Trang chủ

Lý thuyết Điện thế nghỉ

Xuất bản: 24/02/2020

Tham khảo tài liệu tổng hợp lý thuyết Sinh 11 bài 28, kiến thức cần nắm về Điện thế nghỉ giúp em học tốt môn Sinh lớp 11 phần Cảm ứng.

Bạn đang tìm kiếm tài liệu tổng hợp kiến thức về điện thế nghỉ? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Đọc tài liệu với những lý thuyết điện thế nghỉ cùng tổng hợp các dạng bài trắc nghiệm thường gặp. Đây sẽ là tài liệu học tập hữu ích cho học sinh và đồng thời giúp các thầy cô có thêm tài liệu hay phục vụ việc dạy học.

Cùng tham khảo nhé!

Tổng hợp lý thuyết bài 28 Sinh 11: Điện thế nghỉ

Mọi tế bào trong cơ thể đều có khả năng hưng phấn. Hưng phấn là sự biến đổi lí hóa xảy ra trong tế bào khi bị kích thích. Một số chỉ số quan trọng để đánh giá tế bào, mô hưng phấn hay không hưng phấn là điện tế bào. Điện tế bào bao gồm điện thế nghỉ và điện thế hoạt động.

I. KHÁI NIỆM ĐIỆN THẾ NGHỈ

- Điện thế nghỉ ở tế bào đang nghỉ ngơi, không kích thích.

Ví dụ : Điện thế nghỉ có ở tế bào cơ đang dãn nghỉ, ở tế bào thần kinh khi không bị kích thích

- Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía bên trong màng mang điện âm so với phía bên ngoài mang điện dương.

- Trị số điện thế nghỉ của tế bào thần kinh khổng lồ của mực ống là – 70mV ; của tế bào nón trong mắt ong mật là – 50mV.

II. CƠ CHẾ HÌNH THÀNH ĐIỆN THẾ NGHỈ

Điện thế nghỉ hình thành chủ yếu do 3 yếu tố sau đây :

- Nồng độ ion kali bên trong cao hơn bên ngoài tế bào

Bảng: Sự phân bố các ion kali và ion natri ở hai bên màng tế bào

IonNồng độ bên trong tế bào (mM)Nồng độ ở dịch ngoại bào (mM)
1505
15150

- Các cổng kali mở nên các K+ ở sát màng tế bào đồng loạt đi từ trong ra ngoài tế bào và tập trung ngay sát mặt ngoài màng tế bào, làm cho mặt ngoài màng tích điện dương so với mặt trong màng tích điện âm.



- Bơm Na – K vận chuyển K+ từ phía bên ngoài trả vào phía bên trong màng tế bào giúp duy trì nồng độ K+ bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào.

>>> Xem thêm hướng dẫn soạn Sinh 11 bài 28 chi tiết

Một số bài tập trắc nghiệm thường gặp về điện thế nghỉ

Câu 1. Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào

A. Không bị kích thích, phía trong màng mang điện dương và phía ngoài màng mang điện âm

B. Bị kích thích, phía trong mang mang điện dương và phía ngoài màng mang điện âm

C. Không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và phía ngoài màng mang điện dương

D. Bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và phía ngoài màng mang điện dương

Câu 2. Ở điện thế nghỉ, nồng độ K+ và Na+ giữa phía trong và phía ngoài màng tế bào như thế nào?

A. Ở trong tế bào, K+ có nồng độ thấp hơn và Na+ có nồng độ cao hơn so với bên ngoài tế bào

B. Ở trong tế bào, nồng độ K+ và Na+ cao hơn so với bên ngoài tế bào

C. Ở trong tế bào, K+ có nồng độ cao hơn và Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào

D. Ở trong tế bào, K+ và Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào

Câu 3. Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na - K chuyển

A. Na+ từ ngoài tế bào vào trong tế bào

B. Na+ từ trong tế bào ra ngoài tế bào

C. K+ từ trong tế bào ra ngoài tế bào

D. K+ từ ngoài tế bào vào trong tế bào

Câu 4. Điện thế nghỉ được hình thành chủ yếu do sự phân bố ion

A. Đồng đều, sự di chuyển của ion và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion

B. Không đều, sự di chuyển của ion và tính thấm không chọn lọc của màng tế bào với ion

C. Không đều, sự di chuyển của ion theo hướng đi ra và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion

D. Không đều, sự di chuyển của ion theo hướng đi vào và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion

Đáp án:

Câu 1: C

Câu 2: C

Câu 3: D

Câu 4: C

Tham khảo thêm:

----------------------------

Hy vọng với hệ thống kiến thức lý thuyết Điện thế nghỉ trên đây, các em sẽ có thêm một tài liệu học tập hữu ích để học tốt hơn môn Sinh 11. Ngoài ra đừng quên xem thêm những kiến thức khác trong phần Soạn Sinh 11 được cập nhật liên tục tại doctailieu.com. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM