Trang chủ

Một số câu đối thoại, độc thoại, bàng thoại của nhân vật Thị Mầu, Thị Kính, tiếng đế

Xuất bản: 25/08/2022 - Cập nhật: 05/09/2022 - Tác giả:

Điền vào bảng dưới đây một số câu đối thoại, độc thoại, bàng thoại của nhân vật Thị Mầu, Thị Kính và tiếng đế trong văn bản. Câu 1 trang 117 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo.

Cùng Đọc Tài Liệu tham khảo một số gợi ý trả lời câu 1 trang 117 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo, soạn bài Thị Mầu lên chùa phần sau khi đọc.

Câu 1 trang 117 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo

Chi tiết câu hỏi: Điền vào bảng dưới đây một số câu đối thoại, độc thoại, bàng thoại của nhân vật Thị Mầu, Thị Kính và tiếng đế trong văn bản trên:

Nhân vậtĐối thoạiĐộc thoạiBàng thoại
Thị Mầu- Đây rồi nhé- Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi!- Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn
Thị Kính
Tiếng đế (người xem)

Từ ngôn ngữ, giọng điệu của lời thoại trên, bạn nhận xét như thế nào về tính cách của hai nhân vật Thị Mầu, Thị Kính?

Gợi ý trả lời 1:

Nhân vậtĐối thoạiĐộc thoạiBàng thoại
Thị Mầu- Đây rồi nhé- Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi!- Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn
Thị Kính- A di đà Phật! Cô cho tôi biết tên để ghi vào lòng sớ- A di đà Phật

Một nén cũng biên

Một đồng cũng kể

Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc
Tiếng đế (người xem)

Mười tư, rằm!

Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!

Từ đó ta thấy được:

- Thị Mầu: phóng khoáng, táo bạo, khác biệt với hình ảnh người phụ nữ truyền thống xưa

- Thị Kính: trầm ổn, dịu dàng, man mác buồn, hình ảnh đậm vẻ truyền thống của người phụ nữ thời phong kiến dù đã quy y cửa Phật.

Gợi ý trả lời 2:

Nhân vậtĐối thoạiĐộc thoạiBàng thoại
Thị Mầu

- Đây rồi nhé

- Tên em ấy à?

- Là Thị Mầu, con gái phú ông...Chưa chồng đấy nhá!.

- Đưa chổi đây em quét rồi em nói chuyện này cho mà nghe!

- Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi!

- Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ?

- Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn

- Đẹp thì người ta khen chứ sao!

- Nhà tao còn ối trâu!

Thị Kính

- A di đà Phật! Chào cô lên chùa!.

- Cô cho biết tên để tôi vào lòng sớ!

- Tôi đã đèn nhang xong, mời cô vào lễ Phật.

- Cô buông ra để tôi quét chùa kẻo sư phụ người quở chết!

- Nam mô A di đà Phật!.

- Khấn nguyện thập phương ...Quỷ thần soi xét!

- Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc ... Chứ có biết đâu mình cũng chỉ là...
Tiếng đế (người xem)

- Mười tư, rằm!

- Ai lại đi khen chú tiểu thế cô Mầu ơi!

- Mầu ơi mất bò rồi!

- Mầu ơi nhà mày có mấy chị em? Có ai như mày không?

- Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!

Từ ngôn ngữ và giọng điệu trên cho thấy:

- Thị Mầu: táo bạo, phóng khoáng.

- Thị Kính: trầm lặng, e dè, nhẹ nhàng, mang đậm chất người con gái đã quy y cửa Phật.

Các câu hỏi khác trong bài

Hướng dẫn soạn văn 10 Chân trời tại Doctailieu.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM