Trang chủ

Sử 9 bài 25: Việt Nam từ năm 1946 đến 1950

Xuất bản: 28/05/2020 - Tác giả:

Kiến thức lý thuyết lịch sử 9 bài 25 những năm đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)

Lý thuyết sử 9 bài 25

NHỮNG NĂM ĐẦU CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1950)

   Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dan Pháo bùng nổ ngày 19/12/1946, mở đầu bằng cuộc chiến đấu ở Hà Nội, Sai chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947, cuộc kháng chiến toàn quốc, toàn dân, toàn diện được đẩy mạnh.

Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp bùng nổ (19/12/1946)

 Lý do Đảng phát động kháng chiến toàn quốc chống Pháp

+ Sau Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14//9/1946), Pháp bội ước, tiến công ta ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Hải Phòng, Lạng Sơn, nhất là Hà Nội (12/1946) .

+ Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để quan Pháp làm nhiệm vụ giữ trật tự ở Hà Nội. Nếu không chúng sẽ hành động vào sáng 20/12/1946.

+ Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng hợp ngày 18 và 19/12/1946 tại làng Vạn Phúc (Hà Đông - Hà Nội) đã quyết định phát động toàn quốc khàng chiến. Tối 19/121946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng

+ Thể hiện qua: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh, Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh.

+ Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thử sự ủng hộ quốc tế.

Câu hỏi ôn tập

  • 1. Trước ngày 19-12-1946, thực dân Pháp đã có những hành động gì nhằm đẩy nước ta nhanh tới chiến tranh?
  • 2. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trong hoàn cảnh nào? Nêu nội dung Lời kêu gọi đó.
  • 3. Tại sao nói cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa và mang tính chất nhân dân?

→ Tham khảo đáp án ở bài hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận trang 104 SGK Lịch sử 9

Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16

+ Ở Hà Nội, khoảng 20 giờ ngày 19/12/1946, cuộc chiến đấu bắt đầu, sau gần hai tháng, ngày 17/2/1947, Trung đoàn Thủ đô rút quân khỏi vòng vây của địch, ra căn cứ an toàn.

+ Ở các đô thị như Nam Định, Huế, Đà Nẵng..., quân dân ta bao vây, tiến công tiêu diệt Pháp, gây cho chúng nhiều khó khăn.

+ Ý nghĩa: Ta đã tiêu hao một phần sinh lực địch, giam chân chúng trong thành phố, tạo điều kiện cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.

Câu hỏi ôn tập: Trình bày diễn biến cuộc chiến đấu ở các đô thị cuối năm 1946 – đầu năm 1947 và ý nghĩa của cuộc chiến đấu đó

Tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài

- Tiến hành di chuyển máy móc, thiết bị, hàng hóa đến nơi an toàn.

- Đưa cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ lên căn cứ địa Việt Bắc

- Tích cực xây dựng lực lượng về mọi mặt, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài

Câu hỏi ôn tập: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đã được chuẩn bị như thế nào?

Chiến dịch Việt Bắc Thu - đông năm 1947

- Để thực hiện kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh, Pháp mở cuộc tiến công căn cứ địa Việt Bắc

- Âm Mưu: phá tan cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt phần lớn bộ độ chủ lực của ta, khóa chặt biên giới Việt - Trung, ngăn chặn liên lạc giữa ta với quốc tế...

- Quân ta chủ động, kịp thời phản công và tiến công địch, tiến hành bao vây, chia cắt, cô lập chúng, tổ chức đánh tập kích, phục kích, chặn đánh...

- Cuộc chiến đấu liên tục 75 ngày đem đã kết thức bằng cuộc rút chạy của bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bắc. Căn cứ địa Việt Bắc thành "mồ chôn giặc Pháp". Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn. Bộ đội chủ lực ngày càng trưởng thành. Buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

Câu hỏi ôn tập: 


Lược đồ chiến dịch Việt Bắc Thu- Đông năm 1947 (ảnh: Bảo tàng lịch sử Việt Nam)

Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện

- Sau thất bại ở Việt Bắc, Pháp tăng cường thực hiện chính sách "Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh:.

- Ta chủ trương vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích. Hội đồng nhân dân và ủy ban kháng chiến hành chính được củng cố. Trung Quốc, Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân khác công nhận và đặt quan hệ với ta. Ta đẩy mạnh xây dựng và bảo vệ nền kinh tế. Tháng 7/1950, chủ trương cải cách giáo dục phổ thông.

Câu hỏi ôn tập:

  • 1. Hãy cho biết âm mưu của thực dân Pháp ở Đông Dương sau thất bại trong cuộc tiến công Việt Bắc thu – đông 1947.
  • 2. Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của ta được đẩy mạnh như thế nào sau chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947?

Tham khảo đáp án qua bài hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận trang 109 SGK Lịch sử 9

Trên đây là những kiến thức lý thuyết lịch sử 9 bài 25 được biên soạn giúp các em ôn tập tốt hơn và đạt được kết quả cao khi học môn Lịch sử lớp 9. Các em có thể xem lý thuyết lịch sử 9 bài 26 bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp(1950-1953) hoặc tiếp tục ôn tập với những nội dung tiêp theo của bài viết này.

Sơ đồ tư duy Lịch sử 9 bài 25

Sơ đồ hóa kiến thức trọng tâm lịch sử lơp 9 bài 25: Những năm đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)


Câu hỏi ôn tập kiến thức Lịch sử 9 bài 25

Hướng dẫn soạn sử 9 bài 25

Gợi ý trả lời các câu hỏi và bài tập trang 109 sách giáo khoa môn Lịch sử 9:

Bài 1 trang 109 Sử 9

Câu hỏi

Tại sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta bùng nổ ngày 19-12-1946?

Trả lời

- Sau Hiệp định sơ bộ (6 – 3 – 1946) và Tạm ước (14 – 9 – 1946), ta đã thực hiện nghiêm chỉnh, nhưng với âm mưu xâm lược lâu dài đất nước ta, Pháp đã bội ước và tăng cường các hành động khiêu khích:

  • Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp tấn công các cơ sở cách mạng, vùng tự do, căn cứ địa của ta.
  • Ở Bắc Bộ, ngày 20-11-1946, Pháp đánh chiếm một số vị trí quan trọng ở thành phố Hải Phòng, nổ súng vào quân ta ở thị xã Lạng Sơn.
  • Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12-1946, thực dân Pháp liên tiếp gây ra những cuộc xung đột vũ trang.
  • Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc chính phủ ta giải tán lực lượng tự về chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng, nếu ta không chấp nhân ngày 20-12-1946, chúng sẽ hành động.

- Trước những hành động xâm lược của thực dân pháp, ngày 18 và 19 -12 – 1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.

- Ngay trong đêm 19 – 12 – 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và chính phủ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Bài 2 trang 109 Sử 9

Câu hỏi

Đường lối kháng chiến tàn dân, toàn vẹn, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Đảng được cụ thể hóa ra sao?

Trả lời

Đường lối kháng chiến tàn dân, toàn vẹn, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Đảng được cụ thể hóa trong:

- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.

Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổn bí thư Trường Chinh.

- Toàn dân: cuộc kháng chiến do toàn dân tiến hành.

- Toàn diện: diễn ra không chỉ trên mặt trận quân sự mà trân cả mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao.

Chính trị: củng cố, xây dựng bộ máy chính quyền, xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.

Kinh tế: xây dựng nền kinh tế kháng chiến trên nguyên tắc vừa kháng chiên vừa kiến quốc.

Văn hóa: xóa bỏ nền văn hóa ngu dân nô dịch, xây dựng nền văn hóa dân chủ mới.

- Trường kì: kháng chiến lâu dài; phòng ngự, cầm cự, tổng phản công vì quân Pháp còn mạnh.

- Tự lực cánh sinh: Phát huy mọi nỗ lực chủ quan, tránh tình thế bị động.

Bài 3 trang 109 Sử 9

Câu hỏi

Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến đấu thắng lợi ở đô thị và chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.

Trả lời

* Ý nghĩa của cuộc chiến đấu thắng lợi ở các đô thị:

  • - Tiêu hao sinh lực địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh .
  • - Giam chân địch một thời gian dài trong các đô thị, tạo ra thế trận cho cuộc chiến tranh nhân dân.
  • - Bảo vệ Trung ương Đảng, Chính phủ trở lại căn cứ địa an toàn.
  • - Tạo điều kiện cho ta chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho cuộc kháng chiến lâu dài.

* Ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947:

  • - Là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của ta giành được thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp.
  • - Bảo vệ căn cứ Việt Bắc, bộ đội chủ lực ngày càng trưởng thành.
  • - Làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
  • - Chứng minh sự đúng đắn trong đường lối kháng chiến của Đảng, sự vững chắc của Căn cứ địa Việt Bắc.
  • - Chứng tỏ rằng lực lượng của ta ngày càng hùng mạnh, lực lượng của địch ngày càng suy yếu, cuộc chiến thay đổi theo chiều hướng có lợi cho ta.
  • - Ta có thêm điều kiện để xây dựng và phát triển lực lượng kháng chiến.
  • - Nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Câu hỏi kiến thức sử 9 bài 25 thường gặp

Câu 1

Đường lối kháng chiến của Đảng ta là gì?

Trả lời

Đường lối kháng chiến của Đảng ta là toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Câu 2

Âm mưu của Pháp tại cuộc tiến công Căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc (1947) là gì?

Trả lời

Âm mưu của Pháp tại cuộc tiến công Căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc (1947) là đánh nhanh thắng nhanh.

Câu 3

Kết quả lớn nhất của quân và dân ta đạt được trong chiến dịch Việt Bắc là gì?

Trả lời

Kết quả lớn nhất của quân và dân ta đạt được trong chiến dịch Việt Bắc là bảo vệ được căn cứ địa Việt Bắc làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” buộc địch phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

Câu 4

Nhiệm vụ hàng đầu của quân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (từ ngày 19/12/1946 đến ngày 17/2/1946) là gì?

Trả lời

Nhiệm vụ hàng đầu của quân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (từ ngày 19/12/1946 đến ngày 17/2/1946) là giam chân quân Pháp tại các đô thị.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM