Trang chủ

Sử 9 bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay

Xuất bản: 02/06/2020 - Tác giả:

Lý thuyết lịch sử 9 bài 13 tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay giúp các bạn nắm vững kiến thức trọng tâm bài 13 sử 9.

Lý thuyết sử 9 bài 13

TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN NAY

Giai đoạn lịch sử thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (năm 1945) đến nay tuy chỉ dài hơn nửa thế kỉ những là một giai đoạn đã diễn ra với bao sự kiện to lớn, phức tạp và có những đảo lộn bất ngờ. Đặc điểm lớn hầu như bao trùm cả giai đoạn lịch sử này là thế giới chia thành hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe. Hai siêu cường trong tình trạng đối đầu, Chiến tranh lạnh căng thẳng, quyết liệt. Trong giai đoạn này, mục tiêu đấu tranh của các lực lượng xã hội chủ nghĩa và các lực lượng cách mạng, dân chủ tiến bộ là hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ hóa xã hội.

- Từ sau năm 1945 đến nay lịch sử thế giới có 5 nội dung cơ bản bao gồm:

1. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên, đến những năm 90 của thế kỉ XX chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

2. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh. Các quốc gia đạt nhiều thành tựu sau khi giành độc lập.

3. Các nước tư bản chủ nghĩa khôi phục và phát triển kinh tế đạt nhiều thành tựu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

4. Sau năm 1945. trận tự hai cực Ianta được hình thành, tuy nhiên, từ sau "Chiến tranh lạnh" chấm dứt thế giới chuyển dần sang xu thế hòa hoãn và đối thoại.

5. Cách mạng khoa học - kĩ thuật được bắt đầu từ giữa những năm 40 của thế kỉ XX đến nay đạt nhiều thành tựu kì diệu.

Câu hỏi ôn tậpEm hãy nêu những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay

- Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay:

1. Từ năm 1945 đến năm 1991 thế giới phân thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa

2. Sau "Chiến tranh lạnh" một trật tự thế giới mới đang dần hình thành theo hướng đa cực với nhiều trung tâm

3. Xu hướng chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển. Đây vừa là thời cơ và là thách thức đối với các dân tộc bước vào thế kỉ XXI.

Câu hỏi ôn tập kiến thức Lịch sử 9 bài 13

Hướng dẫn soạn sử 9 bài 13

Gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập trang 54 sách giáo khoa Lịch sử 9:

Câu 1 trang 54 sgk Sử 9

Tại sao nói: “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc”?

Trả lời

– Thời cơ: Là có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

– Thách thức: Nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ hòa tan.

– Là vì các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, văn hóa, nhân lực còn nhiều hạn chế với sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới. Việc giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Nếu không nắm bắt thời cơ thì sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt thời cơ nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn phù hợp sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

– Vì vậy mỗi dân tộc đều có những chính sách, đường lối phù hợp để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc.

– Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, đường lối phù hợp. Nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới.

Câu hỏi kiến thức sử 9 bài 13 thường gặp

Câu 1

Năm nào đánh dấu sự hình thành hệ thống XHCN thế giới?

Trả lời

1950 là năm đánh dấu sự hình thành hệ thống XHCN thế giới?

Câu 2

Địa danh nào sau đây chưa được xem là trung tâm tài chính của thế giới tư bản trong những năm 70 của thế kỉ XX?

Trả lời

Nam Âu chưa được xem là trung tâm tài chính của thế giới tư bản trong những năm 70 của thế kỉ XX?

Câu 3

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước nào đi đầu trong việc ủng hộ phong trào cách mạng thế giới và bảo vệ hòa bình thế giới?

Trả lời

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đi đầu trong việc ủng hộ phong trào cách mạng thế giới và bảo vệ hòa bình thế giới?

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM