Trang chủ

Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa trang 82

Xuất bản: 10/07/2019 - Tác giả:

Soạn bài Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa trang 82 SGK Tiếng Việt 5 tập 1 được tổng hợp đầy đủ kiến thức chung về từ nhiều nghĩa, phân biệt các nghĩa khác nhau của từ nhiều nghĩa.

Nội dung hướng dẫn Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa trang 82 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 không chỉ đơn giản là tổng hợp kiến thức cần nhớ về từ nhiều nghĩa, Đọc tài liệu còn hướng dẫn chi tiết về các ý nghĩa khác nhau của từ nhiều nghĩa để các em học sinh rèn luyện kĩ năng, tư duy ngôn ngữ.


Kiến thức chung cần nhớ

1. Khái niệm về từ nhiều nghĩa

Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và có một hay nhiều nghĩa chuyển khác. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa (bao gồm cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển) bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

2. Ví dụ về từ nhiều nghĩa

"Chân" là từ nhiều nghĩa, trong đó

- Nghĩa gốc: Chân chỉ một bộ phận trên cơ thể động vật (kể cả con người).

Ví dụ: Bạn Nam bị gãy chân khi đang đá bóng.

- Nghĩa chuyển: Chân để chỉ những bộ phận của đồ vật, sự vật tiếp xúc gần nhất với mặt đất

Ví dụ: Chân bàn học của em được sơn màu vàng./Đường chân trời lúc chiều tà ửng một màu tím hồng.

Với những kiến thức chung cần ghi nhớ về từ nhiều nghĩa ở trên, các em cần nắm vững để nhận biết từ nhiều nghĩa và phân biệt nghĩa gốc - nghĩa chuyển của các từ ngữ đó. Vì vậy mà Đọc tài liệu cũng đã tiếp tục biên soạn phần gợi ý giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 82 để các thầy cô, các phụ huynh giúp các em hiểu thêm phần kiến thức quan trọng này.

Hướng dẫn giải bài tập SGK

Câu 1 (trang 82 sgk Tiếng Việt 5): Trong các từ in đậm sau đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa?

Hướng dẫn làm

- Từ đồng âm:

+ Lúa ngoài đồng đã chín vàng.

+ Tổ em có chín học sinh.

+ Nghĩ cho chín rồi hãy nói.

+ Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại.

+ Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt.

+ Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp.

+ Những vạt nương màu mật

Lúa chín ngập lòng thung.

+ Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre.

- Từ nhiều nghĩa:

+ Lúa ngoài đồng đã chín vàng.

+ Nghĩ cho chín rồi hãy nói.

+ Những vạt nương màu mật

Lúa chín ngập lòng thung.

+ Vạt áo chàm thấp thoáng

Nhuộm xanh cả nắng chiều.

Câu 2 (trang 82 sgk Tiếng Việt 5): Trong mỗi câu thơ, câu văn sau của Bác Hồ , từ xuân được dùng với nghĩa như thế nào?

Hướng dẫn làm

a) Mùa xuân (1) là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (2).

- xuân (1) chỉ thời tiết. "Mùa xuân" là mùa đầu tiên trong bốn mùa.

- xuân (2) có nghĩa là tươi đẹp.

b) Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng : "Nhân sinh thất thập cổ lai hi", nghĩa là "Người thọ 70, xưa nay hiếm." (…) Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp.

- "xuân" chỉ tuổi tác của con người.

Câu 3 (trang 83 sgk Tiếng Việt 5): Dưới đây là một số tính từ và những nghĩa phổ biến của chúng. Em hãy đặt câu để phân biệt các nghĩa của một trong các từ nói trên.

Hướng dẫn làm

a) Cao

- Cao chiều cao lớn hơn mức bình thường.

M : Hà An mới học lớp 4 mà em đã cao 1 mét 50

- Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường.

M : Tỉ lệ học sinh khá giỏi ở trường em năm nay tăng cao.

b) Nặng

- Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường.

M : Bé mới bốn tuổi mà bế đã nặng trĩu tay.

- Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường.

M : Không khí trong cuộc họp thật nặng nề, ai nấy đều căng thẳng.

c) Ngọt

- Có vị như vị của đường, mật.

M : Em thích ăn bánh ngọt.

- (Lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe.

M : Cô giáo em có giọng nói thật ngọt ngào.

- (Âm thanh) nghe êm tai.

M: Tiếng đàn cất lên nghe thật ngọt.

***

Với nội dung hướng dẫn Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa trang 82 lớp 5 với đầy đủ cả lý thuyết và hướng dẫn vận dụng, thực hành do Đọc tài liệu sưu tầm và biên soạn, hi vọng các em học sinh lớp 5 sẽ học giỏi môn Tiếng Việt hơn nữa, đạt điểm cao hơn nữa trong năm học này.

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM