Trang chủ

Lý thuyết Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp

Xuất bản: 17/02/2020

Tổng hợp lý thuyết Sinh 11 bài 10, kiến thức cần nhớ về ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp giúp em học tốt môn Sinh lớp 11 phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng.

Hệ thống kiến thức lý thuyết tiết ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp giúp các em nắm được kiến thức lý thuyết Sinh 11 bài 10 từ khái quát đến chi tiết để học tốt phần kiến thức này.

Kiến thức cần nắm bài 10 Sinh 11: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp

- Sự ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp tùy thuộc vào giống và loài cây.

- Các yếu tố môi trường không tác động riêng rẽ mà tác động một cách tổng hợp lên quang hợp.

- Thay đổi các điều kiện môi trường giúp đạt hiệu quả và năng suất cao nhất.

I. ÁNH SÁNG

- Ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp về 2 mặt: cường độ ánh sáng và quang phổ ánh sáng.

1. Cường độ ánh sáng

- Điểm bù ánh sáng: là cường độ ánh sáng (tối thiểu) mà tại đó cường độ quang hợp = cường độ hô hấp.

- Điểm bão hòa ánh sáng: là cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt cực đại. Tại điểm bão hòa ánh sáng, nếu cường độ ánh sáng có tăng hơn thì cường độ quang hợp cũng không tăng lên.

- Trong khoảng từ Điểm bù ánh sáng đến Điểm bão hòa ánh sáng thì cường độ quang hợp cũng tăng theo tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.

Hình 1. Sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đối với quang hợp phụ thuộc vào nồng độ CO₂

Khi nồng độ CO₂ thấp, tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp tăng không nhiều.

Khi nồng độ CO₂ tăng lên thì tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp tăng lên rất mạnh

Tại trị số nồng độ CO₂ thích hợp, Khi cường độ ánh sáng đã vượt qua điểm bù. Cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến điểm bão hòa ánh sáng.

Tại điểm bão hòa ánh sáng, nếu tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp không tăng.

Hình 2. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến cường độ quang hợp khi nồng độ CO₂ tăng

2. Quang phổ ánh sáng

- Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến cường độ quang hợp.

- Quang hợp diễn ra mạnh ở vùng tia đỏ và tia xanh tím:

+ Tia xanh tím kích thích sự tổng hợp các axit amin, prôtêin

+ Tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat.

- Thành phần ánh sáng biến động theo thời gian trong ngày. Buổi sáng sớm và buổi chiều, ánh sáng chứa nhiều tia đỏ hơn. Buổi trưa, các tia sáng có bước sóng ngắn hơn (tia xanh, tia tím) tăng lên.

- Trong rừng rậm, ánh sáng thay đổi theo tán rừng. Dưới tán rừng chủ yếu là ánh sáng khuếch tán, các tia đỏ giảm đi rõ rệt. Cây mọc dưới tán rừng thường chứa nhiều diệp lục b giúp hấp thụ được các tia sáng có bước sóng ngắn hơn.

- Trong môi trường nước, thành phần ánh sáng biến động theo chiều sâu.



Hình 3. Cường độ hấp phụ ánh sáng của các loại sắc tố quang hợp

Xem thêm hướng dẫn Soạn Sinh 11 bài 10 đầy đủ

Một số bài tập trắc nghiệm về ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp

Câu 1. Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó, cường độ quang hợp

A. lớn hơn cường độ hô hấp.

B. cân bằng với cường độ hô hấp.

C. nhỏ hơn cường độ hô hấp.

D. lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp.

Câu 2. Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp

A. kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.

B. bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.

C. lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.

D. nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam.

Câu 3. Điểm bão hòa ánh sáng là cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt

A. cực đại.

B. cực tiểu.

C. mức trung bình

D. trên mức trung bình.

Câu 4. Nhận định nào sau đây đúng?

A. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO₂ thuận lợi cho quang hợp.

B. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO₂ thuận lợi cho quang hợp.

C. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO₂ thuận lợi cho quang hợp.

D. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO₂ thuận lợi cho quang hợp.

Câu 5. Những phát biểu nào đúng trong các phát biểu sau?

(1) Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.

(2) Cây quang hợp mạnh nhất ở miền ánh sáng đỏ sau đó là miền ánh sáng xanh tím.

(3) Nồng độ CO₂ càng tăng thì cường độ quang hợp càng tăng.

(4) Nồng độ CO₂ tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, nồng độ CO₂ tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.

(5) Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh thường đạt cực đại ở 25 - 35⁰C rồi sau đó giảm mạnh.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1) và (4).

B. (1), (2) và (4).

C. (1), (2), (4) và (5).

D. (1), (2), (3), (4) và (5).

Đáp án:

Câu 1: B

Câu 2: C

Câu 3: A

Câu 4: C

Câu 5: C

Xem thêm:

**************

Trên đây là những kiến thức cơ bản mà em cần nắm trong tiết học Sinh 11 bài 10 về ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp. Ngoài ra bạn hãy tham khảo thêm phần Soạn Sinh 11 với nội dung hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận và bài tập SGK ở phía dưới đây nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM