Lý thuyết sử 9 bài 33
Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
Trong 15 năm đầu trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, nước ta thực hiện ba kế hoạch nhà nước 5 năm (1986 - 1990; 1991 - 1995; 1996 - 2000) phát triển kinh tế - văn hóa.
Đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn cảnh
+ Trải qua 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội chúng ta đã đạt được những thành tựu và ưu điểm đáng kể, song cũng gặp không ít khó khăn, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, nhất là về kinh tế, xã hội. Để đưa đất nước vượt qua khủng hoảng đòi hỏi Đảng và Nhà nước ra phải đổi mới.
+ Tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật, những thay đổi của tình hình thế giới và trong quan hệ giữa các nước, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải đổi mới.
- Đường lối đổi mới của Đảng đã được đề ra đầu tiên tại Đại hộ VI (12/1986), đã được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại Đại hội VII (6/1991), Đại hộ VIII (6/1996), Đại hội IX (4/2001)
- Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, mà làm cho mục tiêu ấy được thự chiện có hiệu quả bằng những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
- Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, đỏi mới về kinh tế phải gắn liền với đổi mới về chính trị, trọng tâm là đổi mới kinh tế.
Ôn tập
1. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta chuyển sang thực hiện đường lối đổi mới trong hoàn cảnh đất nước và thế giới như thế nào?
2. Theo em, phải hiểu đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội như thế nào?
Xem đáp án ở bài viết hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận trang 175 SGK Lịch sử 9
Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000)
- Sau khi thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 - 1990) lương thực, thức phẩm đã đáp ứng như cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu góp phần ổn định đời sống nhân dân. Hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng. Hàng xuất khẩu tăng ba lần.
- Sau khi thực hiện kế hoạch 5 năm (1991 - 1995), nền kinh tế tăng trưởng nhanh, tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân hằng năm là 8,2%; lạm phát bị đẩy lùi, kinh tế đối ngoại phát triển.
- Sau khi thực hiện kế hoạch 5 năm (1996 đến 2000), nền kinh tế vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá, quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,5 lần. Giáo dục, đào tạo có bước phát triển mới.
- Những thành tựu đạt được trong 15 năm thực hiện kế hoạch nhà nước đã tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt của đất nước, nâng cao đời sống cho nhân dân, củng cố vững chắc độc lập chủ quyền đất nước, nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế.
- Bên cạnh thành tựu và tiến bộ, chúng ta gặp không ít khó khăn yếu kém
+ Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp,
+ Tình trạng tham những, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên rất nghiêm trọng
- Mục tiêu lớn nhất mà Đảng và Chính phủ không ngừng phấn đấu vương tới đỉnh cao mới là đưa dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu hỏi ôn tập: Nhân dân ta đạt được những thành tựu gì trong việc thực hiện ba kế hoạch Nhà nước 5 năm (1986 – 1990, 1991 – 1995, 1996 – 2000)?
Tham khảo đáp án tại bài hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận trang 178 SGK Lịch sử 9
Bài tiếp theo: Sử 9 bài 34: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
Trên đây là những kiến thức lý thuyết lịch sử 9 bài 33 trọng tâm đã được Đọc Tài Liệu biên soạn với mong muốn giúp các em ôn tập tốt hơn và luôn đạt được kết quả cao khi học môn Lịch sử lớp 9
Câu hỏi ôn tập kiến thức lý thuyết lịch sử 9 bài 33
Soạn sử 9 bài 33
Trả lời câu hỏi và bài tập trang 178 SGK Lịch sử 9
Câu hỏi
Trình bày ý nghĩa của những thành tựu về kinh tế - văn hóa trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 – 2000)?
Trả lời
- Những thành tựu của 15 năm đổi mới (1986 – 2000) chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp, được đông đảo quần chúng ủng hộ.
- Việc mở rộng quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, tạo thêm nhiều thuận lợi để đổi mới và phát triển kinh tế – xã hội với nhịp độ nhanh hơn.
- Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và thành công, Việt Nam cũng đứng trước nhiều khó khăn, thử thách, đòi hỏi sự nỗ lực vươn lên tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ và tiến kịp thời đại.
Câu hỏi
Nêu những khó khăn, tồn tại về kinh tế - văn hóa sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 – 2000).
Trả lời
Bên cạnh thành tựu và tiến bộ, chúng ta gặp không ít khó khăn và yếu kém trên nhiều mặt:
- Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.
- Một số vấn đề văn hoá, xã hội còn bức xúc và gay gắt, chậm được giải quyết.
- Tình trạng tham nhũng, suy thoái vé tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng.
Tình hình đó đòi hỏi nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ không ngừng phấn đấu để vươn tới những đỉnh cao mới theo con đường đúng đắn đã được xác định: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
☛ Xem thêm những bài hướng dẫn soạn sử 9
Trắc nghiệm ôn tập kiến thức sử 9 bài 33
Câu 1: Hoàn cảnh nào đưa đến việc Đảng ta phải thực hiện đường lối đổi mới.
- a. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế, xã hội.
- b. Do những sai lầm nghiêm trọng về chủ trương, chính sách, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
- c. Những thay đổi của tình hình thế giới, nhất là sự khủng hoảng trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
- d. Cả 3 ý trên.
Trả lời: Đáp án D
Câu 2: Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra đầu tiên ở Đại hội nào?
- a. Đại hội IV (12 - 1976)
- b. Đại hội V (3 -1981)
- c. Đại hội VI (12 - 1986)
- d. Đại hội VII (6 -1991)
Trả lời: Đáp án C
Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra đầu tiên ở Đại hội VI (tháng 12 năm 1986)
Câu 3: Mục tiêu của kế hoạch 5 năm (1991-1995)là gì?.
- a. Vượt qua khó khăn thử thách ổn định và phát triển kinh tế, xã hội.
- b. Tăng cường ổn định chính trị đưa đất nước về cơ bản thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
- c. a và b đúng.
- d. a và b sai.
Trả lời: Đáp án C
Mục tiêu của kế hoạch 5 năm (1991-1995)là Vượt qua khó khăn thử thách ổn định và phát triển kinh tế, xã hội. Tăng cường ổn định chính trị đưa đất nước về cơ bản thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.