ngày kia chúng ta sẽ ngồi bên nhau… ôn lại những nỗi ngậm ngùi ngày hôm nay”.

- Trong lời thoại của Rô-mê-ô có sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối rõ rệt. Ánh sáng của ban ngày cũng chính là báo hiệu tương lai đầy u ám, đen tối. Bởi khi mặt trời lên là lúc Rô-mê-ô phải giã từ Giu-li-et để đi đày. Đó là một tương lai đầy thê thảm, mịt mù ở phía trước. Bi kịch, xung đột trong nhân vật thể hiện giữa một bên là hi vọng về tương lai tình yêu viên mãn hạnh phúc với một bên là đau xót khi phải chia tay người yêu.

- Tâm trạng: lo âu, bất an, tiếc nuối. Nhưng ẩn sâu là trái tim luôn tràn đầy niềm tin, khát khao và hy vọng.

* Đặc sắc nghệ thuật

- Nghệ thuật viết kịch độc đáo và thu hút

- Xây dựng tình huống kịch hay và cuốn hút

- Nhân vật khắc họa tinh tế.

3. Kết bài

- Nêu cảm nhận của bản thân khi học xong tác phẩm.

3+ bài văn mẫu nghị luận về tác phẩm kịch Thề nguyền và vĩnh biệt

Nghị luận về tác phẩm kịch Thề nguyền và vĩnh biệt bài số 1

Nhà soạn kịch nổi tiếng người Anh- Sếch-xpia trong thời đại Phục hưng, một thời đại mà được đánh giá là “bước ngoặt tiến bộ vĩ đại nhất từ trước đến bây giờ loài người chưa từng thấy”. Thời đại mà chủ nghĩa nhân văn lên ngôi, kết tinh từ những khao khát tự do, được giải phóng khỏi những xích xiềng, phép tắc của chế độ phong kiến cũng như chủ nghĩa khổ hạnh của giáo hội thời kì trung cổ.

Chắc hẳn, trong mỗi chúng ta, không ai là không biết tới vở kịch để đời Rô-mê-ô và Giu-li-ét, tác phẩm nói về tình yêu thắm thiết của một đôi trai gái thuộc hai dòng họ có mồi thù từ lâu đời với nhau. Do những xô xát cũng như nhiều hiểu lầm, cuối cùng cả hai đã chọn cách tự tử. Cái chết của họ đã giúp cho cả hai dòng họ giải toả những oán hờn.

Qua đó, Sếch-xpia đã lên án và tố cáo những thành kiến vô nhân đạo tồn tại trong chế độ phong kiến, đồng thời đề cao sự giải phóng những mối tình cảm tự nhiên, chân thành thoát khỏi sự ràng buộc của đạo đức phong kiến lạc hậu. Hai nhân vật đều là những hình tượng đẹp tiêu biểu cho con người thời kì Phục hưng : hồn nhiên, trung thực, hồn nhiên, trong sáng, có ý thức sâu sắc về quyền sống, quyền làm người của bản tha. Chất trữ tình trong nội dung và nghệ thuật xây dựng vờ kịch hấp dẫn đã giúp cho tác phẩm vươn lên trở thành một kiệt tác xuất sắc trong lịch sử văn học nhân loại.

Đoạn trích trong bài nói về cảnh đầu tiên gặp gỡ cùng thề nguyền sẵn sàng bất chấp mọi thù hận, sự ngăn cản giữa hai dòng họ của đôi bạn trẻ.

Tình cờ gặp gỡ buổi dạ hội, tiếng sét ái tình đã thúc dục, đưa bước chân Rô-mê-ô quay lại, trèo qua tường để vào vườn nhà nàng Giu-li-ét “dạ hội vừa kết thúc, Rô-mê-ô cùng bạn bè ra về nhưng chàng quay lại ngay, trèo tường vào vườn”. Dưới ánh trăng lãng mạn, huyền diệu, hai bạn trẻ đã bày tỏ cho nhau về tình yêu cháy bỏng của mình.

Trong khung cảnh trữ tình ấy, dưới con mắt của chàng Rô- mê- a, vầng trăng sao bì được với nhan sắc của Giu-li-ét. Nhà văn đã rất tài hoa khi để cho chàng so sánh vẻ đẹp của nàng với mặt trời mọc lúc rạng đông khiến cho mặt trăng trở nên héo hon, nhợt nhạt. Cũng như khi vầng thái dương từ từ mọc lên tỏa ra tia sáng chói lóa, hình ảnh Giu-li-ét thấp thoáng xuất hiện bên khung cửa sổ.

Từ đó, Sếch-xpia đã rất tài tình khi để cho mạch suy nghĩ của Rô- mê-ô tâp trung vào nhìn vàp đôi mắt xinh đẹp của nàng Giu- li- ét và từ từ chuyển dần: "Nàng nhìn kìa, miệng nàng có nói gì dâu... Đôi mắt nàng lên tiếng", ánh mắt long lanh ấy đã khiến Rô-mê-ô ngỡ như đôi môi mấp máy. Rô-mê-ô so sánh đôi mắt của nàng sáng chói như hai ngôi sao đẹp nhất trên bầu trời đêm. Qua tâm hồn đắm say của Rô- mê- ô, chẳng có gì có thể so bì được với đôi mắt xinh đẹp ấy “Sao xuống nằm dưới đổi lông mày kia ư ?... Đôi mắt nàng lên thay cho sao ư?”... Một cách đầy sự tự nhiên, hướng mạch suy nghĩ của chàng chuyển sang ca ngợi đôi gò má hồngđến cuối cùng: "Kìa, nàng tì má lên bàn tay ..."

Thông thường, người con gái sẽ chẳng bao giờ chủ động thổ lộ tình cảm của mình dành cho người mình yêu. Phải chăng do vô tình mà nàng Giu-li-ét đã làm chuyện đó. Khi biết được có kẻ đã nghe được tâm sự của mình, đầu tiên nàng nghi người đứng trong bóng tối ngoài kia là một kẻ xa lạ (lời thoại 8), nhưng rồi nàng mới rõ đó chính là chàng Rô-mê-ô (lời thoại 10). Chẳng phải ngẫu nhiên mà Giu-li-ét lại nhắc tới dòng họ Môn-ta-ghiu nhà Rô-mê-ô, mối thù truyền kiếp của hai dòng họ vẫn là một thứ ám ảnh đối với bản thân nàng. Những lời đáp lại đầy chân thành của Rô-mê-ô được thể hiện qua các từ ngữ "người yêu, nàng tiên yên quy',… với quyết tâm dứt khoát rời bỏ dòng họ Môn-ta-ghiu nhưng lại chưa bảo đảm chắc chắn tình yêu thật sự của Rô-mê-ô dành cho nàng. Bởi vậy nên Giu-li-ép đã hỏi một câu tưởng trừng như là dư thừa : ''Anh làm thế nào mà tới được chốn này, anh ơi, và tới làm gì thế?"

Lời đáp của Rô-mê-ô cùng hai chữ "tình yêu" lần đầu được tác giả nói tới và nhắc đi, nhắc lại khoảng bốn lần đã làm cho nàng Giu-li-ét hoàn toàn tin tưởng vào tình yêu Rô-mê-ô dành cho mình. Chàng ấy đã vượt qua mấy bức tường đá để vào được nơi này, nhưng liệu rằng việc làm đó có hòa giả được được mối hận thù ngàn năm giữa hai dòng họ hay không ?

Lời đáp của Rô-mê-ô trong lời thoại thứ 15 đã làm giải tỏa mối băn khoăn, bận tâm của nàn Giu-li-ét và câu nói: "Em chằng đời muốn họ bắt anh nơi đây" là lời tế nhị nhằm đáp lại rằng bản thân mình đã chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô, có thể thấy khác hẳn với những lời lẽ táo bạo, quá mạnh dạn như lúc ban đầu khi nàng tưởng rằng không có ai nghe thấy lời mình nói.

Diễn biến tâm trạng của chàng Giu-li-ét đã thể hiện rất rõ nàng tình yêu chân thành, da diết mà mình dành cho Rô-mê-ô nhưng lại chẳng biết Rô-mê-ô có tình cảm với mình không, có yêu, có cảm xúc với mình hay không. Và dường như nàng ấy cũng đã sẵn sàng vượt qua mối thù hận giữa hai dòng họ để tiến tới với chàng, chỉ chờ chàng quyết định thôi. Qua đây độc giả có thể thấy rõ vấn đề "tình yêu và thù hận đã được đôi trẻ cùng nhau giải quyết".

Khát vọng tình yêu luôn luôn tiềm tàng và cháy trong trái tim khi con người chúng ta gặp được định mệnh của mình. Nhưng không phải ai cũng có đủ dũng khí và sức mạnh để vượt qua mọi rào cản, bảo vệ tình yêu của mình. Sức mạnh phải được tạo nên từ chính sự cộng hưởng của hai trái tim đang yêu. Và Rô-mê-ô và Giu-li-ét, họ không chỉ đã thành công đưa tình yêu của mình vượt qua chông gai mà còn khiến cho tình yêu ấy trở nên thăng hoa và tiến tới bất tử. Thiên tài nghệ thuật của nhà văn Sếch-xpia cùng với tư tưởng nhân văn sâu sắc vượt thời đại ông đã cộng hưởng và làm nên điều kì diệu đó.

Nghị luận về tác phẩm kịch Thề nguyền và vĩnh biệt bài số 2

Rô-mê-ô và Giu-li-ét là vở kịch của nhà soạn kịch thiên tài Sếch-xpia trong thời đại Phục hưng. Đây là thời kỳ tiến bộ nhất mà nhân loại gọi là bước ngoặt của nhân loại. Chưa bao giờ tình yêu, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa nhân văn lên ngôi và được phản ánh mạnh mẽ trong thời kỳ này đến thế. Rô-mê-ô và Giu-li-ét cũng không nằm ngoài mạch cảm hứng sáng tác ấy. Vở kịch khá đồ sộ song có một số phân đoạn tiêu biểu như Thề nguyền và vĩnh biệt.

Vở kịch này nói về tình yêu thắm thiết, khăng khít của đôi bạn trẻ Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Nhưng trớ trêu thay họ lại sinh ra từ hai dòng họ có mối hiềm khích với nhau từ rất lâu. Thế nên tình yêu của họ bị cả dòng họ hết sức cấm cản, chia lìa. Để bảo vệ tình yêu đôi bạn trẻ đã đi đến hành động quyết liệt tự tử, không thể bên nhau lúc còn sống thì trọn đời bên nhau ngay cả lúc chết. Chính cái chết của họ đã giúp cả hai dòng họ hoá giải mọi oán hờn. Qua đó tác phẩm đã tố cáo tội ác của chế độ phong kiến chà đạp lên hạnh phúc của con người, những định kiến cổ hủ giống như chiếc cùm gông khóa chặt ước mơ, khát vọng của con người. Đồng thời cũng ca ngợi tình yêu, ước mơ, dám thể hiện, dám đấu tranh của con người trước các thế lực phong kiến. Khẳng định giá trị của tình yêu đích thực sẽ giúp con người xóa bỏ mọi hận thù và xích lại gần nhau hơn.

Đoạn trích tập trung tái hiện cảnh đôi trai tài gái sắc gặp nhau sau đêm vũ hội. Trúng phải tiếng sét ái tình, họ đã tìm gặp nhau, trao cho nhau tình yêu, những lời thề nguyền hẹn ước đầy ân tình, rồi chia tay nhau trong nhớ thương. Mặc dù khi nghe danh xưng cả hai đều biết họ sẽ khó có thể đến được với nhau. Thế nhưng hai người vẫn yêu nhau một cách mãnh liệt, không thể chối bỏ được tình cảm của mình.

Trước mắt Romeo là một thiếu nữ xinh đẹp, ngọt ngào, chàng như đắm chìm vào trong vẻ đẹp đến u mê của nàng Giu-li-ét. Dưới con mắt của kẻ si tình nàng hiện lên giống như vầng mặt trời, làm lu mờ ánh sáng của mọi vị tinh tú khác. Đôi mắt nàng giống như hai ngôi sao đẹp nhất trên bầu trời, vẻ đẹp ấy khiến cho Romeo chết lặng và chàng cũng chẳng ngần ngại thổ lộ tình cảm của mình dành cho nàng.

Về phía Juliet nàng cũng có cảm mến với chàng trai này, trong tình yêu nàng cũng vô cùng chủ động, đáp lại tình cảm chân thành ấy. Không rụt rè, không e ngại, không giấu diếm, chủ nghĩa cá nhân, tự do trong tình yêu và hôn nhân đã được thể hiện qua hành động chủ động của đôi bạn trẻ. Dẫu biết rằng phía trước sẽ có rất nhiều chông gai, rào cản, mọi thứ sẽ không suôn sẻ nhưng đôi trẻ đã bỏ qua tất cả, chỉ trong giây phút này sống đúng với con tim của mình.

Đôi trẻ thể hiện tình yêu trong một không gian đặc biệt: vắng vẻ, kín đáo nhằm trốn tránh ánh mắt dò xét theo dõi của hai bên gia đình. Giữa một khung cảnh éo le như thế đôi trẻ đã bày tỏ tình cảm, hứa hẹn những điều tốt đẹp ở tương lai phía trước. Vì tình yêu đôi trẻ sẵn sàng hoá giải mọi thù hận của hai dòng họ. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của tình yêu có giá trị và ý nghĩa lớn như thế nào.

Đoạn trích Thề nguyền và vĩnh biệt tập trung xây dựng các cuộc đối thoại mang tính kịch giữa hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Ngôn ngữ đã được dịch nên chúng tôi không bàn nhiều, chúng tôi chỉ quan tâm đến kết cấu, tình huống được xây dựng. Với một tình huống, bối cảnh độc đáo và một kết cấu khá chặt chẽ, đoạn trích xứng đáng được đánh giá là một trong những đoạn trích hay nhất của vở kịch này.

Nghị luận về tác phẩm kịch Thề nguyền và vĩnh biệt bài số 3

Nhà soạn kịch nổi tiếng người Anh- Sếch-xpia trong thời đại Phục hưng, một thời đại mà được đánh giá là “bước ngoặt tiến bộ vĩ đại nhất từ trước đến bây giờ loài người chưa từng thấy”. Thời đại mà chủ nghĩa nhân văn lên ngôi, kết tinh từ những khao khát tự do, được giải phóng khỏi những xích xiềng, phép tắc của chế độ phong kiến cũng như chủ nghĩa khổ hạnh của giáo hội thời kì trung cổ.

Chắc hẳn, trong mỗi chúng ta, không ai là không biết tới vở kịch để đời Rô-mê-ô và Giu-li-ét, tác phẩm nói về tình yêu thắm thiết của một đôi trai gái thuộc hai dòng họ có mồi thù từ lâu đời với nhau. Do những xô xát cũng như nhiều hiểu lầm, cuối cùng cả hai đã chọn cách tự tử. Cái chết của họ đã giúp cho cả hai dòng họ giải toả những oán hờn.

Qua đó, Sếch-xpia đã lên án và tố cáo những thành kiến vô nhân đạo tồn tại trong chế độ phong kiến, đồng thời đề cao sự giải phóng những mối tình cảm tự nhiên, chân thành thoát khỏi sự ràng buộc của đạo đức phong kiến lạc hậu. Hai nhân vật đều là những hình tượng đẹp tiêu biểu cho con người thời kì Phục hưng : hồn nhiên, trung thực, hồn nhiên, trong sáng, có ý thức sâu sắc về quyền sống, quyền làm người của bản tha. Chất trữ tình trong nội dung và nghệ thuật xây dựng vờ kịch hấp dẫn đã giúp cho tác phẩm vươn lên trở thành một kiệt tác xuất sắc trong lịch sử văn học nhân loại.

Đoạn trích trong bài nói về cảnh đầu tiên gặp gỡ cùng thề nguyền sẵn sàng bất chấp mọi thù hận, sự ngăn cản giữa hai dòng họ của đôi bạn trẻ.

Tình cờ gặp gỡ buổi dạ hội, tiếng sét ái tình đã thúc dục, đưa bước chân Rô-mê-ô quay lại, trèo qua tường để vào vườn nhà nàng Giu-li-ét “dạ hội vừa kết thúc, Rô-mê-ô cùng bạn bè ra về nhưng chàng quay lại ngay, trèo tường vào vườn”. Dưới ánh trăng lãng mạn, huyền diệu, hai bạn trẻ đã bày tỏ cho nhau về tình yêu cháy bỏng của mình.

Trong khung cảnh trữ tình ấy, dưới con mắt của chàng Rô- mê- a, vầng trăng sao bì được với nhan sắc của Giu-li-ét. Nhà văn đã rất tài hoa khi để cho chàng so sánh vẻ đẹp của nàng với mặt trời mọc lúc rạng đông khiến cho mặt trăng trở nên héo hon, nhợt nhạt. Cũng như khi vầng thái dương từ từ mọc lên tỏa ra tia sáng chói lóa, hình ảnh Giu-li-ét thấp thoáng xuất hiện bên khung cửa sổ.

Từ đó, Sếch-xpia đã rất tài tình khi để cho mạch suy nghĩ của Rô- mê-ô tâp trung vào nhìn vàp đôi mắt xinh đẹp của nàng Giu- li- ét và từ từ chuyển dần: "Nàng nhìn kìa, miệng nàng có nói gì dâu... Đôi mắt nàng lên tiếng", ánh mắt long lanh ấy đã khiến Rô-mê-ô ngỡ như đôi môi mấp máy. Rô-mê-ô so sánh đôi mắt của nàng sáng chói như hai ngôi sao đẹp nhất trên bầu trời đêm. Qua tâm hồn đắm say của Rô- mê- ô, chẳng có gì có thể so bì được với đôi mắt xinh đẹp ấy “Sao xuống nằm dưới đổi lông mày kia ư ?... Đôi mắt nàng lên thay cho sao ư?”... Một cách đầy sự tự nhiên, hướng mạch suy nghĩ của chàng chuyển sang ca ngợi đôi gò má hồngđến cuối cùng: "Kìa, nàng tì má lên bàn tay ..."

Thông thường, người con gái sẽ chẳng bao giờ chủ động thổ lộ tình cảm của mình dành cho người mình yêu. Phải chăng do vô tình mà nàng Giu-li-ét đã làm chuyện đó. Khi biết được có kẻ đã nghe được tâm sự của mình, đầu tiên nàng nghi người đứng trong bóng tối ngoài kia là một kẻ xa lạ (lời thoại 8), nhưng rồi nàng mới rõ đó chính là chàng Rô-mê-ô (lời thoại 10). Chẳng phải ngẫu nhiên mà Giu-li-ét lại nhắc tới dòng họ Môn-ta-ghiu nhà Rô-mê-ô, mối thù truyền kiếp của hai dòng họ vẫn là một thứ ám ảnh đối với bản thân nàng. Những lời đáp lại đầy chân thành của Rô-mê-ô được thể hiện qua các từ ngữ "người yêu, nàng tiên yên quy',… với quyết tâm dứt khoát rời bỏ dòng họ Môn-ta-ghiu nhưng lại chưa bảo đảm chắc chắn tình yêu thật sự của Rô-mê-ô dành cho nàng. Bởi vậy nên Giu-li-ép đã hỏi một câu tưởng trừng như là dư thừa : ''Anh làm thế nào mà tới được chốn này, anh ơi, và tới làm gì thế?"

Lời đáp của Rô-mê-ô cùng hai chữ "tình yêu" lần đầu được tác giả nói tới và nhắc đi, nhắc lại khoảng bốn lần đã làm cho nàng Giu-li-ét hoàn toàn tin tưởng vào tình yêu Rô-mê-ô dành cho mình. Chàng ấy đã vượt qua mấy bức tường đá để vào được nơi này, nhưng liệu rằng việc làm đó có hòa giả được được mối hận thù ngàn năm giữa hai dòng họ hay không ?

Lời đáp của Rô-mê-ô trong lời thoại thứ 15 đã làm giải tỏa mối băn khoăn, bận tâm của nàn Giu-li-ét và câu nói: "Em chằng đời muốn họ bắt anh nơi đây" là lời tế nhị nhằm đáp lại rằng bản thân mình đã chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô, có thể thấy khác hẳn với những lời lẽ táo bạo, quá mạnh dạn như lúc ban đầu khi nàng tưởng rằng không có ai nghe thấy lời mình nói.

Diễn biến tâm trạng của chàng Giu-li-ét đã thể hiện rất rõ ràng tình yêu chân thành, da diết mà mình dành cho Rô-mê-ô nhưng lại chẳng biết Rô-mê-ô có tình cảm với mình không, có yêu, có cảm xúc với mình hay không. Và dường như nàng ấy cũng đã sẵn sàng vượt qua mối thù hận giữa hai dòng họ để tiến tới với chàng, chỉ chờ chàng quyết định thôi. Qua đây độc giả có thể thấy rõ vấn đề "tình yêu và thù hận đã được đôi trẻ cùng nhau giải quyết".

Khát vọng tình yêu luôn luôn tiềm tàng và cháy trong trái tim khi con người chúng ta gặp được định mệnh của mình. Nhưng không phải ai cũng có đủ dũng khí và sức mạnh để vượt qua mọi rào cản, bảo vệ tình yêu của mình. Sức mạnh phải được tạo nên từ chính sự cộng hưởng của hai trái tim đang yêu. Và Rô-mê-ô và Giu-li-ét, họ không chỉ đã thành công đưa tình yêu của mình vượt qua chông gai mà còn khiến cho tình yêu ấy trở nên thăng hoa và tiến tới bất tử. Thiên tài nghệ thuật của nhà văn Sếch-xpia cùng với tư tưởng nhân văn sâu sắc vượt thời đại ông đã cộng hưởng và làm nên điều kì diệu đó.

-/-

Các em vừa tham khảo xong một số bài văn mẫu nghị luận về tác phẩm kịch Thề nguyền và vĩnh biệt của Sếch-xpia do Đọc Tài Liệu tổng hợp được hi vọng sẽ giúp các em có thêm vốn từ ngữ và rút kinh nghiệm về cách trình bày. Tham khảo thêm các bài văn hay khác tại mục tài liệu Văn mẫu 11 do Đọc Tài Liệu sưu tầm và biên soạn để tự rèn luyện kỹ năng làm văn. Chúc các em học tốt!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM