Lý thuyết sử 9 bài 16
HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1919 - 1925
Thời gian | Hoạt Động | Thành quả |
Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917-1923) | ||
6/1919 | Gửi tới Hội nghị Véc-xa bản Yêu sách của nhân dân An Nam | Tìm thấy con đương cứu nước, giải phóng dân tộc - con đương cách mạng vô sản |
7/1920 | Đọc bản Sơ thảo thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin | |
1917-1923 | Viết sachsm báo và bí mật chuyển về Việt Nam | |
Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923-1924) | ||
6/1923 | Dự Hội nghị Quốc tế Nông dân | Chuẩn bị về chính trị và tư tưởng cho sự thành lập Đảng |
1924 | Dự Đại Hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản | |
Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc (1924-1925) | ||
Cuối 1924 | Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) | Chuẩn bị về tổ chức cho sự thành lập Đảng |
6/1925 | Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, trong đó tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt | |
1924-1925 | Mở các lớp chính trị để đào tạo cán bộ; truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin |
Câu hỏi ôn tập kiến thức Lịch sử 9 bài 16
Hướng dẫn soạn sử 9 bài 16
Gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập trang 64 sách giáo khoa lịch sử 9:
Việc thành lập Cộng sản đoàn làm nòng cốt cho Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên có ý nghĩa gì?
Trả lời
– Việc thành lập Cộng sản đoàn làm nòng cốt cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có ý nghĩa:
+ Đây là một tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản và là bước quá độ, là hạt nhân chuẩn bị cho sự ra đời của một chính đảng cộng sản về sau.
Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam như thế nào?
Trả lời
- – Nguyễn Ái Quốc tích cực học tập và tìm cách truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê-nin vào trong nước, chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam
- – Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, thông qua tổ chức đó truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê-nin đến các dân tộc thuộc địa.
- – Viết bài cho các báo “Người cùng khổ”, “Đời sống công nhân”, “Nhân đạo” và cuốn sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Những sách báo này được bí mật truyền về Việt Nam.
- – Tháng 6/1923, rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân.
- – Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc), tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam trong tổ chức yêu nước Tâm tâm xã.
- – Nguyễn Ái Quốc lựa chọn một số thanh niên tích cực trong tổ chức Tâm tâm xã, tuyên truyền, giác ngộ họ, lập ra nhóm Cộng sản đoàn (2-1925).
- – Dựa trên nhóm này, tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
- – Nguyễn Ái Quốc mở các lớp huấn luyện cán bộ cách mạng.
- – Xuất bản báo “Thanh niên”; Năm 1927 xuất bản sách “Đường cách mệnh”. Tất cả các sách báo trên được bí mật truyền về trong nước.
- – Năm 1928, Hội VNCMTN chủ trương “Vô sản hóa”, đưa hội viên vào hoạt động trong các nhà máy, hầm mỏ truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin vào phong trào công nhân.
→ Nguyễn Ái Quốc không chỉ trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị mà cả về tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
Câu hỏi kiến thức sử 9 bài 16 thường gặp
Câu 1
Tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản năm 1922 là gì?
Trả lời
Tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản năm 1922 là bản án chế độ thực dân Pháp.
Câu 2
Mục đích của chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là gì?
Trả lời
Mục đích của chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sống lao động với công nhân để tự rèn luyện, đồng thời truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin.
Câu 3
Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là gì?
Trả lời
Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là Báo “Nhân đạo”.
Câu 4
Chủ trương năm 1928 của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là gì?
Trả lời
Chủ trương năm 1928 của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là Phong trào “vô sản hóa”.